Cuộc di cư của chữ nghĩa

36
Năm 1954, người ta nói đến cuộc di cư người, thật ra còn có cuộc di cư chữ nghĩa nữa. Người đi , chữ cũng đi theo. Chữ nghĩa miền Bắc cũng lềnh kềnh, lếch thếch nối đuôi nhau lên tầu há mồm. Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy.
 Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam, chở đi rồi, bao nhiêu chữ đã rơi rụng, vung vãi dọc đường? Bao nhiêu chữ đã sống còn sau khi đã hội nhập với chữ bản địa?
Phải đợi đến sau ngày 30 tháng tư 1975, người ta mới có thể biết được sự còn mất này một phần nhờ so sánh chữ nghĩa giữa hai miền. Hình như cũng ít ai để ý đến cái mất, cái còn của chữ nghĩa, vì có quá nhiều cái mất cái được được lớn hơn. Cái mất lớn hơn đó để người khác lo, người viết lạm bàn về số phận chữ nghĩa người di cư sau 1954 và nếu có dịp về chữ nghĩa của người di tản.
Phần 1.- Chữ mòn theo thời gian
Cho dù không có cuộc di cư, chữ nghĩa cũng cách này cách khác bị sói mòn. Sự mất còn này trước hết là do sự sói mòn của thời gian . Chữ nghĩa như một vật dùng một lần thì còn ngon, nhưng dùng nhiều lần thì mòn hay cùn đi. Như cái kéo cắt mãi cũng phải cùn. Dao băm mãi cũng lụt đi. Khen đi khen lại đâm nhàm tai. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau, hay ít ra cũng chán. đùa dai hoài đâm nhạt như nước ốc.
 Hình như chữ nghĩa dị ứng với cái lập đi lập lại.
Tất cả những ngữ nghĩa trên chỉ ra một điều : Thời gian và sự đi lập lại có thể làm sói mòn, hoen rỉ chữ nghĩa. Tâm lý con người lại ưa chuộng cái mới, cái lạ. Như trong tình yêu, dùng chữ đó với nhau lần đầu, trọng lượng của chữ nặng lắm, thấm thía lắm, cảm động lắm. Dùng lần thứ hai thấy nhẹ đi rồi. Phải tăng cường độ nghĩa bằng những chữ lắm, nhất, số một. Có khi cả bằng tay chân vẫn chưa đủ. Tăng lời thề.. Hình như vẫn hụt.
Trong văn chương, ta cũng gặp cảnh ngộ tương tự. Nhất là trong lãnh vực thơ . Thơ là khơi nguồn cho sáng tạo chữ mới, văn ảnh mới, biểu tượng mới. Còn nhớ, hồi thơ Nguyên Sa xuất hiện đúng lúc khi mà cuộc di cư đã hoàn tất. Chữ nghĩa thơ của ông còn nóng hổi, thơm phức như bánh mì mới ra lò. Nhiều cô cậu, ghi ghi chép chép để dùng lại:
A’o nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc.
A’o nàng xanh, tôi mến lá sân trường.
Chữ nghĩa đó được truyền tay, đến người cuối cùng có thể chỉ là chiếc bánh mì nguội. Cứng như đá. Thật ra, thơ đó có một vài văn ảnh mới. Mới với người đọc thôi. Nguyên Sa đã gợi nguồn cảm hứng từ người tình là cô Nga ( sau này là bà Trần Bích Lan) . Có thể lúc mà thơ đó mới ra lò, đối với ông, thơ văn đó chả có ấn tượng gì nữa.
Nhưng mới người cũ ta. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ suốt đời mang cái nghiệp phải sáng tạo cái mới. Sáng tạo không ngừng.
Số mệnh chữ nghĩa mỏng manh như số phận con người. Thời gian như thước đo chiều dài ngắn của chữ nghĩa, đồng thời cành báo về cái hữu hạn của nó. Sự sợ hãi của Nguyễn Du phải chăng cũng từ đấy mà ra?
Chữ có thế vắn số nên có nhiều chữ đã trở thành chữ cổ ít ai nhắc tới. Còn nhớ, hồi mới di cư dzô Nam, người Bắc sửng sốt nhất, nghe lạ tai nhất là chữ Mã Tà. Mã tà thời tây gọi là Hiến Binh, sau này trong Nam gọi là Cảnh sát, ngoài Bắc gọi là Công An. Không biết vì lý do gì, chữ Mã tà sau khoảng hai năm gì đó, không còn nghe ai nói nữa.
 Cũng vậy, theo sách vở, chữ manh nghĩa là nhỏ mọn. Người đời chỉ còn nhớ váng vất khi nó đi với chữ khác như mong manh, tan manh, chiếu manh, manh áo, manh mún. Một chữ khác như chữ Khem, nghĩa là kiêng cữ. Nếu nó không cặp bạn với chữ Kiêng thì người ta không còn nhận ra nó như Kiêng khem ra nắng, ra gió. Chữ khác như chữ Lụn, nghĩa là hết, người ta cũng chỉ dùng trong một số trường hợp hiếm hoi : Tim lụn có nghĩa tim đèn cháy hết, lụn năm, lụn ngày, mềm lụn, lụn xuống, lụn mạt. Mấy ai còn nhớ, còn biết, còn xử dụng những chữ cổ trên.
Nhưng có chết đi mới có sống lại, cái chết đi ung mầm ra cái mới. Nhờ vậy mà chữ nghĩa thay đổi và tiến bộ, mỗi ngày một đa dạng, một phong phú và chuẩn xác hơn. Thời gian đã là một nhẽ, cộng thêm dụng ý của người xử dụng chữ làm chữ nghĩa sống dở, chết dở. Từ nay, chữ có thêm nghĩa. Chữ và nghĩa. Chữ dùng giống nhau, nhưng nghĩa thì mỗi người hiểu một nghĩa. Rầy rà từ đấy mà ra.
Huyền thọai về việc xây tháp cổ Babel phải chăng là một bằng cớ báo trước về sự sa đà của ngôn ngữ, chữ nghĩa và đến cả số phận của nó nữa.
Số phận chữ nghĩa, cái sống, cái chết của nó là sống mòn, chết mòn, chết từ từ. Mỗi ngày của nó là một bước ngắn lại. Cả làng, cả nước đang dùng, vậy mà không đâu biến đi đằng nào..
Từ mòn đến là hay, nó gợi lên văn ảnh của một đồ vật mới đầu bóng loáng , sáng choang, mầu sắc rực rỡ, hấp dẫn người ta. Ai ai cũng mê, cũng nói, cũng dùng. Chữ trở thành thời thượng. Càng được dùng, càng nhiều người nhắc đi nhắc lại, càng phổ biến thì cái nguy cơ mất lúc nào không hay. Chữ vẫn đó, mà nghĩa đã mất dần.
 Cái xe chở chữ, lúc chở chữ này, lúc khác chở chữ khác, hoặc dán nhãn hiệu khác. Nó đã chở như thế bao nhiêu chuyến, đã thay hình đổi dạng bao nhiêu lần?
Nói như thế thì chữ mòn hay nghĩa mòn? Cái nào mòn trước, cái nào mòn sau? Chữ là cái chuyên chở nghĩa và một chữ có thể có nhiều nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu nên nghĩa dễ bị mòn hơn chữ. Chẳng hạn , chữ cái và con. Chữ chỉ có hai, nhưng nghĩa thì nhiều lắm nên nghĩa lúc thế này, lúc thế khác. Cũng là con , nhưng con dao, con với cái, nhỏ con, con dại cái mang, con đĩ, cỏn con. Nhưng cũng không thiếu trường hợp cả hai đều mệnh yểu.
Chữ càng mòn nhanh nếu nó chuyên chở nhiều nội dung, ý hướng của người dùng. Tất cả tuỳ thuộc vào ý hướng người xử dụng.. Nhưng làm sao nắm bắt được ý hướng đó. Dĩ nhiên khó lắm. Vấn đề nay đã lây lan sang một chủ đề triết lý là : sự ngộ nhận, sự thông cảm hay sự bất lực trong việc tìm hiểu tha nhân mà các triết gia hiện sinh thường đề cập tới. Vì có dụng ý chữ nghĩa đôi lúc trở thành gian dối, lừa phỉnh và trong chính trị trở thành tuyên truyền. Một thứ bạo lực ngôn ngữ, một thứ vũ khí như con dao, khẩu súng. Chẳng hạn chử Việt gian thời Việt Minh, hay chữ tay sai Cộng Sản thời bây giờ.
Với cái nhìn nhân bản thì chữ nghĩa có một cuộc sống , có dòng sinh mệnh, có thể mất, có thể còn, trôi nổi như đời sống một người. Nhiều chữ nay đã chết, nằm chôn vùi trong nghĩa địa của các Bảo tàng hay sách cổ. Nói ra cũng ngậm ngùi.
Xin trích dẫn một số chữ nghĩa làm bằng chứng về sự mất còn này. Trong lời mở đầu báo Nam Kỳ địa phận, số đầu tiên, năm 1907 có những câu như sau:”Bổn báo kỉnh cáo, tòa báo đã ước ao cho con nhà Annam, đua nhau tấn tài, tấn đức, thông phần đạo, ngoan việc đời… Tờ báo có ý khai đàng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho mọi bề, việc đạo việc đời đều thông thuộc.”
Xin trích dẫn một đọan khác:
“Lời rao cần kíp. Bổn báo gửi cho mỗi người hai số nhựt trình đầu hết mà xem thử, như ai bằng lòng mua thì đem ba đồng bạc đến mượn cha Sở mua dùm.. Trong một trả lời bạn đọc, chúng ta nghe thử lời rao sau đây :”Bổn báo có nhận được một mandat của một ông nào đó không đề tên, không đề địa chỉ, nhưng yêu cầu gửi báo .
Tức cười thật. Nhưng 25 năm sau, trong tờ L!Impartial viết vào ngày 20-11-1929, ta thấy lối viết đã nhẹ nhàng thông thoát hơn:
* Sự giải phóng người Annam về phương diện thương mại và kỹ thuật chỉ là một huyền thoại.
Bạn đọc thấy có nhiều chữ được xử dụng cách nay một thế kỷ đã không còn được dùng nữa như bổn báo kỉnh cáo, nhựt trình, con nhà Annam, tấn tài tấn đức, khia đằng văn minh. Nhưng có nhiều chữ vẫn được dùng cho đến ngày nay như Chữ Cha Sở và nhất là những chữ khá chuyên môn cách nay 70 năm như giải phóng, phương diện thương mại và kỹ thuật, huyền thoại vẫn còn được dùng. Nhất là chữ Huyền thoại mà người viết có cảm tưởng là nó chỉ được dùng sau này trong Triết học Tây Phương mà thôi. Hóa ra nó đã có một nguồn gốc lâu đời đến thế.
Trong những chữ bị mòn, mất đi..ở trên. Vấn đề là tìm hiểu xem, tại sao chúng không còn được dùng nữa.
Sự mất còn của một chữ trước hết là thói quen, rồi sự xói mòn, sự được dùng ít hay dùng nhiều, tính địa phương, sự sáng tạo của các nhà văn, nhà báo, dụng ý chính trị và cuối cùng là các cuộc di dân. Và đặc biệt nhất là cuộc di cư năm 1954 cũng là mục tiêu của bài viết này.
Phần 2. Cuộc di cư của chữ nghĩa
Cuộc di cư năm 1954 không phải chỉ là vấn đề chính trị của một tập thể người chọn lựa một thể chế chính trị. Điều đó đúng nhưng không đủ. Một triệu người di cư chuyên chở theo cả một nếp sống văn hóa, phong tục, tôn giáo, cách làm ăn, cách suy nghĩ sinh sống, tính nết và cuối cùng cách ăn cách nói. Chữ nghĩa đã làm một cuộc di cư không tiền khoáng hậu trong lịch sử của người Việt từ Bắc vào Nam.
Khi lần đầu tiên tiếp xúc lại với chữ nghĩa miền Bắc sau 20 năm xa cách. Người viết có cái cảm giác sung sướng đến ngạc nhiên, đến bỡ ngỡ vì nhớ lại những chữ nghĩa tưởng chừng đã quên nay nhớ lại. Sau bao năm xa cách, hình như bắt lại được mình, nối lại được dĩ vãng thân thuộc, gần gũi. Chẳng hạn, lúc đọc nhà văn miền Bắc Vũ thư Hiên trong cuốn Miền Thơ ấu và nhất là cuốn Chuyện ở tỉnh lỵ, hay Tô Hoài trong O chuột (1942), Nhà nghèo (1944) và nhất là Cát bụi chân ai (1992), Nguyên Hồng, trong Cửa Biển, Nguyễn Tuân người Lái đò trên sông Đà, Nam Cao với Chí Phèo, Đôi mắt. Nguyễn Khải với Mùa lạc. Lê Lựu với Một thời xa vắng. Và gần đây thôi Nguyễn khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma. Họ, những nhà văn, đã làm sống lại từ trong mồ nhiều chữ mà người viết đã nghe, hoặc chính mình đã dùng và nay đã quên, đã không dùng nữa. Người viết cảm động như một khám phá, như một sưởi ấm lại ký vãng đã quên. Chẳng hạn thay vì nói, ông ấy bệnh nặng, sắp chết, hay ông ấy đang hấp hối, đã cấm khẩu, tay bắt chuồn chuồn. Nhưng hạ một câu : Ong ấy sinh thì rồi thì đã quá. Và cứ như thế dàn trải ra khắp các cuốn sách quê hương cũ tìm về, dấu chân kỷ niệm và niềm thơ ấu sống lại.
Chữ nghĩa như có hồn được vực dậy, thổi thêm sinh khí. Phần lớn những thứ chữ này có vào thời tiền chiến và gần như bị đoạn tuyệt  với TLVĐ. TLVĐ chẳng những đoạn tuyệt với phong tục, nếp sống cũ mà cả với chữ nghĩa cũ nữa. Như vậy, song song với nhóm TLVĐ, vẫn còn sót lại một dòng văn học ngược chiều với nhóm Văn Hoá Ngày nay và cứ thế nó kéo dài đến bây giờ. Và một lần nữa, nó lại phải đương đầu với những nhà văn trẻ, thế hệ sau 1975, thế hệ sau cởi trói hay sau nữa Hậu Hiện đại.
Cũng một cách thức tương tự, người ta tìm thấy ở miền Nam với Nhóm Sáng Tạo đổi mới nội dung, giải phóng chữ nghĩa bằng cách xử dụng những từ có vóc dáng triết lý thời thượng. Bên cạnh đó có một dòng chảy văn học chữ nghĩa như khe suối nguồn, lau lách, rỉ giỏ giữ lại cội nguồn, giữ lại bản sắc của mình với Sơn Nam, Bình nguyên Lộc và đặc biệt nhất là nhà văn lê Xuyên.
 Đây là một hiện tượng văn học có vóc dáng và đáng nể.
Nhưng chuyện phải đến đã đến. Càng đọc các nhà văn miền Bắc, càng thấy chữ nghĩa mất nhiều lắm. Đếm không hết, nói mấy cũng không đủ.
*Luật của đa số
Người ta thường nghe hói đến:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Coi vậy mà đúng lắm. Người mới đến phải vào khuôn, phải thích ứng, phải hội nhập. Sức ép của đa số buộc người mới tới vứt lại hành lý mang theo. Ngôn ngữ, tiếng nói phải vứt dầu tiên vì nó khác người ta quá. Tiếng nói là cái phải điều chỉnh đầu tiên. Phải vặn lại đinh ốc hàm đưới, điều chỉnh lưỡi, điều chỉnh tần số âm thanh ở tai, nhất là một thảo trình mới cho bộ óc. Càng ít, càng thiểu số, càng vào nhanh, càng giống khuôn đúc. .
 Cái mà còn giữ lại cuối cùng là giọng nói.
Thoạt đầu là các chữ chửi của dân miền Bắc vốn là sắc thái văn hoá bản địa. Đặc thù và cá biệt. Ai chửi hay và chửi có bài bản, có nghệ thuật, có vần điệu, ví von, có tay nghề bằng miền Bắc. Chửi hay như thế nên có kẻ làm nghề chửi thuê kiếm ăn. Chẳng hạn, trong chuyện Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo chửi để lấy tiền uống rượu đến tay sừng sỏ trong làng như lão Bá cũng chào thua. Có những chữ nghĩa thuộc loại anh chị, kế thừa một truyền thống mở mồm ra ịt.. mẹ, địt bố, chửi có tay nghề ở miền quê nghênh ngang lên tầu há mồm, coi ai chẳng ra gì.
 Vậy mà vào đến miền Nam gặp anh Hai ở cầu Ba Cẳng hay bến Tầu Sàigòn, chị Ba Cầu Muối, Chị Năm chợ cá Trần quốc Toản đành tắt tiếng. Các chị chữ nghĩa miền Bắc vẫn có thói quen đứng dạng háng, tốc váy, hoặc vỗ đồ bồm bộp đứng xo ro một góc khi nhìn thấy những thằng cha bự tổ trảng, cởi trần, cười thì mồm vàng choé những răng vàng . Không im tiếng sao được. Đâu đây nghe tiếng: Thằng nào ngon ra đây, Đù má thằng nào vừa mới địt đây. Tiếng chửi thề của tay anh chị miền Nam không có lời đáp trả. 
Tiếng chửi tục biết thân, biết phận tan hàng. 
Tất cả những tiếng chửi tục đủ loại đã có một thời khét tiếng tỉ như Tiên sư bố, tiên sư cha, tổ sư cha, bú cặc, bú buồi, địt nọ địt kia, liếm, sờ, chui. Không bao giờ được nghe nữa. Chả bù với ở miền Bắc, nhớ lại các anh chị chữ nghĩa này chửi ra rả cả ngày, cả đêm không ai dám đụng đến.
Trong suốt 20 năm sống ở miền Nam, sống chung đụng với dân miền Bắc, người viết chưa nghe, dù một lần địt nọ, địt kia nữa. Cùng lắm , nghe chửi trên Tivi vào những dịp tết.
Thứ đến các chữ liên quan đến bộ phận sinh dục, các hành vi liên quan đến chuyện sinh lý, bài tiết, đến chuyện ăn nằm giữa hai vợ chồng. Người Bắc có văn hoá cao, tránh cái thô tục không cần thiết nên đã có trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã. Vào trong Nam dẹp hết tất tần tật. Cái nào ra cái nấy phân minh, đơn giản và vắn gọn. Đi cầu là đi cầu. Đụ là đụ. Không bầy đặt hoa hòe, hoa sói. Cái đơn giản, cái thực tiễn không hàm ngụ, không gợi ý đôi khi lại thanh tao gấp mấy lần cái thanh tao thứ thiệt.
Khi viết chữ C. nửa chừng, chữ L. nửa chừng, tưởng rằng kín đáo, tưởng rằng thanh tao đã là cách để cái đầu làm việc, cái đầu nghĩ bậy. Chữ là thế, nghĩa lại khác. C viết tắt. L. viết tắt thì tha hồ hồ cái đầu lùng bùng nghĩ bậy.
Tính chơn chớt , thật thà, có sao nói dậy đánh văng chữ nghĩa miền Bắc.
Bên cạnh chửi tục, người Bắc còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa lắm. Chửi cha không bằng pha tiếng là vì vậy. Những lối nói này xử dụng trong những liên hệ, tương quan gần như người quen thuộc, người làng, người hàng xóm, bạn bè. Nó có nhiều cấp độ từ chê bai, khinh bỉ, trách móc, coi thường giận hờn, bực bội.. Nó chứa chất chút gì độc ác, bơi móc từ tính nết chi li từng cử chỉ, gia cảnh, cái nghèo, cái đói, cái bần tiện, rạch ròi từng cái dốt nát, cái ngu xuẩn, cái kém cỏi, cái độc ác của mỗi người.
Tỉ dụ nói mỉa mai : Cái mặt nó vác lên, trông nó đú đởn, ăn cơm hớt ấy, cho chó ăn. Thường sự mỉa mai nhắm vào sự nghèo khổ, sự ăn uống, vào tính nết, về phái tính và sự đe dọa.
– Về nghèo khổ: Dân miền Bắc túng quẫn nên lấy cái ăn, cái uống làm đầu. Lúc giận rủa nhau cũng mang cái ăn uống ra mà nhiếc móc nhau kể cũng không lấy làm lạ. Tỉ dụ diếc móc người ta như : nghèo rớt mồng tơi, nghèo lõ đít, thí cho nó tý tiền, cứ gọi là đói vàng mặt, đói dã họng. Nghe những chữ diếc móc trên đôi khi đau lòng còn quá chửi. Vì thế, người đời mới sợ tiếng diếc móc đến cầm bát cơm lên ăn không nổi..Vì thế có tâm trạng khác nhau : Khi nghe chửi, ta thấy tức giận, khi bị diếc móc, ta cảm thấy nhục. Từ tâm trạng đó kéo ra hai lối phản ứng. Khi bị chửi, ta chửi lại hoặc muốn đánh trả lại, ăn miếng trả miếng trong tương quan bình đẳng và rất có thể tương quan bất bình đẳng, kẻ yếu chửi kẻ mạnh. Nhưng khi bị diếc móc, bị xỉ nhục thì tương quan lệch, kẻ trên-kẻ dưới, nên nạn nhân hầu như không có đòn để đỡ, vì yếu thế không dám đáp trả, cam chịu ẩn nhẫn và cùng lắm nuôi hận trả thù. Cho nên, về mặt tâm lý, bị diếc móc vẫn đau hơn bị chửi. Thông thường những người có văn hoá, những người có địa vị, ở trên người khác có giáo dục thường ít chửi mà nói diếc, nói móc, nhẹ hơn là nói bóng , nói gió..
Về tính nết: Phải quen biết, phải qua lại mới biết nhau, biết từ chân tơ kẽ tóc, đến lúc giận hờn thì mang tính xấu người khác ra rủa. Chẳng hạn rủa : mắt ông viền cải tây rồi, đồ thông manh, trông vậy mà đáo để ra phết, đồ ông mãnh, cứ giãy .. lên như đĩa phải vôi, nhanh nhẩu đoảng, lanh cha lanh chanh. Tất cả những lối nói trên đều dựa vào một sự vật, vào một biểu tượng cụ thể có thật để gợi lên một ý tưởng xấu. Biến cái cụ thể thành một ý niệm trừu tượng
Cả một nếp sống văn hóa, truyền thừa, kinh qua kinh nghiệm mới nhận ra cái tế vi, cái dị biệt mà biên giới nghĩa chỉ cần xảy chân một cái là dùng sai, hiểu sai. Xử lý đúng chỗ, đúng trường hợp hẳn không phải là dễ. Đồ thông manh thì nặng hơn mắt ông viền cải tây. Đồ cám hấp thì nặng hơn đồ dở hơi. Đồ láu cá láu tôm thì nặng hơn đồ ông mãnh. Nói không đâu vào đâu thì khác nói chua như dấm. Cân nhắc vụ việc, đánh giá từng trường hợp, xử lý người – việc – rồi dùng từ.. thích đáng. Tất cả đòi hỏi sự khôn ngoan, tính toán và chải đời. Đó là thứ văn hoá chửi mà không ăn mòn bát mòn đĩa ở miền Bắc không hiểu thấu đáo được.
 Vào đến miền Nam sau này, người dân miền Nam với nếp sống giản dị đã trấn áp người miền Bắc, quy kết là khôn ranh. Bỏ đi Tám. Đù má, nói gì thì nói mẹ nó đi cho rồi, vòng vo tam quốc hoài, mệt quá. Vậy là phải dẹp cái thói xỏ xiên, văn hoa chữ nghĩa. Người miền Bắc di cư chỉ có mỗi một con đường trong lối sống và cư xử mới là dẹp bỏ tất cả những từ chửi bới, diếc móc ở trên. Vì thế, mấy ai còn nhớ đến những lối diếc móc trên.
– Về phái tính: Người phụ nữ miền Bắc vốn là nạn nhân của nhiều thứ, của đủ thứ đến cái gì xấu đích thị là của phụ nữ. Đến cái gì khen thì thật sự cái đó có lợi cho đàn ông. Khen tứ đức tam tòng là lời khen chết người, buộc chặt, trói chân người phụ nữ thành tên nô lệ không công. Khen tiết hạnh khả phong là lời khen trớ chêu nửa khóc, nửa cười. Khen trinh tiết làm đầu là một lối khen họan, khen thiến không hơn không kém, chẳng khác gì hoạn quan. Nói tách bạch ra, con C… là chúa, là vua.
Nhưng những lời nguyền rủa quả không thiếu mà có thừa.
Tôi muốn đứng ra, nghểnh cao cổ, hò hét bênh đàn bà cũng không được. Vì tìm đến nửa ngày cũng không kiếm đâu ra chữ để chửi bọn đàn ông. Thử xem nào : đồ đàn ông đĩ ngựa. Nghe không ổn. Đồ lẳng lơ. Cũng không nghe ra tai. Cuối cùng tìm ra được vài chữ đáng đời : Đồ súc sinh và một chữ dấm da dấm dớ : Đồ cha căng chú kiết. Thật đến là tức, tự nhiên xổ ra được một lô chữ cho hạ hoả : đồ du côn du kề, đồ ăn mày ăn xin, đồ gì nữa nào.. đồ lính tráng.
Cái may của phụ nữ miền Bắc là vào đến trong Nam, họ đã không bao giờ còn bị ai diếc móc như thế nữa.
Than vãn hay dọa nạt: 
Đã nói thì phải nói hết. Bên cạnh đó, ở mức độ chừng mực vừa phải dễ dung nhận được là các lối nói than vãn, hăm đe. Trong lối nói này, người ta tỏ ra một oai quyền, một sự khôn ngoan dà dặn, một sự từng trải, sự hiểu đời, cái hơn người. Chẳng hạn : Các người đừng có vội tí ta tí toét, cứ ỉm đi, cứ im thin thít, thời buổi nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, hơi đâu mà, có dỗi hơi, kêu giời kêu đất, tôi vội vàng mát mẻ nói, đừng có bắt bí nhau, liệu cái thần hồn, bà truyền đời cho mà biết, cứ tẩn cho nó một trận đến lòi tù và ra, vả vào miệng cho tôi, cái giống nhà mày, không có tao thì cả họ này ăn bùn, nó bôi tro chát chấu vào mặt, mấy đứa kia thì đáng vật một nhát cho chết, nó lo xanh mắt và thức suốt đêm, hừ ngỡ là gì, hóa ra hắn nằm vạ, giận cá chém thớt, bà truyền đời báo danh cho mày biết, tôi biết tỏng tòng tong trong bụng ông nghĩ gì, chớ nói gở nó vận vào mình, e xúi quẩy đấy.
Người miền Nam nghe những câu trên là sùng rồi : rắc rối tổ mẹ, cái gì mà ví von qua không hiểu. Qua nói thiệt, qua có sao nói dzậy. Còn mấy cha nội, nói dzậy mà không phải dzậy. Có ngon ra đây, kiểu gì qua cũng chơi ráo trọi. Kiểu gì nó cũng chơi thì né đi cho được việc, dở sách thánh hiền ra đã có câu thánh dậy : tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Phong kiến qua lối xưng hô bị dẹp bỏ.
Có lẽ không ở đâu, không ở nước nào cách xưng hô lại phức tạp lầy nhầy như miền Bắc. Mới đây, trong một chương trình Vidéo, người viết thấy một cô ca sĩ trẻ được người điều khiển chương trình phỏng vấn.. Lúc phải trả lời, cô lúng ba, lúng búng, vì không biết phải xưng bằng anh, chú, bác hay nhà văn với người điều khiển chương trình. Bác có vẻ già quá, anh thì có vẻ hơi xỗ xàng. Ong thì xa lạ. Cậu tớ thì xấc quá. Trong cái cách học ăn, học nói của người Bắc thì bài học vỡ lòng là học cách xưng hô. Trẻ con nào mà không được bố mẹ dạy phải xưng hô tùy theo tuổi đã đành, theo quan hệ họ hàng, theo chức vụ và theo xã giao nữa. Những tiếng thầy bu, thầy u, thầy đẻ, thầy me, cậu mợ, đằng ấy, cậu tớ, người nhớn, con nọï, con kia, huynh, đệ, quan bác, thằng cu, con đĩ, mẹ đĩ nhà tôi, nhà con, ông mãnh, thằng trời đánh thánh vật, thằng chết băm chết bằm tùy trường hợp mà dùng. Nhưng bắt chước người Tầu, ta còn có chữ Gia phụ, Gia Mẫu, Gia Huynh, chỉ bực bề trên hay xá đệ, xá muội chỉ bực dưới. Bấy nhiêu lối xưng hô vào đến miền đất mới như lạc lõng , thi nhau bị * cáp duồn * hết. Không ai nói nữa. Do sức ép hay do tự mình cảm thấy lỗi thời, thấy dởm, thấy cầu kỳ, thấy rắc rối, thấy * không giống ai* thấy cần phải bỏ. Có lẽ thấy cái không giống ai là lý do của sự ra đi không trở lại của các cách xưng hô trên.
Các chữ dùng để gọi, xưng danh quan tước chức sắc cũng nhiều lắm. Cũng phiền lắm. Nhiêu khê lắm. Không xưng đúng danh phận, có thể bị trách, bị giận, bị trù ếm nữa. Nhiều không đếm xuể. Hầu hết, việc hài chức vụ có dụng ý, tâng bốc nịnh nọt. Nó đã dần biến mất khi vào đến trong Nam. Nó biểu tỏ một xã hội phong kiến, đẳng cấp, trên dưới không thích hợp ở miền Nam. Người dân miền Nam cũng là di dân, có cái may mắn không thừa hưởng di sản của một xã hội phong kiến, hủ lậu. Xã hội đó lo kiếm miếng ăn, làm giầu, không nghĩ đến chữ nghĩa thánh hiền, cũng chẳng bận tâm đến kẻ trên người dưới.. Xã hội vừa ổn định, chưa mọc ra những mầm mống của thứ ổn định kiểu trên đè dưới, quan lại, thứ dân, giai cấp thống trị. Làng xã mở toang, không hàng rào vây kín.. Xã hội cũng mở toang mọi phía mà dân là chính, dân là chủ. Sự xưng hô vì thế giản tiện và tuỳ tiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ba má thì là ba má. Khi cần gọi chung là ông già bà già. Nội việc xưng hô cũng thấy miền Nam đuợc cởi trói nhiều theo tinh thần tự do, dân chủ. Người Bắc từ xa tới, lẽ nào không thấy cái hay đó. Lẽ nào không theo, tự ý theo. Để gọi một người ở, người trong Nam chỉ gọi chung chung là người làm, vừa dản dị, vừa không có khinh miệt, rẻ rúng. Vì thế, nếu còn ai gọi cụ đốc thì thay vì là một trân trọng, nó đã biến thành trò cười, mai mỉa. Hóa cho nên, chữ nghĩa có cái thời của nó, thời để sống và thời để chết.
Cách làm ăn có khác, chữ nghĩa cũng đổi khác
Cũng là xứ nông nghiệp, nhưng cách làm ruộng, cách sinh sống cũng khác miền Bắc nhiều lắm. Chữ nghĩa cũng vì thế cũng đổi theo. Rất nhiều chữ, từ miền Bắc , vào Nam không ai dùng nữa, vì đời sống kinh tế, xã hội đã thay đổi.
 Nghề hàng xáo ( xay giã gạo. Trong Nam không có nghề này ), Ruộng chân nhất đẳng, nhị đẳng, ruộng mật điền (Ruộng tốt nhất ) gian buồng, khóa dãy, rau muống lợn, đi đong gạo, dậm lại mái nhà, hòm gian ( Hòm to để đựng đồ trong nhà ), nhà pha (nhà tù), nhà giây thép, xe hòm ( Xe hơi sang trọng ) ngày con nước, đi lưới, cái niêu, nồi đất, chỉnh dầu, rổ rá, dao quay, dao nhựa, một bồ, vuông thóc, giây lạt, dùi đục, cái cũi, đóng cũi, cái cưa xẻ, cái gáo, cái chum, cái lọ độc bình, cái phên nứa, bát chiết yêu, đi bể ( biển), tậu 3 mẫu ruộng, vác thúng, đèn măng xông, cái lồng ấp, cái hỏa lò than. Chữ sau đây cũng xưa lắm rồi, nhưng đến là hay : nhà xí. Nay thi nguời ta văn minh hơn gọi là nhà vệ sinh, trong Nam gọi là nhà cầu, siêu đun nước, cái áo quan, cái nhị tẩu ( tẩu hút thuốc phiện), khay đèn, quạt lông, tràng biên (thân thế một người), đèn ló, cái mả, cái sập, cái phản, quần nái ( quần dệt bằng một thứ hàng tơ tầm sợi thô, nhuộm den ), cái bình phong, con thò lò, đỉa phải vôi, giọng kẻ bể, cái trõng che, cót lúa, một bồ, vuông thóc, gạch bát tràng, gạch lát bổ cau (Lát xiên và dựng nghiêng viên gạch ) gạch vồ, cái mả , rồi có cải mả, đề lao, cái lọ. Tỉ dụ : sách hai cái lọ đi Kín nước. Chữ kín nước nghe thật hay, nhưng cũng ít được ai dùng tới nữa. Cái màn. Rồi từ đó thay vì nói đi ngủ, người ta còn nói vào màn . Thợ ngõa.
Người miền Bắc chân lấm tay bùn, làm ăn vất vả. Miền Nam, ruộng thẳng cánh cò bay, làm chơi ăn thật. Đi mút mùa lệ thủy không thấy nhà thấy cửa, nhất là không thấy tháp chuông nhà thờ, không thấy đình, thấy chùa. Cái nhìn về con người, về đời sống, về cách sinh hoạt làm ăn của người Bắc đã đổi khác. Chẳng mấy chốc cái ngậm ngùi lúc ra đi nay quên hết. Cứ gì chữ nghĩa bỏ quên, đất lề quê thói, phong tục, tập quán, đạo nghĩa cứ thế mà rơi rụng dần dần. Thay vì so đo, khép kín, bảo thủ, giữ lời ăn tiếng nói, giữ phép nhà bắt đầu buông thả. Thay vì chiếu trên , chiếu dưới, có phép có tắc.. nay ăn nói thả dàn, chả kiêng nể gì nữa. Con gái, con đứa nay tụn năm tụm ba đàn đúm , hát xướng, thích thì ra rặng trâm bầu tán tỉnh, mọi chuyện hạ hồi phân giải.
Thành trì cuối cùng : văn minh miệt vườn đối đấu với văn hóa miền Bắc.
Người miền Nam, chữ nghĩa chỉ vừa đủ dùng, nếu không nói là còn sơ sài lắm so với miền Bắc. Nó là thứ văn minh miệt vườn không đủ để ba hoa trên trường văn trận bút. Cái điều đó đã được nhà học giả Phạm Quỳønh nhận xét một cách khá bất công trong cuốn Một Tháng ở Nam Kỳ :
* Chữ Quốc ngữ thì đã thông dụng lắm rồi, đàn bà con trẻ thường biết đọc, biết viết cả.. Nhưng đến văn Quốc Ngữ thì xem ra cái trình độ Quốc Văn đại để hãy còn kém *
Nhận xét đó, có lẽ người trong Nam chả bao giờ quên và thành kiến đó người Bắc cũng chả bao giờ thay đổi. Cho đến giờ phút này, cái văn minh miệt vườn đó, cộng với 20 năm văn học miền Nam đến sau 75 vẫn chưa được nhìn nhận.
Thành ngữ hay lối nói miền Bắc là vốn liếng ngôn ngữ của một dân tộc. Nó tích lũy, thải loại kết tinh những đặc thù, những sắc cạnh của ngôn ngữ, của vốn liếng hiểu biết truyền thừa. Nó không thừa, không thiếu, nó vừa đủ. Nó được xử dụng trong đời sống hằng ngày như kim chỉ Nam, nó đưa ra những tiêu chỉ đời sống, phán xét, nhận định phải trái tốt xấu. Nó là thứ ngôn ngữ đã được đãi lọc, được truyền thừa của sự khôn ngoan, thu gọn lại. Phải là người địa phương, nhuần nhuyễn sắc thái văn hóa bản địa mới có thể xử dụng đúng cách, đúng trường hợp. Người ngoại cuộc, nhất là người ngoại quốc, dù có ở lâu năm tại đất nước đó, chưa dễ giầu gì nắm bắt được tình ý, nội dung hàm ẩn của những thành ngữ đó.
 Miền Bắc, cái nôi văn hóa lâu đời cả nước giầu dân tộc tính nhờ những lối nói, lối viết đó. Nó chuyên chở cả thời kỳ 1000 năm thủ đô Hànội, văn hoá Thăng Long, văn hóa cho cả nước với không biết bao tên tuổi lẫy lừng. Nó không phải tự cao rao, quảng cáo vô bằng. Người và chứng tích văn học còn đầy ra đấy. Viết ngàn trang giấy cũng chưa đủ.
Vậy mà lên khỏi tầu há mồm, cập bến Nhà rồng.. Tất cả những thứ đó đổ xuống sông hết. Bài chiếu Lý công Uẩn dời đô không lẽ mang ra dọa .. Lý Thường Kiệt, bà huyện Thanh Quan cất đi cho rồi vì chóa mắt với xe cộ chậy hà rầm.. đường phố rộng thênh thang, tấp nập người qua lại, xe gắn máy ba bánh nổ bành bạch điếc con ráy. Xe thổ mộ lách cách vui tai thong thả dời chợ Bến Thành đi Ngã Ba ông Tạ, hay đi chợ Bà Chiểu. Chú lái xe thổ mộ ngồi nghiêng bên thành cán xe ngựa thogn chân xuống đất, mồm kêu toóc toóc như dục chú ngựa ráng tý nữa, ráng tý nữa đi cưng. Hoa trái bầy la liệt mua một chục ê hề đủ loại. Bà bán hàng ra giá mua một chục có đầu., nghĩa là chục có thể 11, 12 đến 13 trái tùy theo thỏa thuận. Nội thế thôi, mua bán kiểu kỳ cục Nam Kỳ cũng thấy đủ sướng rồi. Thật đến là kỳ lạ cái xứ Nam Kỳ. Chẳng ai bảo ai, ngay cả đám sĩ phu Bắc Hà, đám trí thức thành thị cũng rứa. Quên hết chơn, hết chọi.. Câu chuyện văn hóa ngàn năm chẳng chống đỡ nổi một ngày.
Người Hà nội, người di cư có văn hóa cao, hoặc các nhà văn thường xử dụng chúng một cách nhuẩn nhuyễn trong lúc giao tiếp, viết lách. Nói văn hay chữ tốt, nói có văn hóa đương nhiên phải biết xử dụng thành ngữ đó, lối viết đó như một thuật ngử, nói ít hiểu nhiều. Miền Bắc có những nhà văn tiêu biểu xử dụng vốn liếng các thuật ngữ này như Trần Tiêu, Vũ trọng Phụng, Tô Hoài, Vũ Thư Hiên, Nguyễn khắc Trường. Đọc họ cũng lý thú lắm.
Vậy mà chữ nghĩa đó vào đến trong Nam đã bị gạt , thải loại không chừa một chữ nào.
 Không muốn nghe, nghe thì gạt đi, muốn nói cũng không được.. Nói ra thì nó đớ đờ đờ. Có duyên, được kính nể ở ngoài Bắc, trong Nam trở thành vô duyên, không ngửi được. Đã thế, chữ nghĩa đễ có cơ tồn tại, nếu nó được các nhà văn dùng..thì đỡ biết mấy. Chính các nhà văn di cư vào Nam như nhóm Sáng Tạo cũng quăng thùng rác không thương tiếc. Chúng bơ vơ , lạc lõng , đầu đường , góc nhà, góc phố, nơi từng nhóm người rồi biến dạng. Không có đám ma. Không kèn không trống. Cái này không phải hoàn toàn lỗi người bản địa mà chính tại người dân du nhập không muốn giữ. Hình như có một thói quen xấu, có mới nới cũ.. Ít ai muốn nhắc nhở, bàn , viết về những chói sáng văn học miền Bắc.
Có lẽ cái mất lớn nhất của dân di cư là mất lối nói, lối viết, nếp sống văn hoá thành ngữ đã bị biến dạng. Nếu còn một thứ văn hoá gì là thứ  Văn hóa chảy. Chảy tuốt luốt. Với cái độ nóng trung bình 35 độ, cái gì cũng có thể chảy được. Bù vào chỗ đó, họ phải đi tìm một hướng viết mới, mới có nghĩa là khác với tiền chiến, khác với Tự lực Văn đoàn. Mới thực sự thì chưa biết là thế nào, chưa biết hình thù nó ra sao, nhưng điều rõ rệt là dứt bỏ truyền thống, cái cũ, trong đó có các thuật ngữ cũ của miền Bắc.. Họ không thích ngồi lau đồ đồng, đánh bóng chữ cũ mà đùa cợt mầu mè, son phấn với chữ nghĩa cho là mới, kêu rổn rảng, lặp đi lặp lại đến lập dịõ. Chữ nghĩa đó mà phần đông họ nói để họ nghe hoặc dành cho một thiểu số trí thức thành thị vốn chẳng đại diện cho cái gì, ngay cả cho chính họ. Chữ nghĩa đó gặp lần đầu thấy lạ thì muốn làm quen. Quen rồi thì chán ngấy muốn lỉnh , vì chẳng nói được điều gì. Chính ở chỗ đó, chữ nghĩa văn minh miệt vườn trở thành nhu cầu tinh thần của đa số dân miền Nam. Cả cái văn hoá miền Bắc đưa vào bị cháy rụi chỉ còn trơ lại ít cột kèo đen thui. Không ai đếm xỉa đến nữa.
Phần người viết, bắt gặp lại nó thấy gần gũi như người bạn cố tri lâu ngày gặp lại. Tự nhiên chẳng khác gì thấy người bạn đầy những tính tốt mà trước đây đã không lưu ý tới. Phải nói nó hay lắm, đượm mầu sắc dân tộc, quê hương, xứ sở
Thay lời kết luận : Nhà văn trước hết là người xử dụng ngôn ngữ như một người đầu bếp dùng rau cỏ, thịt thà, gia vị nấu món ăn. Làm văn không nhất thiết là sáng tạo từ mới, chữ mới. Chùi đồ đồng, đồ cổ không nhất thiết là nhai lại. Bởi vì, cùng một từ, một chữ được dùng đúng trong từng cảnh huống, nó vẫn có chỗ đắc địa. Rất tiếc là trong tất cả các nhà văn miền Bắc di cư vào Nam đã tự mình cắt cái đuôi quá khứ mở ra một lối viết mới. Hay cũng có, mà dở cũng không thiếu. Tuy không vay mượn vốn cũ, vay mượn cái cũ của người làm cái mới của mình thì tự nó vẫn là vay mượn, vẫn là cái cũ, vẫn là đi chùi đồ cũ. Cho đến nay, những suy tư, những trăn trở hiện sinh về sự tồn tại, về ý nghĩa đời sống của các nhà văn ấy, sau 54, xét ra cũng chẳng có đất sống nữa. Chẳng nói đâu xa, lối viết, lối suy nghĩ của trí thức thành thị, trưởng giả vay mượn, đượm không khí phòng trà với cà phê, thuốc lá, ánh đèn mầu, tiếng nhạc xập xình tự nó đã không có đất đứng nữa sau biến cố Phật giáo 63.
Từ đó, chiến cuộc leo thang, lối viết hưởng thụ, suy tư trưởng giả về ý nghĩa đời người, về cái đáng sống hay dư thừa nhường chỗ cho lối viết nhập cuộc, dấn thân. Các nhà văn thời buổi 54-55 một lần nữa trượt dốc, bơ vơ, lạc lõng trong cuộc đu giây chữ nghĩa.
 Cuộc di cư năm 1954 đáng nhẽ là một cuộc hành trình chữ nghĩa, tiếp nối cái sợi giây văn hoá nối dài hai miền, tự nó đánh mất đi khúc ruột liền sản sinh ra một thứ văn chương không gốc. Lẽ dĩ nhiên, cạnh đó, nhiều trào lưu tư tưởng, văn học cũng góp vào các dòng chảy chung đó. Người viết gợi lại những chữ nghĩa của thời xa xưa miền bắc, có những chữ tự nó cũng không còn được dùng nữa ở miền Bắc. Điều đó thật tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng phần đông, chúng vẫn là cái vốn liếng văn hóa của đất nước, của dân tộc nói chung vượt lên trên những đối lực chính trị vốn lúc nào cũng là kẻ thù của văn hóa. Nghĩ như thế mới thấy vai trò và sứ mệnh nhà văn quan trọng đến bực nào. Bài viết này, đã hẳn chưa đầy đủ, vì còn rất nhiều chữ bị bỏ quên chưa được nhắc tới, lại chưa hệ thống hóa đúng mực, nhưng trong chừng mực của một bài báo, thiết tưởng cũng là một hoài niệm của những người di cư nay di tản ra xứ người để có dịp nhâm nhi, dịp nhớ lại và hồi tưởng về một dĩ vãng đã qua. Và có lẽ đó là mục dích chính của bài nầy theo cái nghĩa : Vang bóng một thời của chữ nghĩa.  

36 BÌNH LUẬN

  1. G. S. Nguyễn Văn Lục viết bài này theo thiên kiến hạn hạn hẹp một chiều của riêng ông. Ảnh hưởng của cuộc đi cư 1954 vào miền nam rất sâu rộng : giáo dục,văn học, văn nghệ, báo chí. chính trị….
    Những “chữ nghĩa” mà g.s. NVL liệt kê được nhặt ra từ khắp nơi ở miền bắc, không từ những người đi cư.
    Xét cho cùng mọi thứ trong vũ trụ này đều vô thường thay đổi trong từng giây phút huống chi là chữ nghĩa.
    Đọc bài của g.s. NVL cũng được “tếu” trong chốc lát.

  2. Nhưng mà Ba bia đâu có học tiếng Đức vì tôn giáo đâu !!! Cái này là tiến trình tự nhiên , sau tiếng Pháp , tiếng Anh là tiếng Đức .

  3. Pastor mà như Bill Graham , chỉ vì biết tiếng Đức mà làm lãnh đạo tinh thần cho 4 hay 5 tổng thống của Mỹ . Do thái từ Đức sang Mỹ mà biết tiếng Đức đâu có gì hay . Cũng như người Việt biết tiếng Việt !

  4. Cái thư viện M.Luther King thuộc SJSU đã cử lâu rồi computer của nó không được upgrade . Ba bia dùng nó để vào YouTube xem Tagesthemen mà vì nó biết tiếng Đức khó nên nó cho cái option là hễ nó nói gì thì màn ảnh viết ra cái đó để người xem khỏi hiểu lộn , giống như TV của Mỹ nó có thể display Anh ,Pháp và Spanish ! Cái đó mới ly kỳ !!

  5. “….. nắng đã phai mầu nhớ … “ : người đâu mà viết một bản nhạc mâf f chữ nghĩa hay lạ lùng như thế .

  6. Con người di cư chơhớ chữ nghĩa không “di cư” ,nhất là miền Bắc vào miền Nam ,cùng dân tộc VN ,cùng họ hàng xa gần ,cùng tiếng nói ,cùng chữ viết thì sao nói “chữ nghĩa di cư “?Vn một mẹ sinh ra ,đâu phảỉ như người Tàu ,có 100 thứ tiếng .Triều Châu nói Phuowc kiến không nghe hiểu,Bắc kinh phát biểu ở Thượng Hãi phải có thông dịch , và dân Hồng Kông khó khăn ngôn ngữ khi giao tiếp vói người bản địa. Kết luận là “chữ nghĩa không di cư ‘ mà ngườ Bắc sau 54 ,chính thức chạy thoát CS (nhưng con cháu họ sau này vẫn có người theo CS) vào Nam hoà đồn ngôn ngử qua tiếp xúc báo chí ,học vấn và văn học (trước đó học tiếng Pháp từ lớp mẫu giáo ,,,/cái bằng tiêu học năm 53 còn bằng chữ Pháp).54 chuyển qua dạy tiếng Việt.và vị BTQGGD học ở Pháp đã soạn chương trình qua cht giáo dục Pháp (việt hoá) và văn chương hiện kim thì dưa TLVD vào cht (họ vói thời thế ,còn sống nhưng dả vào văn học sử(*kẻ được đưa vào văn học sử hiện đại lại là nhà CM chống Pháp nhưng suốt thời gian chạy trốn qua biên giới Trung Hoa QG .Ngày MT Đông /CS chiếm toàn TH trở về miền Nam VN và năm 60 “xuống núi làm đảo chánh Đệ ICH. Thua vào TDDS Đài Loan xin TN nhưng ĐL không nhân . Vì tiếng tăm nên không ở tù như các đồng chí khác. Gần đây mơi tiết lộ cuộc đảo chính 60 là do tình báo Pháp muốn lật đổ nền Đê ICH. Như vậy ,nói như một nhà văn sau vụ này ,phê phán nhà văn được ngồi vào VHS là nhà CM nên không bao giờ hài lòng .cuưis muốn đổi mơi do vi không bao giờ hài lòng ói hiejn sống , “Đa Bất Mãn Hoài”?
    Chỉ còn lại một nền văn chương VN sáng chói ,bài phong ,giải phóng phụ nữ và chữ nghĩa lên ngôi mãi tận khi mất miền Nam .Bao thé hệ học sinh Nam Bắc sống ở miền Nam đã học thám nhuần cái loại văn chương chữ nghĩa trong sáng đó và sau này .vói di cư .phông trào văn chương chữ nghĩa nở rộ …và riêng về chữ thì đã hoà dồng Nam Bắc một sô bị biến mất một số sáng tao và được chấp nhận tới tận bây giờ ,làm phong phú chữ nghĩa Vn. Nam Bắc hiểu nhau hơn ,không còn xa lạ ,mà chấp nhận nhau ,hoà đồng nếp sống trong văn minh và tiến bộ của thê giới ..Cho nên không có chữ nghĩa di cư ,chỉ có con người VN trốn chạy CS vào vói anh em miền Nam (cũng như Nam Bắc Triều Tiên ,Đông và Tây Đức vậy)và họ đùm bọc chia sẻ phong tục tập quán cho nhau ,không kỳ thị và cùng chung lý tưởng chống cộng …Họ không nhu Hồ hí minh ,”tôii nói các dồng chí có nghe rõ không”? Trong trai tù khổ sai CS sau 75,Nam Bắc Trung dều vào tù và đều giúp dở nhau,không ai nghỉ Bác Trung Nam ,không ai xa lạ vì chư “vâng.nhé,…” nữa .”Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc /áo nàng xanh anh mến ls sân trường …không ai “khen” chỉ có “thích” . Ở hãi ngoji nghe bài hát “tôi xa Hanội năm em 16 …” vẫn là bài hát đẻ họ nghêu ngao “tôi xa sài gòn năm em 16” Ở đây ,cuộc di cư vĩ đại đầy nước mắt đâu khổ và chết chóc,người ta hát trong nước mắt “tôi đã mất quê hương”.
    Chư có mất đi ,không phải vì miền Bắc vào Nam mà vì đó là biên hoá của chữ nghĩa >Miền Nam không còn nhũng chữư đặc trưng miền Nam thời phon g kiên của Petrus Ký.của Huynh Tinh Của của Nguyễn Chinh Sắc ,và nhất là Hồ Biểu Chánh … Người ta cho đó là sinh ngữ (chữ dang dùng ) và tử ngữ (chữ ít dùng (như chữ bèn,vô lý thậm ” nay biến mất…Những từ mới sẻ gạn lọc vói thời gian,sẻ được dùn còn không sẻ không còn nữa Đó là quy luật mà ngôn ngữ nước nào cũng có …Còn phong tục tập quán thì thời TLVD và sau này ,có cái không hợp thời đã bài xích nhiều ,đã mất đi …và hiện nay ,ở Mỹ hầu như ít ai nghe đến nói đến . Nó tuỳ theo lối sống ,van minh ,trí thức sự hiểu biet mà không còn nữa…
    Vậy có gì mà CA NGỢI một chữ nghĩa miền Bắc ,phong tục miền Bắc .Phải chăng muốn nói Chữ nghĩa Di Cư vào Nam thay đổi bộ mặt không “chữ nghĩa ” của miền Nam? Đúng là trốn thoát CS 48 năm ,lại bàn huyện không đâu … Yêu VN ,đừng nghiĩ Nam Bắc ,vì đã có người nghĩ tới ,vì đã êm ả chạy xuôi theo lich sử “chữ nghĩa’ đã hoà đồng , đã vn ,không còn Nam Bắc Trung ,nhất là sau 75 ,bọn cs Bắc Kỳ vào Nam chiếm nhà cửa đất đai ,đuổi dân miền Nam vượt biên ,vào rừng sau ,sóng cực khổ lầm than trên mảnh đất của họ mà chính tiền nhân họ đã,vì chiến tranh đàng trong đàng ngoài mà phải chay trốn vố Nam (thuộc dịaa VN dành cho Pháp).khai phá cục khổ của tien nhân ,xây dựng và bảo vệ độc lập tự do chống bọn CS “chuyên chinh vô sản”,mà nay kẻ cs chiến thắng vào xâm chiếm cuơp giật làm của cải “Chiến lợi Phẩm” và coi dân Nam , bên thua cuộc như hay độc ác man rợhơn thời thực dân Pháp ,kiêu căng và hãnh tiến…
    Phải làm sao “chiếm lại quê hưong’ ” Chào VN giải phóng ,hồi sinh rồi nay mẹ này em ,vui hôm nay tìm thấy lại ánh mặt trời ,,,(TLC)hay ít nhất “hãy khóc cho quê hươngng ” như tựa đề cuốn sách của nhà văn Châu Phi…

  7. Chử-nghỉa ‘quay vòng đời’ của nó rất chính-xác:
    sanh ra, trưỡng-thành và chết đi…sanh ra, trưỡng-thành và chết đi…sanh ra, trưỡng-thành và chết đi….

  8. Ông Lục nói:
    “Chử-nghỉa di-cư vào Nam”.
    Người Công-giáo nói:
    “Chúa di-cư vào Nam”.
    Ai nói sai?

  9. hohui ” Thế mà chỉ sau mấy tháng, thì miếng beefsteak INTEL đã rơi khỏi miệng đám cẩu Ba Đình để sang Ba Lan”.

    Bản tin mới nhất dưới đây ngày 6/11/2023 xác nhận hohui nói đúng, còn tên Cộng phét vẫn còn “hồ hỡi” ôm lấy bản tin cũ mèm ngày 9/9 của ban Tuyên Giáo Trung Ương gửi cho :

    Intel Backs Out of Planned Vietnam Chip Expansion
    November 09, 2023

    According to a Reuters report, the company expressed concerns about the country’s excessive bureaucracy and unstable power supply.

    • Người ta đem bản chất Khỉ ra khỏi Rừng.
      Chớ làm sao đem bản chất Rừng ra khỏi Khỉ?
      Mỹ nó điên rồi!

      • Trong cuốn sách “Các Cuộc Thương Lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris “, tác giả CS Lưu văn Lợi – người đã có mặt trong phái đoàn Cộng sản ở Hội Đàm Ba Lê, thuật lại rằng : Năm 1973, ngày 7.2, mười một ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris, Kissinger lên đường đi Hà Nội. Tại Hà Nội Kissinger trao cho Phạm văn Đồng một công hàm của Tổng Thống Nixon, trong đó quy định thể thức thanh toán số tiền bồi thường chiến tranh cho Hà Nội là 4,75 tỷ USD. Sau đó Thủ Tướng Phạm văn Đồng giao cho Kissinger mang về cho Tổng Thống Hoa Kỳ một công hàm hoan nghênh tinh thần Mật ước của Nixon và hứa sẽ thi hành nghiêm chỉnh Mật ước này. Như vậy là Mật ước đã có đủ chữ ký của cả hai người cầm đầu chính phủ. ( Trích ).

        Thế nhưng thực tế ngã ngũ ra sao ?

        Tháng 12 năm 1975, phái đoàn dân biểu Mỹ đến Hà Nội, do Dân biểu Gillespie “Sonny” Montgomery dẫn đầu. Họ đã ngạc nhiên khi Việt Nam tiết lộ lá thư của Nixon gửi Phạm Văn Đồng hứa sẽ có 4.75 tỉ đôla viện trợ tái thiết, gồm 3.25 tỉ viện trợ kinh tế và 1.5 tỉ viện trợ thực phẩm và hàng hóa.

        Dân biểu Gillespie Montgomery, sau khi quay về Mỹ, có cuộc điện đàm với Nixon ngày 2-2-1976. Sau đó ông báo cáo là “chương trình tái thiết, vốn đã được xem xét từ nhiều năm, phụ thuộc vào
        a-phía Việt Nam tuân thủ Hiệp định Hòa bình Paris
        và b- vào sự thông qua của quốc hội “.

        Thượng Nghị sĩ George McGovern khi đến Việt Nam tháng Giêng 1976, một lần nữa lại được Hà Nội cho biết về lá thư của Nixon.

        Sau đó, Hà Nội cho công bố lá thư.

        Nixon gửi cho tân chủ tịch Phân ban Hạ viện về châu Á – Thái Bình Dương Lester L. Wolff một lá thư đề ngày 14 tháng Năm , trong đó nhấn mạnh:
        “Không có bất kỳ cam kết nào, dù là đạo đức hay pháp lý, để cung cấp bất kỳ viện trợ nào cho chính phủ Hà Nội.” Và rằng ông đã nói cho Hà Nội vào ngày 12 tháng Hai 1973 là việc cấp viện trợ kinh tế Phụ Thuộc Vào Việc Bắc Việt Nghiêm Túc Thực Thi Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê và Vào Sự Thông Qua Của Quốc Hội Hoa Kỳ.

        Cuối cùng, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu cấm có bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam. Dự luật do Ashbrook bảo trợ (HR 6689) cấm cả việc thương lượng về “bồi thường, viện trợ hay mọi hình thức chi trả khác.

        Bàn về vấn đề này, đài BBC bình luận như sau :

        Trong cái nhìn của Hà Nội, việc công bố toàn văn là cách buộc Hoa Kỳ thực thi trách nhiệm. Tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ Hà Nội không hiểu được những đổi thay trong dư luận cũng như chính trường Mỹ sau 1975. Trong những năm chiến tranh, Hà Nội có thể tận dụng cảm tình của phong trào phản chiến quốc tế – trong khi giờ đây, Việt Nam chỉ là một trong vô vàn các nước Thế giới thứ Ba có tiếng nói yếu ớt. Trong những năm chiến tranh, Quốc hội Mỹ là một định chế phóng khoáng đối lập với nhánh hành pháp bảo thủ; nhưng sau cuộc chiến Việt Nam, cán cân giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp quay ngược hẳn. Cam kết của một tổng thống đã mất hết uy tín lại càng bị xem như một sai lầm, một cam kết không giá trị.

        • Và thế là 591 tù binh Mỹ rời thoát khỏi Hà nội trong khoảng thời gian 12/2/73- 29/3/73 mà Mỹ chẳng tốn 1 xu teng.

          Gần 5 tỷ đô la thời 1973 tương đương với khoảng 32 tỷ đô la năm 2023.

  10. “Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa”

    “Thiên thời” thì Trời cho ta
    Các hảng rởi bỏ Trung Hoa chạy làng
    “Địa lợi” Tạo Hóa đã bang
    Sát nách Trung cộng, dễ dàng dời qua

    “Nhân hòa” yếu tố thứ ba
    “Đỉnh cao trí tuệ đảng ta thiên tài”
    Thất bại là tại thiên tai
    Tay trắng lại hoàn trắng tay đói nghèo

    Đỗ Mười Thị Nở Chí Phèo!

    Nông Dân Nam Bộ

  11. Khà khà khà Tàn Dư Ngụy Cock cứ tự suóng cho mình là văn hay chử tốt. Ấy thế mà khi cần trao đổi từ kinh tế, văn hóa chính trị thì cả thế giói bao gom ca bu MEO bay vèo tơi………..”Hà Lội” (theo cách nói của tàn dư Ngụy Cock) để nói chuyện vói Viet Cộng mà chẳng có thèng nào ghé tói cái Bôn Xa Lít Tờ Sè Gòng bé bằng lổ mủi tại KALI để xem đám già nua bại binh liệt tuóng sống chết ra làm sao.

    Why huh? kakkakakakak

    • He he he ….

      Trước khi Bai Đần đến …Hà lội thì thằng INTEL đã có kế hoạch đầu tư số vốn 4 tỷ 6 trăm triệu đô la để làm chip tại VN…

      Thế mà chỉ sau mấy tháng, thì miếng beefsteak INTEL đã rơi khỏi miệng đám cẩu Ba Đình để sang Ba Lan.

      Nghe đâu thằng INTEL phải chạy mặt đám cẩu Ba Đình vì nhiều “ní ro” như “điện nước” thì như con củ kẹc, rồi nạn cửa quyền tham nhũng thì hết thuốc chữa..v.v..nhưng có một “ní ro” thầm kín mà ít ai biết, đó là thằng INTEL sợ sẽ bị thằng “thủ… Phạm …Chính” yêu cẩu phải cho một thằng Việt cộng vào “ban nãnh đạo của công ty”, như thằng SAMSUNG của Hàn từng gặp phải tình huống khó chịu này.

      Ù má nó, thí mạng cùi để “đánh cho Liên sô và Trung quốc” thì không ai bằng, nhưng về văn minh, khoa học, kỹ thuật thì như con kẹc, (làm con ốc vít không xong), vậy mà hở mồm ra là đòi các hãng ngoại quốc phải cho “một người Việt …cộng vào ban nãnh đạo” mới chịu.

      Phét ơi, thối đéo chịu được!

      • Khà khà khà, em HŨI nên vác cờ dàng khè tới biẻu tình tại GOOGLE, INTEL, GlobalFoundries và mấy cong ty chế tạo mấy con CHIP bán dẩn Semiconductors đừng cho nó tói làm ăn tại Viet Nam đi xem nào , kakakkakakaka.

        Thằng Reuter củng hùa theo bưng bô Viet Cộng húp rồn rột làm cho đám Tàn Dư Già Nua phen ni tức hộc máu mủi đó nghen Hũi, kakkakakakk

        reuters.com/technology/top-us-chipmakers-tech-firms-attend-vietnam-meeting-biden-visits-sources-2023-09-09/

        HANOI, Sept 9 (Reuters) – Top U.S. semiconductors and digital companies including Intel, GlobalFoundries and Google are expected to attend a business meeting on Monday in Hanoi as President Joe Biden visits Vietnam to boost ties, two people familiar with the plan said.

        The meeting, which is still being arranged, would confirm U.S. plans to boost Vietnam’s global role in different segments of chipmaking, as part of Washington’s broader strategy to reduce the sector’s exposure to China-linked risks, including trade restrictions and tensions over Taiwan.

        Intel has a $1.5 billion factory in southern Vietnam for assembling, packaging and testing chips, the biggest in its global network, and has had plans to expand it.

        Amkor is building near Hanoi “a state-of-the-art mega factory for semiconductor assembly and testing,” Treasury Secretary Janet Yellen said on a visit to Hanoi in July. The company has dozens of open positions on its Vietnam web page.

        Chip designing firm Marvell has said it plans to build a “world-class” centre in Vietnam.

        U.S. officials have repeatedly said that assembling and designing were the segments of the chipmaking industry where Vietnam was likely to grow faster, although a shortage of engineers could slow the industry take-off.

        Vietnam has also ambitions to build its own chipmaking factories, or fabs. GlobalFoundries is specialised in making integrated circuits on wafers for smartphones, cars and other applications.

        Vietnam is a major exporter of smartphones and electronics.

        An executive at a major U.S. chips firm said the Vietnamese government had been holding meetings with most major chips companies in the country, including Intel, Samsung (005930.KS) and Qualcomm (QCOM.O), to ask for advice on setting up the country’s first fab.

        U.S. officials have also said an upgrade of formal ties with Vietnam could help collaboration on artificial intelligence (AI), a sector in which Google is a major global player.

        Vingroup (VIC.HM), Vietnam’s largest conglomerate and the parent of Nasdaq-listed electric car maker VinFast , has a unit focussed on AI.

        • He he he …Lại VinPhet…kiểu Frankenstein “đầu gà, đít vịt, đuôi bò, ruột heo…” chả biết ngáp ngáp được mấy con trăng.

          Thằng “bố ghẻ…Tập” của Chọng nú khôn ngoan nên chỉ yêu cầu các công ty đầu tư ở nước ngoài phải ký bàn giao công nghệ sau 5 năm hoạt động chứ không “đòi” hỏi …ngu xuẩn như thằng “thủ Phạm Chính” của nhà Phét.

          Sở dĩ thằng “thủ Phạm Chính” không đòi “bàn giao công nghệ” vì bọn chúng biết rằng dù có được bàn giao công nghệ thì – với trình độ (như tiến sĩ …xây dựng đảng…v.v..)
          của Việt cộng – dù có cầm tay dạy việc thì cũng đek làm nên trò trống gì, nên mới “đòi” phải cho một người Việt (cộng) được vào ban “nãnh đạo” để cho đám bò đỏ (như Phét) được dịp há mõm ra “ẳng” rằng :ngạo nghễ quá Việt Nam ơi! ….

          (He he he …Đám bò đỏ họ nhà Phét không rống… moooo…như bò mà lại “ăng ảng” như…cún)

          Tội nghiệp cún!

          Tội nghiệp bò!

          Tội nghiệp Phét!

          • Khà khà khà, Hũi oi là Hũi, hàng năm Tàn Dư Ngụy Cock và con cháu cú lục tuc kéo nhau về VIET NAM để thuỏng thức thành tụu do VC chúng anh tạo ra , sau đó trở lại MẺO, PÁP, ÚC lại chửi rủa sùi bọt mép.

            Thái độ nhổ ra rồi liếm lại như rứa thì……….Nàm Sao gọi là chính nghỉa để rùi hô hào toàn dân đứng lên LẬT ĐỔ CỘNG XÃNG , kakakkaakakk.

            Đám Tàn Dư Cock Chết này có sống tói 1000 năm thì củng thế thôi vì bất tài bất trí bất lực và thất đức.

            Bọn Mẻo bọn Anh bon PÁP tat cả chúng nó đều đả một thời đuọc NGUY SAI GÒN tôn làm cha chú, ấy thế mà bi giò quay lại ve vuốt tán tụng Viet Cộng chúng anh hết cở thợ mộc từ kinh té , chính trị , văn hóa xa hội trong khi đó thì TÀN DƯ NGỤY CCOCK cứ khóc lóc cay cú một mình trong bóng đêm suốt 48 năm kkakakakkaka.

            What’s the Fk, HŨI , kkakkakkakak

          • Hahaha, Phét có thể làm 1 thứ mirror để dân hải ngoại xem mình chống Cộng kiểu con cá sặc gì . Hay chỉ chống chống Cộng, aka ủng hộ chánh quyền của, do, bởi & vì Phét & the likes

  12. Dân bắc kỳ di cư ,thường thường viết
    ít sai lỗi chính tả lắm ,bởi vì họ tiếp
    xúc nhiều với giọng miền Nam,nghe
    nhiều và so sánh để chọn ra chữ đúng
    nhất .
    Bài này ông Lục viết sai lỗi chánh tả hơi
    nhiều.

    • Dân Bắc 54 với dân Sài Gòn trước năm 1975 là thế hệ cổ lỗ sĩ, nói, viết phải đầy đủ ngữ pháp đầu đuôi dài lòng thòng.
      Dân Bắc kỳ cộng sau 75, “tiến bộ văn minh” hơn nên thường rút gọn chữ nghĩa cho đỡ tốn nước bọt.
      Thí dụ: bí thư tỉnh bảo cô thư ký xuống công ty nọ để Giao tiếp và bàn thảo về một Hợp đồng xây dựng, nhưng nói thế thì dài dòng quá, nên d/c ấy rút gọn: cô xuống gặp mặt giám đốc ấy rồi…Giao hợp xong là chúng ta tiến hành khởi công.

  13. Tran Vo 08/11/2023 at 18:31

    Nhớ lại những năm đầu hồi đám khỉ Trường Sơn, hang Pắc Bó, đàn bò vàng tràn được vào các đô thị miền Nam, người dân miền Nam kinh ngạc khi nghe những ngôn từ của bọn rừng rú này như nhà ỉa, xưởng đẻ, v.v…:

    (Trích ) Xưởng Đẻ: Sau năm 1975, người dân Miền Nam rất ngỡ-ngàng khi thấy những Nhà Bảo-Sanh bị đổi tên là Xưởng Đẻ. l Xưởng là nơi chế-tạo, sửa chữa vật dụng, là nhà máy sản xuất đồ dùng, ví dụ như Xưởng May sản xuất quần áo, đóng tàu, xưởng đóng giày , xưởng đúc súng đạn, xưởng cơ-khí, v.v…chỉ thuần dùng cho vật dụng chớ không bao giờ dùng cho con người.
    Còn Nhà Bảo Sanh là nơi bảo-vệ cho sự sanh sản của phụ nữ được tốt đẹp, được “mẹ tròn, con vuông”, hàm ý bảo vệ, chăm sóc cho sự sanh nở được suông sẻ theo như quy-luật của tạo-hóa dành cho con người.
    Dùng danh từ Xưởng đẻ là xem người phụ nữ như là những cái máy sản-xuất, hài nhi chính là vật dụng, cho nên, đối với Việt-Cộng, con người chỉ là vật dụng dùng để cho đảng CS sai-khiến, không hơn, không kém. Chính vì vậy, trong chiến-tranh, đảng Cộng sản không xem quan-trọng về thiệt hại nhân mạng, chết bao nhiêu cũng được miễn sao đảng CS đạt được một số nhu-cầu nào đó là được. Do đó, họ không ngần ngại dùng chiến-thuật biển người, lớp nầy chết, họ xua lớp khác lên cho đến khi nào tan nát hết hàng quân mới chịu thôi.

  14. He he he …Thực ra thì tại Hà Nội có hai “giống” người: người Hà Nội và người Hà Lội.

    Trích: “Trẻ con nào mà không được bố mẹ dạy phải xưng hô tùy theo tuổi đã đành, theo quan hệ họ hàng, theo chức vụ và theo xã giao nữa. …”

    Giời ạ, Đó là những ngày chưa có …”đảng”!

    Sau ngày những “người Hà Lội”…..vào tiếp thu Hà Nội thì ngôn ngữ của người Hà Nội thanh lịch chính gốc đã dần biến mất vì một số vào Nam, một số phải về quê (một hình thức đi “kinh tế mới”), một số thì phải đi “cải tạo” ở vùng rừng thiêng nước độc, chết dần chết mòn,….còn một số ở lại Hà Nội thì bị đảng liệt vào hạng …mạt, sống khốn khổ, chui rúc với đám “vô sản lưu manh”, nên ngôn ngữ của người Hà Nội gốc cũng bị …đồng hóa một phần bởi những “người Hà Lội….mới”.

    Khi những người “Hà Lội Mới” lên làm chủ đất kinh thành thì cũng có một số cố gằng b>lột lưỡi để giống người Hà Nội, nhưng cũng có “một bộ phận không nhỏ” người “Hà Lội…mới” không tài nào “nột được nưỡi”, và cứ thế , “chó đen vẫn giữ…mực” ( điển hình như ngài cựu bộ chưởng bộ …ráo rục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ “lói ngọng níu ngọng no” mà cứ thích…lói).

    Chưa hết, sau ngày tiếp thu, thì đảng đã cho tất cả gọi nhau, xưng hô nhau là đồng chí, như thế thì khỏi cần phải phân biệt thứ bậc ông – bà, cô chú, cha mẹ, anh chị…..gì cho…mệt (ngoại trừ “ông cụ” là đươc gọi là “bác” Hồ)

    Còn những từ như “đụ, địt, đéo, phét ..” là những từ ..nhạy cảm”, phải dùng quan hệ mới đúng.

    Ví dụ:

    Câu chuyện trong gia đình “đồng chí” Phét có đoạn như sau:

    “Đồng chí bố Phét …..”quan hệ” đồng chí mẹ Phét, đẻ ra đồng chí Phét.. cả ba đồng chí ấy cùng ngủ chung một giường, Đồng chí mẹ nằm ngửa cho đồng chí Phét bú ở trên, còn đồng chí bố thì bú ở dưới…

    Cám ơn “bác và đảng”, nhờ ơn “bác và đảng” mà cả ba đồng chí nhà Phét cùng được “xung xướng” mà không cần bị phân chia ….”rai cấp”!

    Đúng không đồng chí Phét?

  15. Học cao hiểu rộng là kẻ sĩ

    Dám đào mồ vua thời phong kiến
    D́ám cả gan kết tội bêu đầu
    Đương kim vua như nhược Khải Định
    Ta thì ngậm câm là vì đâu?

    Hơn thế nữa ta sống tại Mỹ
    Xa cộng phỉ nửa quả địa cầu
    Học cao hiểu rộng là kẻ sĩ
    Ngậm câm cúi đầu thì lòng nào!

    Nông Dân Nam Bộ

    • Trần Trung Đạo nhận định chiện “đấu tranh” là trách nhiệm của dân trong nước . Người hải ngoại đừng có đứng sớ rớ . Có thể có những người thật sự nghe theo lời khuyên của TTĐ.

      me, i prefer raisin the stakes, & the levels of difficulty.

  16. Bạn có cảm thấy ta đáng khinh?

    “Ai về âm phủ hỏi Gia Long,
    Khải Định thằng này phải cháu ông?
    Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ,
    Trăm gia ba chục khổ nhà nông.
    Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến,
    Năm ngoái qua Tây ỉa vãi vùng.
    Bảo hộ trau dồi nên tượng gỗ
    Vua thời còn đó, nước thời không”

    Cụ nghè Ngô Đức Kế hỏi Gia Long!

    Sống thời phong kiến còn vua chúa
    “Thư Thất Điều” Cụ Phan Châu Trinh
    Đanh thép hài tội Vua Khải Định
    Sống thời văn minh ta Làm Thinh!

    Bạn có cảm thấy ta đáng khinh?

    Nông Dân Nam Bộ

  17. Ta có bao giờ như bây giờ?

    Ai cũng biết cái nôi văn học
    Và cũng là cội nguồn dân tộc
    Lịch lãm như văn nhân Bắc Hà
    Nhưng rồi trong tay thằng sang độc

    Ta có bao giờ như bây giờ?
    Một bầy lãnh đạo đồ ngu ngục
    Cờ lờ mờ vờ toàn i tờ̉
    Tội đồ dân tộc gây ô nhục!

    Có thời nào như thời rợ Hồ?
    Lãnh đạo thô bỉ vô liêm sỉ
    Ăn tạp ăn bẩn như cá vồ
    Nhân loại nhìn ta đều khinh bỉ!

    Nông Dân Nam Bộ

  18. Trong bài, T/g NVL có đề cập tới cách gọi bộ phận sinh dục của Nam và Nữ, tôi nhớ lại trước 1975, các Nhà báo, Phóng viên… thường tập trung tại La Pagode, Givral để tán gẫu và săn tin. Một Nhà báo đưa ra đề nghị :

    Nếu dùng ngôn ngữ bình dân C… và L… để chỉ bộ phận sinh dục của Nam và Nữ thì không được thanh tao, nên tốt nhất, chúng ta dùng ” Khu vực nhạy cảm ” ( KVNC ) hoặc ” Vùng nhạy cảm ” ( VNC ), thì chính xác và lịch sự hơn ” .

    Tất cả đồng ý. Từ đó các báo đều đưa tin :

    – Trong 1 vụ đánh ghen, bà Lê thị H dùng vật nhọn đâm vào ” Vùng nhạy cảm “, khiến tình địch bị thương tích trầm trọng.

    – Trong 1 tai nạn giao thông, Anh Trần văn B bị thương khá nặng ở ” Khu vực nhạy cảm “.

    Thế mà, sau 30/4/75, bọn Văn nô, bồi bút …. của VC dùng 2 cụm từ này rất vô tư, thoải mái … mà không biết NGƯỢNG. Chúng gọi vùng biển ở Trường Sa, Đại sứ quán của Chệt ở HN và Lãnh sự quán tại SG là : VNC hoặc KVNC. Chẳng hạn :

    a- Tại Trường Sa, tàu Cảnh sát biển VN đã dũng cảm chạy vào VÙNG NHẠY CẢM.

    b- Để bảo đảm an toàn cho ĐSQ và LSQ của TQ, trước các cuộc biểu tình, Công An, Dân phòng…. đã canh gác cẩn mật 2 KHU VỰC NHẠY CẢM này.

    Sau khi ĂN CƯỚP được MN, tất cả mọi lãnh vực đều thối hoắc và Ngôn ngữ cũng cùng chung SỐ PHẬN.

    LCL.

  19. Chỉ nói thía lày, với những tư di như của Nguyễn Văn Lục trong bài này, khả năng hòa giải hòa hợp về văn hóa giữa hải ngoại & trong nước rất cao, với đk TẤT CẢ mọi người ngoài này đều PHẢI xem những lời khuyên của Nguyễn Văn Lục là chí lý, phải học & làm theo .

    Aint we glad nobody give a xít about những lời khuyên, lời nhận định của Nguyễn Văn Lục ?

    Phải chi bác đừng có bỏ Cộng Sản . Tụi Cộng Sản con 1.5 như Nguyễn Ngọc Chu, Đoàn Bảo Châu, Thái Hạo, Chu Mọng Lông … ngôn ngữ & khẩu khí tụi nó cũng ngang ngửa NVL.

    Chỉ lói thía lày, những “nhà văn” viết theo lời khuyên của Nguyễn Văn Lục, 1975 họ rũ bùn đứng dậy là người Cộng Sản hít chơn hít chọi lun . Trong khi những người “nhà văn miền Bắc di cư vào Nam đã tự mình cắt cái đuôi quá khứ mở ra một lối viết mới. Hay cũng có, mà dở cũng không thiếu. Tuy không vay mượn vốn cũ, vay mượn cái cũ của người làm cái mới của mình thì tự nó vẫn là vay mượn, vẫn là cái cũ, vẫn là đi chùi đồ cũ. Cho đến nay, những suy tư, những trăn trở hiện sinh về sự tồn tại, về ý nghĩa đời sống của các nhà văn ấy, sau 54, xét ra cũng chẳng có đất sống nữa. Chẳng nói đâu xa, lối viết, lối suy nghĩ của trí thức thành thị, trưởng giả vay mượn, đượm không khí phòng trà với cà phê, thuốc lá, ánh đèn mầu, tiếng nhạc xập xình tự nó đã không có đất đứng nữa sau biến cố Phật giáo 63.
    Từ đó, chiến cuộc leo thang, lối viết hưởng thụ, suy tư trưởng giả về ý nghĩa đời người, về cái đáng sống hay dư thừa nhường chỗ cho lối viết nhập cuộc, dấn thân. Các nhà văn thời buổi 54-55 một lần nữa trượt dốc, bơ vơ, lạc lõng trong cuộc đu giây chữ nghĩa” lại là những kẻ đi vào trại cải tạo của cái chế độ trí thức ngoài này bắt đầu mến mộ

  20. “Nhưng mới người cũ ta. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ suốt đời mang cái nghiệp phải sáng tạo cái mới. Sáng tạo không ngừng”

    Nguyễn Văn Lục là 1 ông giáo gốc Việt, qua tới đây gòi cứ theo quán tính tư di đó mà sống dựa (hẳn) vào cộng đồng người Việt . Trợ cấp cũng đủ tiền nhà tiền ăn, cứ sống vậy cho đến hết đời nên hổng bít ý nghĩa của “sáng tạo”

    Nah, id better shut up. Cứ để NVL truyền bá cái tư di cũ xì của ông . Người đọc của ĐCV chủ yếu là những người như hoặc/và bằng tuổi như ông ta, còn lại là những người trong nước .

    Cũng khám phá ra hiện tượng “ngày Mỹ đêm Việt” trong “trí thức” gốc Việt ngoài này . Ban ngày đi làm với Mỹ có thể có những phát minh ở forefront ngành mình làm, ngoại trừ Tưởng Năng Stench thì moot, nhưng chiều về tới nhà lại cà ịch cà đụi đọc & dịch sách tám hoánh tới độ has nothin 2do với ban ngày của họ . Nói chuyện với đồng nghiệp thì dùng ngôn ngữ mới tới độ chỉ có chuyên môn mới hiểu, nhưng nói chuyện với người Việt thì lại khuyên đừng thấy cái gì của Mỹ cũng hay, nhứt là nói chuyện với giới trẻ hơn, thế nào cũng khuyên đừng “Mỹ” quá mà quên đi “đất nước”. Tự hào chức mình đủ to để mình có thể đem cơm thịt kho Tàu với củ cải muối đi ăn trưa chung với đồng nghiệp

    Cũng có loại như Tưởng Năng Stench, đi làm cho qua bữa, để lấy tiền đi nhậu, bảo hiểm cho con cái, và đi lang thang . Về tới nhà là lăn vào đọc sách báo Đảng, văn thơ cách mạng . Đọc mấy khứa này đek thấy kiến thức chiên môn của hắn ở đâu hít chơn hít chọi á, nhưng Stench mùi cách mạng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên