Lối thoát cho phụ nữ Trung Quốc
Nhiều phụ nữ Trung Quốc độc thân ở độ tuổi 35-40 đang tìm cách thoát ra nước ngoài để theo đuổi giáo dục đại học. Những phụ nữ này tin rằng có được một mảnh bằng khác ở phương Tây sẽ mang lại tự do.
Họ chia sẻ cảm nghĩ trên MXH Tiểu Hồng Thư, còn gọi tắt là Hồng. Trên MXH này, họ gọi mình là nhóm “Du Sinh Ở Độ Tuổi Hơi Già”, có hơn 57,5 triệu lượt theo dõi tính đến thời điểm này. Trong những bài đăng theo kiểu nhật ký, họ gọi tốt nghiệp đại học ở phương Tây là tấm vé cho họ sự tự do. Nhưng họ cũng nói về những khó khăn – như phải học ngoại ngữ, làm quen với việc đóng vai sinh viên một lần nữa ở độ tuổi 30, chưa kể những áp lực và kỳ vọng xã hội mà họ vẫn phải đối mặt ở quê nhà.
Cô Claudia Ke rời Trung Quốc ở tuổi 34 để theo đuổi bằng MBA tại Trường Kinh doanh Burgundy ở Pháp, bỏ lại công ty tư vấn của mình ở Thượng Hải và tất cả bạn bè của cô đều ở thành phố. Cô cho biết: “Phụ nữ Trung Quốc trung niên cố gắng thoát khỏi đất nước thông qua giáo dục đại học ở nước ngoài mặc dù họ không có ý tưởng rõ ràng về tương lai ở nước ngoài.”
Cô “Susu ở Cambridge” rời Trung Quốc ở tuổi 37 để theo đuổi bằng tiến sĩ tại Đại học Cambridge của Anh. Cô viết: “37 tuổi không phải là dấu chấm hết đối với tôi, mà là một khởi đầu mới cho cuộc đời thứ hai của tôi. Nó nhắc tôi hãy trân trọng hiện tại và nắm lấy tương lai.”
Cô nói thêm, nhiều người Trung Quốc hỏi cô tại sao cô không muốn lập gia đình và ở nhà nuôi con. Các chuẩn mực xã hội ở Trung Quốc là tốt nghiệp ở tuổi 22, kết hôn ở tuổi 28 và có con ở tuổi 30. Cô nói: “Ngược lại, ở Anh, không ai hỏi tôi về tuổi tác. Không ai quan tâm đến con số kia. Mọi người nên sống cuộc sống mà họ muốn sống.”
Có một số yếu tố có thể thúc đẩy nhiều phụ nữ Trung Quốc tìm cuộc sống mới ở nước ngoài.
Thứ nhất, một phụ nữ Trung Quốc trên 25 tuổi chưa lập gia đình có nguy cơ bị gắn mác “gái ế”. Phụ nữ Trung Quốc còn phải đối mặt về khác biệt giới tính về mặt tỷ lệ thất nghiệp, giờ lao động và mức lương. Báo cáo năm 2020 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc, thuộc Đại học Bắc Kinh, nói rằng các bà mẹ đi làm có con dưới 7 tuổi có nguy cơ thất nghiệp cao hơn 43,8% so với phụ nữ không có con dưới độ tuổi đó. Họ cũng phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao hơn 181% so với những người cha đi làm có con dưới 7 tuổi.
Sinh con và nuôi dạy con cái cũng khiến một số phụ nữ ở Trung Quốc không muốn có con. “Tôi không muốn dành một phần thu nhập của mình cho con cái vì chuyện này đắt đỏ. Điều lớn nhất trong tâm trí tôi lúc này là tôi sẽ tài trợ cho mình như thế nào khi nghỉ hưu”, Emily Huang, 29 tuổi, cho biết.
Phụ nữ Trung Quốc cũng có vẻ mệt mỏi với văn hóa lao động “9-9-6” rất phổ biến. Làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.
Ấn Độ: Phụ nữ bị iPhone kỳ thị
Foxconn của Đài Loan là công ty gia công cho công ty Apple của Mỹ tại các nhà máy sản xuất thiết bị lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù chính sách của Foxconn và Apple đều nêu rõ rằng họ không phân biệt đối xử người lao động dựa trên tình trạng hôn nhân, nhưng một cuộc điều tra của Reuters đã phát hiện tại nhà máy lắp ráp iPhone chính nằm ở Sriperumbudur, gần thành phố Chennai của Ấn Độ, Foxconn đã không thuê mướn một cách có hệ thống phụ nữ nào đã kết hôn.
Foxconn đã nói miệng với các đại lý tuyển người cho họ rằng phụ nữ có gia đình có nhiều trách nhiệm gia đình hơn so với các ứng viên chưa kết hôn.
Ông S. Paul, cựu giám đốc nhân sự của Foxconn Ấn Độ, cho biết quan điểm của Foxconn là phụ nữ có chồng có “nhiều vấn đề sau hôn nhân”, ví dụ như sinh con sau khi kết hôn. Các yếu tố rủi ro tăng lên khi thuê phụ nữ đã kết hôn. Đồ trang sức đeo trên người của phụ nữ theo đạo Hindu đã kết hôn có thể cản trở sản xuất, nhất là các sản phẩm điện tử của Apple.
Lời kể của ông Paul đã được chứng thực bởi 17 nhân viên làm cho hơn một chục đại lý tuyển dụng cho Foxconn ở Ấn Độ và 4 trưởng phòng nhân sự hiện tại và trước đây của Foxconn. 12 người trong số này đã nói với điều kiện giấu tên.
Trả lời cuộc điều tra của Reuters, Apple và Foxconn thừa nhận trong năm 2022 có những sai sót trong hoạt động tuyển dụng và cho biết họ đã tìm cách giải quyết các vấn đề.
Apple đang muốn chọn Ấn Độ là một hang ổ sản xuất lớn, thay thế cho Trung Quốc trong lúc có căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington. Tim Cook, CEO của Apple cũng đã qua Việt Nam và Indonesia mới đây và chưa có quyết định dứt khoát.
Về phần Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi coi nhà máy iPhone của Foxconn và chuỗi cung ứng rộng lớn hơn của Apple ở Ấn Độ đang giúp Ấn Độ leo lên thang giá trị kinh tế. Vào tháng Giêng, chính phủ của ông Modi đã trao tặng ông Young Liu, Tổng giám đốc Foxconn, huân chương dân sự cao thứ ba của Ấn Độ.
Đối với một số phụ nữ Ấn Độ, tìm được công việc với Foxconn là một tấm vé thoát nghèo cùng cực. Làm với Foxconn họ được ăn ở miễn phí và mức lương hàng tháng khoảng 200 USD, gần bằng GDP bình quân đầu người của Ấn Độ.
Singapore đắt đỏ nhất thế giới
Giá bất động sản cao ngất ngưởng, chi phí làm chủ xe hơi cắt cổ và chăm sóc y tế tư nhân đắt đỏ, nằm trong số các yếu tố khác, đã khiến Singapore trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với giới siêu giàu vào năm 2024, theo báo cáo của Julius Baer.
Ngân hàng Thụy Sĩ này đã phân tích giá cả của 20 loại hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng có thu nhập cao mua và sử dụng tại 25 thành phố thế giới để đưa vào bảng xếp hạng.
Báo cáo nói thêm rằng Singapore tiếp tục thu hút những người cực kỳ giàu có do sự ổn định kinh tế và chính trị.
Sở hữu một chiếc xe hơi ở Singapore đắt gấp 2,5 lần mức trung bình, cao nhất toàn cầu, giá này đã tăng 15% so với một năm trước đó tính theo đồng đô la Mỹ. Chi phí cho giáo dục tư nhân tăng gần 14%, trong khi túi xách và giày dép của phụ nữ đắt hơn 10%. Giá bộ veste và đồng hồ nam tăng hơn 5%.
Hồng Kông năm nay chiếm hạng nhì của Thượng Hải, đẩy Thượng Hải xuống thứ Tư. Hồng Kông là thành phố tốn kém nhất để thuê luật sư và đắt thứ hai để mua bất động sản. Giá cho một phòng khách sạn loại suite (+ 22,9%), giày dép nữ (+ 12,7%) và túi xách nữ (+ 8,6%) có mức tăng lớn nhất.
London chiếm vị trí thứ ba, một phần do Vương quốc Anh thoát khỏi tình trạng suy trầm hai quý liền nhau vào tháng trước, đồng bảng Anh mạnh lên vào năm 2023 và kinh tế tiếp tục điều chỉnh và bình thường trở lại sau Brexit. Giáo dục trường tư thục tại London đắt nhất trên toàn cầu, tăng gần 14% so với một năm trước đó. Giá phòng khách sạn loại suite tại London tăng 38,3% và đồ trang sức tăng 17%.
Dưới đây là danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo Julius Baer: Singapore, Hong Kong, London, Thượng Hải, Monaco, Zurich, New York, Paris, Sao Paulo, Milan.
Nhìn vào danh sách này, nhiều người thắc mắc Tokyo, biểu tượng của một thành phố cực kỳ đắt đỏ trong những năm 1990, nằm ở vị trí nào. Câu trả lời là hạng 23, xuống 8 bậc.
Báo cáo của Julius Baer giải thích sự trượt giá của đồng Yen đã làm cho giá sinh hoạt tại Tokyo rẻ hơn nhiều nơi. Tháng 4 vừa qua, một đô la Mỹ đổi được 160 Yen, mức thấp nhất của Yen kể từ năm 1990. Tính từ đầu năm nay, đồng Yen đã giảm 13,25% so với đồng đô la.
Đại gia Hàn Quốc ly dị tốn bao nhiêu?
Chủ tịch Tập đoàn SK đang làm ăn phát đạt của Hàn Quốc đã bị tòa án ra lệnh trả cho vợ 1 tỷ đô la tiền mặt để thu xếp ly hôn, một vụ tranh chấp gia đình tốn kém nhất của nước này.
Tập đoàn SK điều hành nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhà mạng di động hàng đầu của Hàn Quốc và cũng kiểm soát SK Hynix, nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn thứ hai thế giới.
Tòa Thương thẩm Seoul đã yêu cầu Chủ tịch Chey Tae-won phải trả cho bà Roh So-young 1,38 nghìn tỷ won, tương đương hơn 1 tỷ USD, thì cuộc chia tay mới coi như xong. Hai ông bà đã ly thân từ mấy năm qua.
Số tiền này cao hơn rất nhiều so với phán quyết của tòa án cấp dưới trước đây chỉ có 66,5 tỷ won.
Bà Roh So-young không phải là phó thường dân. Bà là con gái rượu của cựu Tổng thống Roh Tae-woo.
Tòa án Tối cao Seoul tăng thêm gấp nhiều lần số tiền của tòa cấp dưới sau khi tính đến những đóng góp của bà Roh và cha của bà vào sự thành đạt của ông Chey.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc độc thân ở độ tuổi 35-40 đang tìm cách thoát ra nước ngoài để theo đuổi giáo dục đại học. Những phụ nữ này tin rằng có được một mảnh bằng khác ở phương Tây sẽ mang lại tự do.= Trích
Cho nên thằng Tàu chệt muỗi Tàu không chịu về thiên đường XHCn mà sống , nhất định phải ăn xít của tư bản giãy chết
Kaka Kaka nhục nhã