Điểm tin thời sự Âu-Mỹ-Hoa

6
ẢNH TƯ LIỆU: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 6/11/2019. (REUTERS/Jason Lee/Pool/File Photo© Thomson Reuters)

Tập đi châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến châu Âu trong tuần này giữa lúc chiến tranh Ukraine vẫn tiếp diễn và nước Mỹ sẽ bầu cử Tổng thống vào tháng 11.

Đây là lần đầu tiên sau 5 năm ông Tập mới trở lại châu Âu. Lần trước, một trong những “thành tựu nổi bật” của ông Tập là đã thuyết phục Ý trở thành quốc gia G-7 đầu tiên ký Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI); nhưng Ý đã rút lui khỏi BRI vào năm ngoái, vì cho rằng sáng kiến này “không mang lại lợi ích như đã hứa“.

Chặng đầu tiên của ông Tập là Paris, trên danh nghĩa đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao Pháp-Trung. Tổng thống Emmanuel Macron đã “nhắc lại sự cần thiết” của châu Âu để “tái cân bằng quan hệ thương mại với Trung Quốc”. Pháp và Trung Quốc tuần trước đã đồng ý để quân đội hai nước hợp tác hàng hải và trên không.

Chặng tiếp theo là Serbia, kỷ niệm 25 năm NATO đánh bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. “Sự kiện lớn” đó đã khiến Serbia phát triển mối quan hệ hữu nghị lâu dài với Trung Quốc.

Chặng cuối là Hungary, thành viên EU đầu tiên tham gia BRI của ông Tập. Thủ tướng Viktor Orbán là nhà lãnh đạo EU duy nhất dự một hội nghị ở Bắc Kinh về BRI, và đã có “đầu tư và quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc” trong lúc mối quan hệ của ông với EU vẫn còn gai góc. Hồi tháng 2, Hungary đã công bố một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc cho phép cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở Hungary.

Các nhà bình luận cho rằng Serbia và Hungary “có thể sẽ có phần thưởng bằng một số thỏa thuận đầu tư và các thỏa thuận khác”, nhưng “ít người mong đợi nhiều tiến bộ thực sự” khi ông Tập ở Pháp.

Tư thế của ông Tập đã thay đổi nhiều so với cách nay 5 năm.

Khi đó, Trung Quốc chưa phóng tàu vũ trụ không người lái để lấy đá và đất từ phía xa của mặt trăng, từ trước tới giờ chưa có nước nào thực hiện một hành động “khủng” như vậy.

Khi đó, các phi hành gia của Trung Quốc trong các phi vụ Thần Châu chưa thay phiên nhau mỗi 6 tháng lên công tác trên trạm không gian lơ lửng trên trời và trở về trái đất như đi chợ.

Khi đó, tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc chưa đủ độ tin cậy và ổn định như đợt kiểm tra vừa qua ở Thượng Hải. Với lượng giãn nước 80.000 tấn, Phúc Kiến qua mặt các tàu Sơn Đông và Liêu Ninh trước đó về kích thước và năng lực.

Quan trọng hơn cả, khi đó chưa có chiến tranh Ukraine. Trung Quốc “tuyên bố trung lập” trong cuộc chiến, nhưng chỉ vài ngày trước khi cuộc xâm lược bắt đầu, ông Tập và Putin tuyên bố hai nước có “tình hữu nghị không giới hạn”. Kể từ đó, Trung Quốc đã “không gọi cuộc tấn công của Nga là một cuộc xâm lược” và thậm chí còn cung cấp cho Nga công nghệ quân sự. Ông Tập dự kiến sẽ tiếp đón ông Putin ngay sau khi ông trở về Bắc Kinh, khiến châu Âu nghi ngờ thêm về tình hữu nghị không giới hạn đó.

Trước đây, Việt Nam có một Chủ tịch nước có bí danh Sáu Phong tuyên bố mình đến Mỹ là để “phân hóa nội bộ” người Mỹ. Chắc lần này chuyến đi châu Âu của Tập cũng không ngoài mục đích đó, vì cùng xuất thân từ lò Mác-xít.

