Cuộc chiến Giang – Tập & Đại hội đảng CS TQ 19 (2)

Sự kín kẽ của các nhân vật thân cận với Chủ tịch Trung Quốc đã tạo ra thách thức lớn đối với các quốc gia khác. Ở một mức độ nào đó, chính phủ Trung Quốc hiện nay là một chính phủ "bảo mật" tốt nhất của nước này trong 66 năm qua.

0
Ông Vương Hộ Ninh (giữa) cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tại kỳ họp quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3. Hình: Chinanews.

Vương Hộ Ninh – Thư sinh trầm lặng

Trang Đa Chiều cho hay, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Quốc Vương Hộ Ninh không phải là “hồng nhị đại” – hậu duệ của các nhà cách mạng Trung Quốc hay “quan nhị đại” – con cháu của các quan chức nước này.

Ông Vương là điển hình của một phần tử trí thức cao cấp, một học giả và là giáo sư. “Hay gọi theo cách khác, ông Vương là một… thư sinh”. Vương Hộ Ninh luôn có mặt trong toàn bộ hành trình công du của ông Tập Cận Bình.

Vương Hộ Ninh được chính giới Trung Quốc ví như “quốc sư ba triều” khi từng là “quân sư”, cố vấn cho các cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và là “người dẫn đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Dù không nắm trong tay những quyền lực lớn, nhưng ông Vương đang là chuyên gia có uy tín nhất tại Trung Quốc hiện nay về lý luận và thực tiễn chính trị.

Lý luận của Vương Hộ Ninh có ảnh hưởng rất lớn đến đường hướng phát triển toàn diện của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại và cả tương lai. Thậm chí có quan điểm đánh giá, “mô hình Trung Quốc” chính là “mô hình Vương Hộ Ninh”.

Tờ New York Times (Mỹ) hôm 30/9 cho hay, Vương Hộ Ninh là thành viên thuộc nhóm tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là giáo sư chính trị học tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, nghiên cứu xã hội Mỹ.

Giai đoạn 1988-1989, Vương Hộ Ninh là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Iowa và Đại học California-Berkeley, Mỹ. Trong quá trình nghiên cứu, ông quen biết với nhiều học giả Mỹ.

Tuy nhiên, những học giả người Mỹ quen biết với Vương đều cho biết hiện nay họ rất khó tiếp cận được với quan chức 60 tuổi này.

Không riêng Vương Hộ Ninh duy trì khoảng cách và “lạnh nhạt” với các quan chức phương Tây mà các cố vấn khác của ông Tập Cận Bình đều có thái độ tương tự.

Vương Hộ Ninh (thứ 3 từ phải) tháp tùng ông Tập trong chuyến công du Mỹ từ 22-25/9. Ảnh: The New York Times.

Tháp tùng ông Tập Cận Bình trong chuyến công du Mỹ hồi cuối tháng 9, Vương Hộ Ninh cũng tỏ ra là một người lạnh lùng, không thân thiện.

Từ năm 1988, Vương Hộ Ninh đã có bài viết “Phân tích phương thức lãnh đạo chính trị trong tiến trình hiện đại hóa”, đăng trên tờ “Phúc Đán học báo”, trong đó nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc nên theo đuổi cơ chế lãnh đạo “tập quyền” chứ không phải “phân tán”.

Theo ông Vương, cơ chế “lãnh đạo thống nhất” sẽ giúp Trung Quốc tránh được những xung đột không cần thiết giữa nhiều đường lối và quan niệm đối lập.

Vương Hộ Ninh nhận định, Trung Quốc cần mô hình lãnh đạo tập trung bởi điều này “giúp mở rộng chưa từng có phạm vi quyết sách của lãnh đạo chính trị”.

Một điều rất dễ nhận thấy, cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình khởi xướng cũng như “đại cải tổ” quân đội, cắt giảm 300.000 biên chế là những bước đi lớn để Bắc Kinh thực hiện chiến lược tập trung quyền lực về Trung ương.

Tiến sĩ xã hội học Đại học Trung Văn Hồng Kông Ngụy Thừa Tư – người từng cộng tác với ông Vương vào cuối thập niên 1980 – cho biết luận thuyết của Vương Hộ Ninh về cơ chế lãnh đạo tập trung đã hoàn thành từ năm 1986 và nộp cho Ban bí thư Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đại yến tiệc mùa thu

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc đang đến gần, phe cánh của Giang Trạch Dân trong Bộ Chính trị còn nhiều. Để tránh việc Giang Trạch Dân can thiệp vào Đại hội 19 như lần trước đây, Tập Cận Bình cùng Vương Kỳ Sơn quyết tung chiêu mới khống chế ông Giang can thiệp vào “đại yến tiệc mùa thu” này.

Ông Vương Kỳ Sơn nối bước ông Tập Cận Bình để lựa chọn đại biểu cho Đại hội 19. (Ảnh: Erabaru)

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thiết lập cơ sở cho phép công dân tố cáo quan chức, không giới hạn đối tượng bị tố cáo và có thể khởi kiện tới cả lãnh đạo “cấp chính quốc”, tức cấp cao nhất.

Đồng thời bổ sung thêm quy định quan chức phải khai báo sở hữu tài sản và tình hình cư trú của người thân tại nước ngoài. Phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình đã sử dụng hai chiêu trên khiến người cầm đầu phe đối thủ của mình là ông Giang Trạch Dân phải “ngậm miệng”, mục đích tránh sự can thiệp từ phe ông Giang trong việc bố trí nhân sự cho đại hội 19.

Truyền thông Hồng Kông ngày 9/5 đăng bài bình luận, theo truyền thống tại mỗi nhiệm kỳ mới của ĐCS Trung Quốc, các cựu ủy viên thường trực đã nghỉ hưu đều đặc biệt “quan tâm” đến phương diện bố trí nhân sự, ai cũng muốn người của mình dành được ghế trong Bộ chính trị, không thì sẽ bố trí đề bạt từ địa phương lên trung ương nhằm duy trì sức ảnh hưởng. Việc làm này khiến giới chức cấp cao của ĐCS Trung Quốc không thể không thỏa hiệp để cân bằng các phương diện.

Đại hội 19 của ĐCS Trung Quốc sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay, trước đó là hội nghị Bắc Đới Hà – diễn đàn của các cán bộ lão thành chính trị, được xem là “gõ nhịp” cuối cùng của việc tuyển chọn nhân sự cho đại hội 19, khoảng vài chục nguyên lão “cấp chính quốc” và mấy trăm “cấp phó quốc”, trong số họ sẽ có người biểu đạt sự quan tâm hoặc đề xuất các kiến nghị của mình.

Bài bình luận cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ sự ngán ngẩm đối với việc “quan tâm” quá mức của các nguyên lão đã nghỉ hưu và muốn loại bỏ sự can thiệp của họ vào việc lựa chọn nhân sự của Đại hội 19. Vì vậy để bài trừ sự can nhiễu, ông Tập đã bổ sung điều khoản “công dân có thể kiện lãnh đạo cấp chính quốc”, nhằm hy vọng các nguyên lão tự biết khó mà lui.

Ngoại giới cho rằng, trong các cán bộ lão thành thì ông Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo là minh hữu của ông Tập, đã đem toàn bộ quyền lực chuyển giao cho chính phủ của ông Tập. Vì vậy hiển nhiên, ông Tập sẽ không lo lắng về sự quan tâm của hai ông này. Vấn đề mà ông Tập đang thật sự phải đối mặt chính là tập đoàn Giang Trạch Dân, những người không cam lòng mất đi quyền lực.

Chu Vĩnh Khang và “ngôi sao ngã ngựa” Bạc Hy Lai.

Bài bình luận nói, cựu Thường ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang hiện đang lĩnh án tù chung thân, tuyệt đối không phải “đại lão hổ” cấp chính quốc duy nhất chốn quan trường Trung Quốc, thủ đoạn và kinh nghiệm vơ vét tài sản của gia tộc họ Chu và các nguyên lão đã nghỉ hưu rất giống nhau, tất cả đều dựa vào quyền cao chức trọng.

Vì vậy, việc công dân có thể khởi kiện lãnh đạo cấp chính quốc, tự nhiên sẽ khiến các nguyên lão và gia tộc phải dè chừng ở một mức độ nhất định nào đó.

Tháng 4, truyền thông Trung Quốc đưa tin, trên website của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có thêm mục “Trung tâm tố giác” phục vụ công dân tố cáo quan chức, có thể trực tiếp tố cáo quan chức cấp quốc gia hay các lãnh đạo cấp thường vụ, hơn nữa người tố cáo có thể không cần phải ký tên.

Bình luận viên Đường Tĩnh Viễn của đài truyền hình Tân Đường Nhân cho rằng chiêu “dân chúng có thể tố cáo lãnh đạo cấp cao” có thể xuất phát từ hai nguyên nhân lớn. Thứ nhất có thể liên quan đến đại hội 19, áp lực dư luận đối với các quan chức cấp cao có vấn đề sẽ thuận tiện hơn cho cuộc thanh trừng.

Nguyên nhân thứ 2, rất có thể ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đang chuẩn bị đánh hạ thêm một “đại lão hổ” trong thời gian sắp tới.

Từ tháng 5/2015, sau khi Bắc Kinh thực hiện cải cách tư pháp“có án phải lập, có kiện phải xử”, đã có 200.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà tại Trung Quốc đệ đơn khởi kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dận về tội vu khống và bức hại Pháp Luân Công.

Đường Tĩnh Viễn cho rằng vấn đề này có thể đẩy làn sóng khởi kiện ông Giang Trạch Dân lên thành cao trào. Về khách quan, những vụ khởi tố đang trợ giúp rất nhiều cho chiến dịch “đả hổ” của ông Tập Cận Bình, ông Tập có thể thuận ý đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.

Cùng việc người dân có thể tố cáo lãnh đạo cấp cao, văn phòng Trung ương và văn phòng Bộ Ngoại giao đã in ấn và phát hành “Quy định quan chức cấp cao thực hiện báo cáo cá nhân” và “Những biện pháp xử lý kết quả hạch tra báo cáo cá nhân của quan chức cấp cao”. Hai phòng nhấn mạnh “lãnh đạo quan chức các cấp, đặc biệt là quan chức cấp cao cần đi đầu trong việc chấp hành”.

Trong quy định mới này có thêm mục tiền gửi ngân hàng cá nhân, phối ngẫu, và con cái ở trong và ngoài nước, cũng như tình trạng đầu tư. Truyền thông Hồng Kông phân tích, chiêu này rõ ràng đang nhắm vào các vị nguyên lão đã về hưu.

Hồi tháng 2 truyền thông Hồng Kông tiết lộ, Bộ Chính trị đã đưa ra 4 quy tắc trong việc đề bạt các vị trí Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, v.v.., trong đó bao gồm người được đề cử phải công khai tài sản cá nhân.

Trong khoảng thời gian ông Giang Trạch Dân cầm quyền (1989 – 2012) bao gồm cả chính thức và không chính thức đã thực thi chính sách “trị quốc hủ bại”, bố trí thân tín của mình trải rộng Trung Quốc, quan càng to càng hủ bại, gia tộc những nhân vật này đều sở hữu khối tài sản khổng lồ. Vì vậy, 4 quy tắc của Chủ tịch Tập được coi như “miếng sát thủ” nhằm chặn con đường thăng quan tiến chức của phe ông Giang.

Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tại đại hội thứ 18. (Hình: Zimbio)

Học giả Trung Quốc Tân Tử Lăng nhận định, tương lai việc dùng người của ông Tập nhất định sẽ chọn người cùng chí hướng với mình. Trong việc tổ chức hệ thống của Chủ tịch Tập Cận Bình nhất định thoát khỏi sự quấy phá và ngăn chặn người của phe ông Giang gia nhập Bộ Chính trị.

Trong Đại hội đảng bộ tỉnh Hồ Nam được tiến hành trong 2 ngày 15-16/05 vừa qua, tổng cộng đã có 64 cái tên được tuyển chọn làm Đại biểu Đại hội 19. Và ông Vương Kỳ Sơn hiện là Thường ủy Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã được tuyển chọn làm đại biểu Đại hội 19 của địa phương này. Sự kiện này được các kênh truyền thông Trung Quốc đưa tin nhấn mạnh.

Những tin tức đã công khai cho thấy rằng, đã có 3 cái tên Thường ủy Bộ chính trị Trung Quốc “được chọn” làm đại biểu Đại hội 19 tại các địa phương, trong đó bao gồm cả việc ông Tập Cận Bình được chọn với hình thức “tuyển chọn toàn phiếu” tại Quý Châu vừa qua. Trong các Ủy viên Bộ chính trị, thì có ông Vương Hộ Ninh cũng đã “được chọn” làm đại biểu Đại hội 19 của tỉnh Hải Nam.

Theo truyền thông trung ương Trung Quốc, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc đều có thể trở thành đại biểu Đại hội 19 thông qua phương thức “Trung ương trực tiếp đề danh”, đây là cách làm chưa có tiền lệ của ĐCSTQ.

Theo NTDTV 02

(Tin Đa Chiều )

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên