Phải nói ngay, dưới chế độ cộng sản không hề có chuyện nghệ thuật giải trí đơn thuần. “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” chỉ có ở thời phong kiến và các nước đang theo thể chế Tự do. Còn “nghệ thuật” của cộng sản là phải phục vụ cho tuyên truyền đường lối chủ trương của đảng!
Chương trình giáo dục cũng như thế. Cụ thể là cái khăn quàng đỏ vẫn đang cột vào cổ trẻ thơ, đó là chưa nói đến thời chiến tranh, đáp số các bài toán cộng/trừ là giết được bao nhiêu tên Mỹ Ngụy ác ôn!
Đoàn Giỏi viết Đất Rừng Phương Nam, theo wikipedia là viết theo đơn đặt hàng. Trích:
“Tháng 2 năm 1957, Đoàn Giỏi nhận được đặt hàng (người viết tô đậm) của Hội văn nghệ Việt Nam viết một tác phẩm về thiếu nhi Nam Bộ, thời gian viết trong 4 tháng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 5, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhắc lại yêu cầu này và nhấn mạnh thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng, Đoàn Giỏi mới bắt đầu viết. Chỉ trong một tháng, ông đã kịp hoàn tất tác phẩm đúng thời gian dự kiến. Tác phẩm được xuất bản ngay thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng…”
Bây giờ Đất Rừng Phương Nam được đầu tư lớn để thành phim, là một đơn đặt hàng mới và xịn. Vì thế được guồng máy truyền thông nhà nước ca ngợi rầm rộ.
Với khán giả nhỏ tuổi thì ai đó đã lặng lẽ chỉ thị cho một số trường sẵn sàng đặt vé cho học sinh cả trường đi xem. Với khán giả lớn tuổi thì đã có Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn, là tên hai bang hội của người Hoa, để chứng minh người Hoa từng gắn bó với lịch sử phương Nam thời khai phá (?) Như thế thì trang phục của một số nhân vật chính trong phim đâu phải “có vẻ” Tàu (?)
“Người Tàu đã cùng khai phá đất phương Nam” (?) so với hiện tình thời sự về kinh tế, chính trị của đất nước thì mỗi người có suy nghĩ riêng. Nhưng phải cảm ơn ông Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng, vì ông đã làm sáng tỏ được cốt lõi của vấn đề mà dư luận đang sôi nổi với câu nói hùng hồn “cần xử lý người bôi xấu phim Đất rừng phương Nam”.
Vâng, chỉ thuần Văn hóa thì ai cũng biết việc khen/chê là rất bình thường. Nhưng dám lật tẩy âm mưu tuyên truyền của đảng thì phải bị xử lý! Đã có lưỡi gươm 331 của Bộ luật hình sự đang treo lửng lơ trên đầu mọi người!
Bây giờ thử nghĩ tại sao có đơn đặt hàng mới và xịn
Từ khi chiếm được miền Nam thì người miền Nam bị người miền Bắc cai trị, họ trở thành công bộc. Những năm đầu tài sản bị cướp trắng mà cướp công khai. Lãnh đạo cướp châu báu vàng, bạc, kim cương, cấp thấp hơn cướp đồ đạt mọi thứ chở về Bắc. Những năm kế tiếp người miền Bắc tràn vô chiếm giữ cơ sở thương mại, nhà cửa, đất đai. Theo thời gian họ trở thành giai cấp chủ nhân ông!
Công nhân bị bóc lột, nông dân bị cướp đất, nghèo đói quanh năm dù sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, là vựa lúa cả nước. Sài Gòn (biểu hiện bị trị rõ ràng nhứt) là phải nộp về trung ương 82% lợi nhuận nên không còn kinh phí đầu tư cho cho cơ sở hạ tầng. Con đường huyết mạch với miền Tây thì giao thông kẹt cứng vì không được mở mang, sửa chữa. Trong khi đó hạ tầng cơ sở khắp miền Bắc được đầu tư tối đa. Có nơi đường cao tốc trở thành sân phơi lúa, trâu bò đi. Có nơi thành bãi chứa rác
Khái quát như thế để hiểu được tâm trạng người miền Nam. Và việc phải đến, đó là vụ tổng đình công bạo động của công nhân xuất phát từ Bình Dương, vụ biểu tình của hàng chục ngàn người chống dự luật đặc khu và luật an ninh mạng lan ra cả nước. Tiếp đến là thảm cảnh hàng trăm ngàn người bồng bế nhau tìm mọi cách chạy trốn khỏi Sài Gòn vì chủ trương zero covid, “mỗi nhà một pháo đài…” mà hậu quả lò thiêu quá tải, xác thiêu không kịp!
Bao nhiêu biến cố dữ dội và dồn dập như thế nên chế độ cai trị phải tìm cách xoa dịu người miền Nam. Xây dựng hạ tầng cơ sở đang được quảng bá rầm rộ. Phim Đất Rừng Phương Nam phải nằm trong chiều hướng chung đó để góp phần giải tỏa sự dồn nén.
Thế nhưng, khen Đất Rừng Phương Nam “là một bản anh hùng ca” mà chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 1920 – 1930 (như luận điểm của nhóm người bảo vệ phim) là không ổn. Đó là vấn đề. Vấn đề cốt lõi. Vì từ sau 1930 trở đi người phương Nam vẫn ra sức phát triển và bảo vệ những gì có được, đặc biệt tinh thần chống Pháp và chống cộng sản của đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo. Càng hơn thế nữa, là nhờ bản chất đôn hậu bẩm sinh nên người phương Nam hấp thụ dễ dàng được văn hóa khai phóng của phương Tây trở thành xã hội tư bản, văn minh và thịnh vượng.
Trước năm 1975 nếu đi trên đường Nguyễn Văn Thoại (bây giờ là Hoàng Văn Thụ), từ Lăng Cha Cả về hướng Chợ Lớn, phía tay mặt ngay trước khi đến ngã tư Bảy Hiền, mọi người đều thấy khu nghĩa địa có hàng rào, có logo của nước Pháp, mả sơn trắng mà người Nam nói gọn là Mả Tây, rất đẹp và yên tĩnh. Vào đó là một khung cảnh yên bình thật sự dành người chết dù họ từng là kẻ xâm lăng.
Trái lại, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, bức tượng Thương Tiếc tưởng niệm hơn 16 ngàn quân nhân VNCH yên nghỉ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị húc đổ ngay. Dù họ là con dân miền Nam chết vì bảo vệ chính quê hương của họ chứ không hề đặt chân ra phía Bắc gây căm thù vẫn bị quân quản suốt mấy mươi năm liền. Sau đó, để đối phó phản ứng gay gắt của công luận, giới cầm quyền lại chơi trò chữ với nghĩa, đổi tên thành Nghĩa trang Bình An! Hiện tại thì mồ mả con dân miền Nam có được “Bình An” không khi vẫn tiếp tục bị quân quản trá hình? Xin vào link đính kèm đọc bài của đài VOA
Hình ảnh khác biệt của hai nghĩa trang nói trên đã nói lên tất cả. Bản chất cộng sản không còn có thể che dấu được “dưới ánh mặt trời” internet. Đất Rừng Phương Nam hay Đất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của người phương Nam cũng đều thấm đẫm máu xương khai phá và bảo vệ, dứt khoát không thể dùng âm mưu mị dân mà phải được kính trọng.
(Veterans day 11/11/2023)
Nghĩa trang, lăng mộ nghìn tỷ. Hết đất của dân.
Tượng đài nghìn tỷ, lấy hết đất của dân.
Cộng Sản tham nhũng đất, độc tài chiếm đất.
VC Bắc nắm đầu VC Nam và bòn rút miền Nam
Người VN hải ngoại đừng bao giờ đem tiền gởi tiền về VN nhất là khu vực miền Nam. Vì làm như vậy thì bọn VC sẽ bòn rút bóc lột trở lại và đem về gọi là “xây dựng” miền Bắc. Tuy nhiên, tiền bạc sẽ chui vào túi bọn VC Bắc một phần, phần còn lại sẽ bị tiêu phí vì những công trình ấm a ấm ớ mang màu sắc rất pê đê đồng bống mô hình tà thuật fengshui phong thủy của bọn Tàu cộng vừa phản văn hóa vu8à phản môi trường thiên nhiên.
Đừng bao giờ ngu ngốc thiếu suy nghĩ đem tiền nuôi bọn VC bản chất láo khoét, khủng bố, và phá hoại không bao giờ thay đổi.
Khu đô thị thông minh Đông Anh Hà Nội là gì?
Là mô hình phong thủy 2 trái bầu 1 con tôm. Y chang lun.
Trước đây VC thông qua PNV với logo Vinfast hình chữ V giống y chang cái lồm bà bống trụi lông xui bỏ mẹ. Bây giờ không biết thằng nào lại chơi xỏ mô hình đô thị fengshui “2 trái bầu 1 con tôm” (2 hòn rái 1 con cu), Thiến Heo bảo đảm là sẽ bị xúi quẩy. Ha ha ha
Người Việt hải ngoại quá….thật thà, phim đất rừng phương nam do tụi tàu mọi……..đạo diễn trong bóng tối……____ rồi đây sẽ có phim điện biên phủ đểu….tàu cộng sẽ là nhân vật chính và phim 1975 cũng là tàu cộng và Nga cộng là chính, tụi Việt cộng tộc cối chỉ là con chốt lăng xăng, vậy mà không hiểu…..Tóm lại nếu để người Việt chửi quá nhiều phim đất rừng phương nam tức là Trọng lú xúi dân chửi tập cận bình, cho nên cuốc hội thái thú của tộc cối Việt cộng ra lệnh dập tắt……Và đồng thời tung dư luận viên bò đỏ lên…..đổi thừa anh nọ chị kia để người Việt chửi người Việt mà quên đi thằng tàu cộng mọi trong bóng tối chỉ đạo….Tóm lại mọi người có chửi thì chửi thằng tàu cộng mọi đứng sau ném đá dấu tay…..tổ cha thằng tàu mọi, khốn nạn thằng trọng lú thái thú tàu, chửi như vậy á….nay kính.
Phim “Đất rừng phương Nam 2023” là phim Việt Cộng quãng-cáo cho cha-thầy Tàu Cộng.
Trong phim này, Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn được đẫy lên là hai tỗ-chức chống Pháp hàng đầu ở Nam Bô.
Tóm lại, phim Đất rừng phương Nam 2023 là phim bán nước.
Cám ơn bài viết trên của ông Hồ Phú Bông!
Và xin trích một bài viết khác từ VOA.
Trích từ VOA tiếng Việt:
“Nghĩa trang Biên Hòa: Di sản chiến tranh ‘chưa được Đảng Cộng sản giải quyết’
Trong bức thư gửi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Marc Knapper, Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng “đáng buồn” của Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi yên nghỉ của hơn một chục nghìn binh sỹ từng chiến đấu cho lực lượng Việt Nam Cộng hòa và là di sản chiến tranh mà bà Steel cho là chưa được chính phủ Việt Nam giải quyết.
Nghĩa trang Biên Hòa, một trong những nghĩa trang quân đội quốc gia của miền Nam Việt Nam được xây dựng năm 1965, hiện đã được đổi tên thành Nghĩa trang Bình An sau khi quân miền Bắc tiếp quản khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975.
“(Nghĩa trang này) trở thành nơi an nghỉ của khoảng 12.000 binh sỹ miền Nam Việt Nam,” Dân biểu Steel, đại diện cho địa hạt 45 ở California – nơi có đông người Việt sinh sống, nói trong bức thư gửi ĐS Knapper. “Nhiều người lính an nghỉ tại nghĩa trang này không chỉ chiến đấu anh dũng bên cạnh binh sỹ Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam mà còn có con cháu hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ.”
Trong bức thư đề ngày 29/9, bà Steel, từng là chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Cam – nơi có cộng đồng người Việt sinh sống nhiều nhất ở Mỹ – trước khi trở thành dân biểu liên bang vào năm 2020, nói rằng Biên Hòa là nghĩa trang quân đội quốc gia duy nhất còn sót lại ở tỉnh Bình Dương bởi vì “Đảng Cộng sản Việt Nam đã phá hủy tất cả các nghĩa trang quốc gia khác của quân đội miền Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975.”
Bà Steel, trong một lần trả lời phỏng vấn Viet My Magazine vào năm 2020, nói rằng gia đình bà “là nạn nhân của chế độ Cộng sản Bắc Hàn” và cũng từng là người tị nạn cộng sản như người Việt nên hiểu rõ hoàn cảnh của người Việt ở Mỹ.
Là một thành viên của Ủy ban Việt Nam ở Quốc hội Mỹ, bà Steel, đã cam kết tập trung vào quan hệ song phương Mỹ-Việt và những vấn đề quan trọng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Bà cũng đã cùng các thành viên của nhóm này giới thiệu một dự luật lưỡng đảng nhằm buộc các quan chức Việt Nam phải chịu trách nhiệm vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Theo bà Steel, dù đã có nhiều cá nhân và tổ chức phi lợi nhuận “làm việc mệt mỏi để bảo vệ sự trang nghiêm của Nghĩa trang Biên Hòa” nhưng “tình trạng chung vẫn còn ảm đạm khi rễ cây xuyên qua và hệ thống thoát nước kém đã hủy hoại các ngôi mộ ở mức báo động.”
Ông Kevin Đặng, phó chủ tịch ngoại vụ của Sáng hội Việt Mỹ (VAF) và đã cùng Đại sứ Knapper đi thăm nghĩa trang Biên Hòa hôm 13/10, cho biết những lo ngại của bà Steel là đúng.
“Tình trạng của nghĩa trang hiện giờ xuống cấp rất trầm trọng,” ông Kevin nói với VOA hôm 1/11. “Tổng cộng có hơn 16.000 ngôi mộ và mặc dù đã được xây cất bằng xi măng nhưng vì cây cối mọc quá nhiều và nhiều cây giờ đã thành cổ thụ nên rễ cây to và lớn đã ăn sâu vào huyệt đạo của các ngôi mộ.”
VAF, với sự hỗ trợ tài chính của các nhà hảo tâm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và hải ngoại, đã xây các ngôi mộ bằng xi măng vào năm 2014, theo ông Kevin cho biết.
Bà Lê Đăng Ngô Đồng, một người Việt đang sinh sống ở San Diego, California, cũng mới đến thăm Nghĩa trang Biên Hòa trong dịp về Việt Nam hôm 3/8 và thấy tình trạng tương tự.
“(Các ngôi mộ) đều rêu phong phủ kín, hoang tàn. Đền Tử sỹ ở gần nghĩa trang cũng chung số phận: tiêu điều và đổ nát,” bà Ngô Đồng nói với VOA hôm 1/11.
Mô tả về tình trạng xập xệ và hoang tàn của Nghĩa trang Biên Hòa trong cuốn sách “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” (Không gì là không thể: Quá trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam) ra mắt vào năm 2021, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius viết rằng “những tấm bê tông vỡ vụn che phủ nhiều ngôi mộ” và “cỏ mọc um tùm quanh những tấm bia mộ.”
Bà Steel ủng hộ việc khôi phục nghĩa trang hiện là nơi yên nghỉ của các quân nhân miền Nam Việt Nam đã hy sinh, điều mà dân biểu Mỹ cho là sẽ giải cứu một khía cạnh di sản và văn hóa quan trọng.
“Vì di sản này của Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa được Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết, tôi đề nghị (Đại sứ Knapper) nêu vấn đề của Nghĩa trang lịch sử Quân đội Biên Hòa với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và xin văn bản cho phép tiếp cận và cải thiện điều kiện tại nghĩa trang,” bà Steel viết trong bức thư gửi ông Knapper.
VOA đã gửi yêu cầu bình luận tới Đại sứ Knapper. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói họ sẽ sớm hồi đáp. Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Bình Dương không trả lời yêu cầu bình luận của VOA.
Ông Kevin cho biết Đại sứ Knapper, trong chuyến thăm đầu tiên tới Nghĩa trang Biên Hòa hôm 13/10, đã được chứng kiến tình trạng xuống cấp của các ngôi mộ. Ông cùng bà Susan Burns, tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam, đã lắng nghe ông Kevin giải thích về việc vì sao cần phải trùng tu gấp nghĩa trang này.
“Tôi thấy ông đại sứ (Knapper) và bà Susan Burns rất là lo ngại và quan tâm đến sự xuống cấp trầm trọng của Nghĩa trang Biên Hòa,” ông Kevin nói. “Nếu như tình trạng này mà chúng ta không tu sửa lại thì trong vòng một thời gian rất là ngắn, các ngôi mộ sẽ bị nứt vì rễ cây và các ngôi mộ sẽ bị xoáy mòn vào các huyệt đạo vì nước mưa.”
Di sản cho sự hòa giải
Những người lính VNCH đang chôn cất một đồng đội trước sự chứng kiến của gia đình người đã khuất tại Nghĩa trang Biên Hòa ngày 29/2/1972, 3 năm trước khi chính quyền miền Bắc tiếp quản nghĩa trang khi Sài Gòn sụp đổ.
Những người lính VNCH đang chôn cất một đồng đội trước sự chứng kiến của gia đình người đã khuất tại Nghĩa trang Biên Hòa ngày 29/2/1972, 3 năm trước khi chính quyền miền Bắc tiếp quản nghĩa trang khi Sài Gòn sụp đổ.
Nghĩa trang Biên Hòa là chương mở đầu trong cuốn sách của ĐS Osius về sự hòa giải và hàn gắn trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
“Liệu nghĩa trang bụi bẩn và bị bỏ hoang nằm ở phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có thực sự là một điểm quan trọng trong sự hòa giải?” ĐS Osius viết trong cuốn sách. “Đảng Cộng sản Việt Nam muốn (nghĩa trang) bị quên lãng.”
Theo vị đại sứ có nhiệm kỳ từ 2014-2017, chính phủ ở Hà Nội đã để cho nghĩa trang Biên Hòa xuống cấp và họ “sẽ không cho phép cộng đồng người Mỹ gốc Việt chăm sóc nơi đây”. Ông Osius viết rằng điều này khiến một số người lo ngại rằng nó có thể trở thành “điểm quy tụ lòng người của những người phản đối Đảng Cộng Sản.”
Sau ngày 30/4/1975, nghĩa trang tọa lạc tại xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương được giao cho Quân khu 7 của Bộ Quốc phòng quản lý. Chính quyền yêu cầu người ra vào thăm viếng nghĩa trang này phải trình giấy tờ.
Bà Ngô Đồng cho VOA biết bà và gia đình 4 người, trong đó có một trẻ em 11 tuổi, phải “trình thẻ thông hành và chụp hình” trước khi được vào thăm nghĩa trang hồi đầu tháng 8.
Trước đó vào năm 2017, một số nhà vận động nhân quyền đã bị công an Việt Nam câu lưu trong 2 giờ khi họ đến thắp hương viếng mộ các chiến sỹ VNCH ở nghĩa trang này. Nhà hoạt động nhân quyền Trương Minh Đức, một trong những người bị câu lưu, lúc đó nói với VOA rằng họ đi thắp hương tưởng niệm trên các ngôi mộ “trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục.”
Đại sứ Osius cho biết trong cuốn sách của ông rằng sau chuyến thăm của ông tới Nghĩa trang Biên Hòa vào tháng 10/2017, công an địa phương đã yêu cầu người quản trang phải điền vào một báo cáo.
Trả lời phỏng vấn VOA ngay khi cuốn sách ra mắt vào tháng 10/2021, ĐS Osius nói rằng “còn nhiều việc cần phải làm để xây dựng lòng tin giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và chính phủ cũng như người dân Việt Nam.”
Ngoài ông Osius, các đại sứ Mỹ sau này, như ông Daniel Kritenbrink và ông Knapper, đều cũng đã tới thăm nghĩa trang như một phần trong những nỗ lực của Mỹ để giúp hàn gắn vết thương chiến tranh cũng như hòa hợp hòa giải giữa hai nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của nghĩa trang này đối với cộng đồng người Việt hải ngoại và có thể giúp hàn gắn vết thương chiến tranh của họ, ĐS Osius đã đề nghị Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho phép người thân của các tử sỹ VNCH được “đào mương và cắt rễ cây”, vốn là nguyên nhân gây xói mòn đất mộ khi mùa mưa đến khiến các quan tài bị trôi đi.
Nhiều tháng sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ, ông Osius cho biết trong cuốn sách rằng một người bạn, biết ông vẫn còn quan tâm đến Nghĩa trang Biên Hòa, nói với ông rằng các con mương thoát nước đã được đào trong nghĩa trang và rễ cây đã được cắt, khiến cây cối xanh tươi hơn trong mùa mưa.
“Sự hòa hợp đã tiến được một bước đầy ý nghĩa về phía trước,” ĐS Osius viết trong cuốn sách.
Theo ông Kevin, nếu chính phủ Việt Nam cho phép việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa sẽ đánh đi một “thông điệp mang tính hòa hợp hòa giải dân tộc.”
“Bây giờ được sự lên tiếng của dân biểu Hoa Kỳ (Michelle Steel) và ông đại sứ (Marc Knapper) đã tận mắt ghi nhận sự xuống cấp trầm trọng của Nghĩa trang Biên Hòa, tôi hy vọng trong vòng 3 đến 6 tháng tới, chúng tôi sẽ nhận được tin vui từ chính phủ Việt Nam cho chúng tôi được trùng tu các ngôi mộ hiện đang bị xuống cấp,” ông Kevin nói.
Cùng đi thăm nghĩa trang hôm 13/10 có Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương, ông Võ Thành Nhân. Theo ông Kevin cho biết, ông Nhân cũng bày tỏ sự nhất trí với việc này.
Còn theo ông Phạm Nghị, đại diện các gia đình tử sỹ tìm hài cốt của VAF, mục đích của hội khi muốn trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa còn hơn cả việc hòa hợp hòa giải.
“Về phía Chính phủ Việt Nam, họ đang cố gắng cải thiện việc hòa hợp hòa giải dân tộc,” ông Nghị nói với VOA hôm 1/11. “Còn cái mục đích của hội Vietnamese American Foundation (VAF) là muốn giữ lại cái di tích của Việt Nam Cộng hòa bởi đây là di tích lịch sử cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa nên hội muốn dùng mọi sức lực để làm điều đó.”
Qua bài viết này, tôi nghĩ cư dân Việt nên tích cực vận động Dân biểu Michelle Steel, đại diện cho địa hạt 45 ở California –hay vận động bất cứ vị dân cử nào ở khu vực của mình để đệ trình luật buộc csvn phải tôn trọng di tích này của VNCH.
Ngồi Lại Một Mình
Trích Hồ Quý Bông: “Trái lại, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, bức tượng Thương Tiếc tưởng niệm hơn 16 ngàn quân nhân VNCH yên nghỉ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị húc đổ ngay.”
Xin tưởng niệm Veterans day 11/11/2023 cùng 30 Tháng Tư. Xin Ngồi Lại Một Mình. Xin trích những đoạn cuối trong truyện ngắn của Hồ Quý Bông. Tập truyện ngắn: CHUYỆN NỔI TRÔI (Hồ Phú Bông) Posted on May 3, 2015 by Lê Thy, Ngồi Lại Một Mình
“Sáng thứ bảy, như thường lệ, vợ chồng đứa con lớn đưa thằng Dan về thăm ông bà. Ông bà Mẫn đón và chơi với cháu đến gần trưa. Ông Mẫn rủ bà ra ngoài, ăn tiệm. Bà lười đi. Ông nói: “Anh muốn đưa nó đi ăn tiệm. Em lười nhưng thích gì anh sẽ mua về.” Thằng Dan nghe được đi ăn ngoài nên liếng thoắng đủ chuyện: “Cho con đi Mc Donald, grandpa.” Ông Mẫn nói: “Hôm nay grandpa đưa Dan đi ăn ở nhà hàng Việt Nam”. Dan tiếp: “sau đó thì đi Mc Donald, grandpa!”. Ông Mẫn xoa đầu nó: “Ăn ở nhà hàng Việt Nam no rồi, còn bụng đâu mà đến Mc Donald?”. Dan kì kèo: “vậy ngày mai, grandpa dẫn con đi Mc Donald.”. Ông Mẫn bẹo má, nựng cháu: “để ngày mai hẵn hay”.
“Thằng Dan trèo lên xe, seat belt như người lớn, không đợi ông nhắc. Ông Mẫn chợt nhớ lại, đúng 30 năm trước, bố thằng Dan cũng cỡ tuổi nầy. Ngày đó, hai tay ông bế hai đứa nhỏ nhất, còn vợ ông dắt ba đứa lớn lao xuống bến cảng Sài Gòn, chạy như bị ma đuổi.
“Phở Quyên, buổi trưa đang đông khách. Dan và ông đứng chờ. Giây lát, cô hầu bàn dẫn hai ông cháu vào cái bàn nhỏ dành cho hai người ở góc phòng. Ông Mẫn nói: “Chúng tôi có 5 người”. Cô ra dấu, ông chịu khó chờ có bàn trống. Cuối cùng ông Mẫn và Dan ngồi vào cái bàn trống, dành chỗ cho 5 người. Ông chỉ Dan ngồi ở giữa bàn, đối diện với ông. Bên phải và trái ông là hai ghế trống. Phía Dan, một. 5 phần muỗng đũa được bày ra ngay ngắn. Cô hầu bàn đem lại 5 tờ menu định chia đều ra 5 vị trí. Cô hầu bàn lên tiếng: “Cụ chờ bạn hay chọn món ăn trước? Cháu sẽ đem đến cụ tách trà nóng để ngồi chờ.” Ông Mẫn nói ngay: “Cám ơn cháu, tôi biết họ thích món nào rồi nên khỏi phải chờ”. Dan thấy bàn trống nên hỏi lại ông: “Bạn của grandpa chưa đến sao grandpa không đợi?”. Ông Mẫn không trả lời, rồi cho Dan chọn trước. Ông chọn 4 tô còn lại. Có hai tô giống nhau. Khi cô hầu bàn đem thức ăn đến, tô nhỏ là của Dan, rồi ông Mẫn chỉ từng vị trí: “Tô mì vịt tiềm bên trái tôi đây. Tô bún bò Huế bên phải. Hai tô còn lại giống nhau, tôi một, ghế bên kia một.” Ông Mẫn với tay qua bàn, hướng dẫn Dan cách dùng gia vị. Ba ghế còn lại vẫn trống dù đã đủ thức ăn. Dan ngạc nhiên nhưng đang bận khua muỗng đũa nên không hỏi tiếp. Ông Mẫn lặt rau, bỏ gia vị vào tô của mình xong rồi đưa hai tay về phía trước, lên tiếng: “Nào, xin mời huynh đệ!”. Dan ngưng khua muỗng đũa, ngạc nhiên hỏi: “Bạn của grandpa đâu sao chưa thấy tới?”. Ông Mẫn âu yếm nhìn cháu: “Đang ngồi bên cạnh Dan là ông Kha. Ông Kha với grandpa thì thích tái gân. Bên phải grandpa là ông Hạ, thích bún bò Huế. Bên trái grandpa là tô mì vịt tiềm của ông Tài. Mấy người bạn của grandpa đều ở xa cả”. – “Sao grandpa không phone cho họ tới?”. – “Họ ở xa lắm. Đặc biệt là ông Tài, nên grandpa không thể phone cho họ được. Hôm nay là 30-4, grandpa đãi họ, nhưng có lẽ là ngày buồn nên chẳng ai đến!”.
“Khách đến tiệm đông hơn. Bàn ông Mẫn vẫn trống. Ông Mẫn gọi tính tiền. Cô hầu bàn hỏi: “Cụ có cần hộp to-go?”. Ông Mẫn cám ơn: “ Không, coi như mấy ông bạn tôi đã dùng rồi. Cháu cứ dọn bàn đi”. Ông Mẫn cũng trả tiền tip cẩn thận.
“Dan về đến nhà vẫn chưa hết ngạc nhiên. Nó vẫn cứ lấn cấn trong đầu. Gặp bà Mẫn nó kể ngay: “Con no lắm rồi nhưng bạn của grandpa không có ai tới cả!”. Ông Mẫn lặng lẽ đi nằm. Bên ngoài thằng Dan tiếp tục kể với grandmom.
“Cả phố có tin đồn là ông Mẫn mới về hưu mà đã bị lãng trí rồi.”
Ông Mẫn nào có đãng trí. Ông chỉ “Ngồi Lại Một Mình”
Hoa poppy đỏ, xin tưởng niệm.
Và rồi ông Mẫn gú gồ Hồ Cương Quyết, chợt thấy mê thành tích đem cờ cách mạng giăng giữa Saigon của ông . Bỗng nổi lên 1 tình yêu bao la với Đảng, với đất nước .
Chợt nhận ra 1 người cùng ở Canada với mềnh, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, có thành tích góp phần đưa xương cốt trùm tra tấn Georges Boudarel về VN hòa cùng khí thiêng sông núi, ông Mẫn chợt thấy tiếc vì đã “ngồi lại 1 mình” thay vì cùng chung tay góp sức với họ .
Nghe nói xương cốt Klaus Barbie vẫn còn . Hy vọng ô Mẫn sẽ cùng những người như Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Giao, Nhà Văn Hóa Nguyên Ngọc, Nhà Đại Văn Hóa kiêm Tiến Sĩ Chu Hảo đưa nốt về Việt Nam . One mo wouldnt hurt. Heck, đem thẳng mấy thứ đó lên Yên Tử lun, 1 công đôi ba chiện . Đã có sẵn bài vị trùm T-4 Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân Võ Văn Kiệt trên đó gòi
Mon tau: Ho Cuong Quyet is your lover, not mine, not ours. I am not interested in your comment. Please do not follow me or the ones who are not interested on your opinions/comments. My comment is not for you either.
God Bless All of Us and the World. To Remember
Remembrance Day
In Flanders Fields
In Flanders fields the poppies blow
Between the crosses, row on row,
That mark our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below.
We are the Dead. Short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved, and were loved, and now we lie
In Flanders fields.
Take up our quarrel with the foe:
To you from failing hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow
In Flanders fields.
– John McCrae
Its there. Then its fair-play
please don’t pay any attention to that son of a bitch…montau!
i never ask anyone. Your problem rite there
Thưa bác Bison, thật bất ngờ và xúc động đọc một đọan bác trích dẫn truyện của tôi, xuất bản lâu rồi. Chị LThy cũng là bạn. Nếu bác đọc vài truyện khác của tôi ở Talawas của PTH, sẽ thấy rõ hơn tiếng nói của nhân chứng cuộc chiến, không phải phi lý mà phi lý đến độ độc ác điên rồ do CS miền Bắc gây ra. Hôm nay, ngày veterans, cũng là dịp hồi tưởng. Nghĩa trang nước Mỹ được cắm đầy cờ để tưởng niệm, còn Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa vẫn đang bị quân quản! Cái giá của Tự do không hề rẻ nhưng nhứt định ngày đó sẽ đến. Kính chúc bác sức khỏe.
P/S: Link đoạn trích dẫn việc Đoàn Giỏi viết theo “đơn đặt hàng” bị lẫn lộn với ĐRPN. Cần xác minh xin vui lòng gõ “tiểu sử Đoàn Giỏi” vào google search. Trân trọng.
Tôi là một sinh viên sau 1975, chỉ chú trọng vào việc học thời VNCH. Tôi rất kém về tình hình văn chương thời sự chính trị văn hóa v.v của VN & thế giới.
Vì không theo dõi, tôi xin không có ý kiến về Đoàn Giỏi hay phim ĐPN. Tôi cho rằng Đoàn Giỏi là nhân vật tiêu biểu cho Đất Phương Nam bị lường gạt tình cảm và chính nghĩa bởi tuyên truyền của Việt Cộng.
Tôi đồng ý với t/g rằng: “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” chỉ có ở thời phong kiến và các nước đang theo thể chế Tự do. Còn “nghệ thuật” của cộng sản là phải phục vụ cho tuyên truyền đường lối chủ trương của đảng!”.
Tôi rất thấm thía tình cảm của người VNCH hải ngoại khi đọc Ngồi Lại Một Mình của t/g Hồ Phú Bông. Xin cáo lỗi đã ghi sai tên t/g ở còm trên.
Cái giá VNVH của Tự do đã phải trả và người VN vẫn cần phải tiếp tục thực hiện:
“To you from failing hands we throw The torch; be yours to hold it high.”
“Take up our quarrel with the foe:
To you from failing hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow
In Flanders fields.”
– John McCrae
Trân trọng cảm ơn t/g Hồ Phú Bông.
Kính chúc quý bạn của ĐCV những ngày đẹp cuối thu của Bắc Canada.
Ở đây mùa đông rất lạnh và kéo dài. Năm nay tôi mang những cây parsley, sage, rosemary, thyme, mojo mint, chocolate mint v.v và cả cây đường stevia vào nhà để ngắt lá dùng vào mùa đông. Những cây mint có thể trừ khử một vài loại bọ.
Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Remember me to one who lives there
She once was a true love of mine
Remember me:
Những cây rau thơm luôn gợi nhớ cho tôi món phở VN. Và
Hãy tưởng niệm VNCH, là tình yêu VN đã trả giá Tự Do.
“To you from failing hands we throw The torch; be yours to hold it high.”
(Ném gửi bạn ngọn Đuốc từ những bàn tay rơi xuống; hãy là của bạn để giương lên cao).
Thân kính
Người Việt, và tâm lý 1 kiểng 2 huê
1 cây cảnh có 2 bông. Đó là tâm lý tham lam và ích kỷ. Trong tình yêu là có hôn nhân nhưng vẫn có mèo mỡ bồ bịch khác. Nói rộng ra trong cuộc sống, người Việt luôn luôn có 2 nơi 2 chốn để sống. Ở Mỹ, làm việc kiếm tiền, ăn, ở Mỹ, nhưng vẫn nghĩ rằng “tổ quốc” mình phải là VN phải có “trách nhiệm” xây dựng quê hương bla bla bla. Ở VN, tìm cách đi Tây đi Mỹ làm đem tiền về VN thành lập “làng tỉ phú” cho nở mày nở mặt nước “ta” chớ.
Nhưng mà, ở đời, lộng giã thành chân, ngay tại chính nước VN cũng vậy. Thằng cộng Bắc tìm cách vô Nam nắm đầu cộng Nam và bòn rút đem về miền Bắc. Cộng Nam bị cộng Bắc nắm đầu. Còn cộng Bắc thì sao? Thằng ác gặp thằng tàn độc. Cộng bắc bị Tàu cộng xỏ mũi cho hửi … địc dài dài ! Ha ha ha !
Tiền thuế thu nhiều từ Sài Gòn và miền Nam, nhưng những cao tốc thì miền Bắc có nhiều hơn nhiều. Ai cũng thấy điều này.
Võ Xuân Sơn, 1 bác sĩ ở VN “Là con nhà miền Nam trên đất Bắc, phải xác nhận là cuốn truyện ấy tác động đến tôi thật nhiều, vì nó cho tôi thấy một phần quê hương tôi … Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi đã đi vào lòng người xem ở miền Bắc, đặc biệt là thế hệ của tôi, như thế nào. Ở trong Nam, Bác Ba Phi cũng đã là một nhân vật của dân gian, hình ảnh đã được in sâu trong lòng người dân thuộc rất nhiều thế hệ, hiện đang sống ở cả trong nước và nước ngoài”
Nếu đọc các “trí thức” trong nước, những người mà dân hải ngoại bỏ ngoài tai lời khuyến cáo của TT Thiệu mà kính trọng, thì ngay cả phê bình phim, họ rất mến mộ cục “tác phẩm” của nhà văn Xã Hội Chủ Nghĩa Đoàn Giỏm
Cs đối xử vớo con người Sống củng như Chết chẳng ra chó gì cả. Thế mà tui nó cứ bảo:”Đánh người chay đi,k đánh người chạy lai”.Những danh nhân-hoc giả vang tiếng một thời ở Miền Nam ,nó vẩn đào mố ! Petrus-Ký-Yersin…chôn sống Pham Quỳnh…! Nói để cho bon trẻ CS biết.Đi đâu củng dơ 2 ngón tay hình chử V,như ta đây “chiến thắng”! Chiến thắng “con mẹ” gì đi đâu củng xin ăn.! Đấn như HCM ,các trường hoc trẻ con ,ai củng thấy bức -hình -của -Bác ôm hồng-hài-nhi! Sau nầy ,moi người mới bật ngửa,té ra “Bác” ôm con Bác !!! Dân ngu -khu -đen! Bon Miền Bắc bây giờ nhìn lại ,có thời khóc già Hồ hơn cha chết,có xấu hổ không ?? Khóc thằng Tàu chết ??
Bác & nhiều người khác chạy lại với họ, họ đâu có đánh đâu
Chuyện của Montaukmosquito khó tin nhưng không có thật.Chỉ “được đi Cải Tạo”.