Có thể Tập sẽ nói với các nước EU muốn giải quyết chiến tranh Ukraine thì hãy nghe lời ngộ, bởi vì ngộ đang nắm thằng Putin trong tay, ngộ buông ra là nó chỉ có chết, ai cũng ruồng bỏ nó nên bây giờ nó bám vào ngộ còn hơn đỉa.

Có thể Tập sẽ nói với các nước EU không nên tin tưởng vào Mỹ nữa, vì bây giờ Mỹ yếu lắm, Cộng Hòa và Dân Chủ chơi nhau sát ván, thậm chí ngay trong nội bộ Cộng Hòa cũng mất đoàn kết nặng, các bạn còn chờ gì nữa mà không đi theo ngộ?

Dư âm chuyến đi của Blinken

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã rời Bắc Kinh tuần trước, nhưng chuyến đi của ông vẫn còn điều qua tiếng lại sau khi về Mỹ.

Theo lời Gordon Chang, nhà phân tích người Mỹ gốc Tàu, trước khi Blinken đến Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc tung tin đồn Blinken đến lần này là để “ăn mày”. Trung Quốc còn cho bắn hai quả tên lửa đạn đạo trước giờ máy bay của Blinken hạ cánh xuống Thượng Hải mà không nói lý do; và ngay khi Blinken rời Bắc Kinh hôm thứ Sáu thì qua ngày hôm sau, Trung Quốc cho 22 máy bay quân sự khơi khơi bay vòng quanh Đài Loan.

Trong khi tiếp Blinken, trước mặt bá quan văn võ, báo chí trong và ngoài nước, Tập hỏi Blinken “Chừng nào ngài trở về Mỹ?”, Blinken trả lời “Chiều nay (sau khi gặp Tập), thưa ngài”, Tập nói ngay “Tốt.” Mọi người đều nghe rõ ràng, và choáng váng.

Trước giờ, đã có tin đồn Vương Nghị coi thường Blinken, vì khi họ Vương đã là ngoại trưởng thì Blinken chỉ là Phó Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Obama; nay, trước thái độ kiêu ngạo, cọc cằn, thô lỗ, kém phong cách ngoại giao của Tập càng khiến cho phía Mỹ giận tím mặt.

Một tút đăng trên X có nội dung “Sự sỉ nhục: Blinken rời Trung Quốc nhưng chỉ có đại sứ Mỹ nói lời chia tay tại sân bay” đã thu hút gần 30.000 lượt xem vào chiều thứ Bảy.

Tút này đã bị xóa, nhưng có tút khác của một cư dân mạng khác: “Ngoại trưởng Mỹ Blinken rời Bắc Kinh để trở về Mỹ tối nay, nhưng chúng tôi không cử ai tiễn ông ấy”. Kèm theo tút này là một bức ảnh chỉ có hai ông Blinken và Đại sứ Nicholas Burns bắt tay từ biệt trên đường băng.

Vào lúc vụ này tiếp tục lan truyền vào thứ Bảy, Tân Hoa Xã của Trung Quốc, dường như muốn giải quyết êm, đã đăng trên X một bức ảnh ông Blinken bắt tay với ông Yang Tao ngay trước khi lên máy bay. Kèm theo ảnh là dòng chữ: “Theo nghi lễ ngoại giao, ông Dương Đạo, Vụ trưởng Vụ châu Mỹ và châu Đại Dương đã có mặt tại sân bay để tiễn ông Blinken khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc chuyến đi Trung Quốc. Ông Dương Đạo cũng có mặt ở đó để đón khi ông Blinken đến Bắc Kinh. Bất kỳ khẳng định nào ngược lại đều sai”.

Cũng may là cuộc đón đưa này không có thảm đỏ, nếu có, không chừng ông Dương Đạo đã đi trên thảm đỏ, đẩy ông Blinken ra ngoài.

Tại Washington, Ryan Hass, chuyên viên châu Á tại Viện nghiên cứu Brookings, bàn trên X rằng: “Thời gian sẽ trả lời chuyến đi này của Blinken có mang lại kết quả hay không. Không ai trong chính phủ Mỹ rảnh để xem ai đã đứng trên đường băng khi Blinken đến hay đi”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối thảo luận về vấn đề này khi được hỏi.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói với Newsweek: “Trung Quốc hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken theo lời mời của Ngoại trưởng Vương Nghị. Ông Vương đã hội đàm với ông Blinken trong năm tiếng rưỡi. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế và khu vực”.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos , nhiều người Mỹ tin rằng Trung Quốc sử dụng TikTok để nhào nặn dư luận Mỹ, vào lúc Hoa Kỳ tiến gần hơn đến việc muốn cấm cái app này hoạt động trên đất Mỹ.

Khoảng 58% số người được hỏi trong cuộc thăm dò kéo dài hai ngày, đồng ý với câu nói Trung Quốc đang sử dụng TikTok, thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, để “gây ảnh hưởng đến dư luận Mỹ”. Khoảng 13% không đồng ý, và phần còn lại không chắc chắn hoặc không trả lời câu hỏi.

Thậm chí nhiều người còn cho rằng Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lên các cuộc biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ hiện nay. Phong trào sinh viên biểu tình chống Isreal, ủng hộ Hamas đang bùng lên tại Hoa Kỳ, tương tự như phong trào biểu tình chống chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960.

Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố hôm thứ Tư, cho thấy nhiều người Mỹ có cái nhìn bất lợi về Trung Quốc.

Khoảng 42% những người được hỏi coi Trung Quốc là kẻ thù của Mỹ – tỷ lệ cao nhất kể từ khi Pew bắt đầu đặt câu hỏi vào năm 2021. Cách đây hai năm, tỷ lệ này chỉ có 25%.

Châu Quang

 

 

6 BÌNH LUẬN

  1. Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Nhưng thực tế sau 49 năm thì đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của Việt Cộng thì tụt hậu rất nhiều so với các nước lân bang. Thí dụ rõ ràng nhất là Nam Hàn thập niên 1960 tình trạng phát triển ngang tầm với Việt Nam Cộng Hòa, nhưng bây giờ thì Nam Hàn đã trở thành cường quốc trên thế giới. Và trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn 2 quốc gia đối nghịch là Bắc Hàn và Nam Hàn. Tình trạng đói kém của Bắc Hàn so với Nam Hàn cho thấy sự tai hại của chủ nghĩa Cộng sản khi áp dụng vào Bắc Hàn. Và nước Việt Nam dưới cái tên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam- một danh xưng rỗng tuếch mà Việt Cộng từng tự hào, cũng xuống cấp thê thảm so với lân bang.

    Người Việt Nam ở Singapore đang đối diện làn sóng kỳ thị ngày càng tăng kể từ năm 2021, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Nhiều người Việt Nam, nhất là phụ nữ sinh sống ở Singapore đã thông báo về việc bị gọi với các từ ngữ miệt thị khi đang đi trên đường phố, bởi vì được cho là “hành nghề KTV” (ám chỉ những cô gái hành nghề spa, massage, bar…).
    Theo đài Á Châu Tự Do (RFA), trên mạng xã hội, nhiều người Singapore đã đăng tải và chia sẻ các nội dung có tính phân biệt đối xử, thậm chí là chủng tộc, nhắm vào cộng đồng người Việt Nam ở nước này.
    Chẳng hạn, một doanh khoản mạng xã hội ở Singapore đăng thông tin kêu gọi người Singapore tránh xa những người mang những họ tên đặc trưng của người Việt.
    Ngạo nghễ quá Việt Nam ơi

  2. Hỏng có tin chi về VIET CỘNG……..sụp huh? đồng chí Quang?, kakakkaka

    Tàn Dư Ngụy Cock lại buồn muôn kiép , akkakkaka

    • Hey thằng ngu
      Có biết đọc không?
      Điểm tin thời sự Âu-Mỹ-Hoa“
      Sao ngu vậy ku phét?
      Tụi csvn nghèo, chuyên ăn xin, còn thua cả Bangladesh thì báo nào nó thèm điểm tin
      Tụi csvn chỉ thích ăn mày dĩ vãng, oánh vài đế quốc to, cho nên không phát triển
      Thế giới nhìn hiện tại, hướng tới tương lai cho nên phát triển nhanh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên