Ai cũng biết cộng sản Quốc tế đã sụp đổ trọn vẹn như chưa từng có, ngay trên quê hương của nó. Nhưng sự sụp đổ vụng về nên còn để lại đây đó vài mảnh vụn: Tàu, Bắc hàn và Việt Nam. Tuy mảnh vụn nhưng đủ trở thành một tai vạ thảm hại cho 3 dân tộc ở bờ Thái Bình dương.
Trong gần đây, có không ít người Việt Nam, nhứt là những người tranh đấu cho dân chủ, lãnh tụ đảng phái, nhà báo, …thường đưa ra lời dự đoán «Việt nam sẽ hết cộng sản trong năm tới, trong vài năm nữa, …. » . Nhưng tới nay thì kỳ hẹn ấy đã qua khá xa, Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu khả dĩ lạc quan. Người ta nói theo sự nóng lòng với đất nước .
Cộng sản đang nắm quyền không thể tự thay đổi, từ bỏ cộng sản để cho đất nước tốt đẹp.
Cộng sản chỉ từ bỏ chánh quyền khi có sự can thiệp cần và đủ.
Vậy chừng nào cộng sản hà nội sẽ từ bỏ cộng sản? Hay đúng hơn chừng nào cộng sản ở Việt Nam sẽ tiêu vong?
Biến cố mới : Đảng xã hội Pháp tan rã
Hồi đầu tháng 5 vừa rồi, một biến cố lớn chưa từng có đã làm rung chuyển nước Pháp. Sau bầu cử Tổng thống hôm thượng tuần tháng 5/2017, đảng xã hội (chủ nghĩa – Le Parti socialiste) bắt đầu phân hóa và tan rã. Nguyên nhân cũng giống như trường hợp ở Liên-xô và Đông Âu vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, chỉ vì không đủ khả năng đáp ứng những đời hỏi chánh đáng của nhân dân và không mở ra được tương lai cho nhân dân. Vì thiếu tính khoa học tuy mang danh chủ nghĩa xã hội hiện thực khoa học!
Riêng đảng xã hội Pháp thì bết bát nhứt thế giới, đó là điều không còn ai nghi ngờ gì nữa. Suốt 5 năm cầm quyền, ông François Hollande, Tổng thống xã hội chủ nghĩa, nguyên Tổng Bí thư đảng suốt 15 năm, đã làm thối rữa đảng và chế độ để vào dịp bầu cử sơ bộ hôm rồi, các đảng viên Tung ương Hamon, Martine Aubry, Manuel Valls,…đã thật sự kết thúc sanh mạng đảng xã hội của họ vì chỉ đạt được số phiếu quá thấp . Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Xã hội Benoit Hamon bị loại ngay ở vòng I vì chỉ có 6% phiếu. Thật thảm hại!
Nay trước bầu cử Quốc Hội (11 và 18/6/2017), đảng viên xã hội gọi là «cuộc bầu cửa sát sanh», nghĩ trước cái thực tế ấy là nếu tốt lắm, thì sẽ là một sự nhục nhã, còn nếu đó là trường hợp tệ hại, thì sẽ là sự tiêu vong đơn thuần của Đảng Xã hội Chủ nghĩa khỏi chánh trường kể từ nay.
Một ứng cử viên cựu Dân biểu xã hội tâm sự « Tôi ráng góp nhặt từng lá phiếu, may ra … hơn là trả lời báo chí nữa » .
Bà Maretine Aubry, Dân biểu, Thị trưởng thành phố Lille, voi già xã hội chủ nghĩa, đã không ngần ngại bộc bạch thẳng thắn «Tôi 66 tuổi rồi . Tôi có cảm tưởng là tất cả điều tôi đã làm giờ đây hư hại hết, đổ vỡ hết . Tất cả điều tôi đã tin tưởng là đúng, là đẹp»!
Đảng Xã hội Pháp ngày nay giống như thứ thực phẩm bán trong siêu thị, trên bao hàng có ghi DLC, theo sự bắt buộc của Cơ quan Vệ sinh (Date Limite Consommation = Thời hạn tiêu thụ) mà nay đã quá hạn từ khá lâu chưa kịp rút ra khỏi kệ hàng thì nhờ có các đảng viên nổi loạn ly khai trước đây đã ra tay thúc đẩy tiến trình tiêu vong nhanh chóng .
Nói về đảng xã hội, cựu Thủ tướng Anh, ông Churchill, có một nhận xét được ghi vào sử sách: «Nhà thám hiểm Christophe Colomb là người xã hội chủ nghĩa đầu tiên . Khi ra đi, ông không biết ông đi đâu, không biết ông đang ở đâu và ông đã làm tất cả việc đó với tiền đóng thuế của nhân dân » .
Theo kết quả thăm dò dư luận hiện nay thì đảng xã hội quả thật là một cái xác không còn ngo ngoe nữa . Trong Quốc Hội khóa tới, nếu có Dân biểu gốc đảng xã hội thì họ sẽ giử vai trò chỉ khả dĩ đủ « làm cho có người đối lập » .
Nhắc lại Đảng Xã hội chủ nghĩa ở Pháp
Đảng Xã hội xuất hiện vào đầu thế kỷ XX lúc mà Âu châu chi phối thế giới trên phương diện kinh tế và cả chánh trị . Kinh tế vì Âu châu là cái nôi của tư bản . Chánh trị vì Âu châu là mẫu quốc của các thuộc địa, kìểm soát phần lớn Á châu và Phi châu .
Và cũng là lúc mà Âu châu chia làm 2 khối tranh chấp nhau. Một bên gồm 3 nước Nga, Anh và Pháp thỏa thuận nhau theo đuổi chánh sách thuộc địa, đại diện cho đế quốc thực dân; bên kia gồm Đức, Áo-Hung (Autriche-Hongrie) và Ý là 3 nước không có thuộc địa . Sự tranh chấp của họ đưa tới xung đột vũ lực .
Chánh phủ các nước đều duy trì chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nặng tinh thần kỳ thị chủng tộc thể hiện trong chánh sách thuộc địa .
Năm 1910, ở Hội nghị Copenhague, Đan-mạch, ra đời Quôc tế Xã hội tái khẳng định “chiến tranh là do tư bản gây ra và nhứt là do sự cạnh tranh kinh tế quốc tế của các Đế quốc tư bản trên thị trường thế giới” . Vậy giải pháp chấm dứt chánh sách thực dân, chấm dứt chủ trương kỳ thị chủng tộc sẽ là cách mạng xã hội chủ nghĩa, chớ không còn con đường nào khác hơn, bởi tiêu diệt chủ nghĩa tư bản đồng nghĩa với đem lại hòa bình cho nhân loại .
Năm 1889 ở Paris, Quốc tế Thợ thuyền ra đời gồm nhiều phân bộ cấp quốc gia trên 23 quốc gia, tập họp gần mười triệu công nhơn tham dự .
Quốc tế Thợ thuyền là sự nối tiếp Đệ Nhứt Quốc tế bị giải tán năm 1872 do Công Xã Paris thất bại .
Ngày 28 tháng 9/1864, thợ thuyền của cả Âu châu họp nhau ở Luân-đôn để ủng hộ Ba-lan bị Nga đàn áp . Từ đó, Hội Quốc tế Thợ thuyền ra đời (AIT = Association Internationale des Travailleurs), sau này được biết tới dưới tên gọi là Đệ I Quốc tế (I Internationale) .
Chính Hội nghị Quốc tế Thợ thuyền này tổ chức tại Paris đã quyết định lấy ngày 1/5 năm 1890 làm một cuộc biểu tình quốc tế đòi hỏi cho thợ thuyền ngày làm việc 8 giờ. Và ngày 1/5 trở thành ngày lễ quốc tế của thợ thuyền hằng năm. Quốc tế Thợ thuyền này thừa nhận sự độc lập của các phân bộ quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của các phân bộ .
Năm 1900, ở Hội nghị Paris, Quốc tế Thợ thuyền tổ chức được một cơ cấu thường trực : Văn phòng xã hội Quốc tế đặt ở Bruxelles, Thủ đô nước Bỉ, và gồm 2 Đại biểu mỗi quốc gia, Ban Bí thư Thường trực và một Ban chấp hành . Các cơ quan khác được tổ chức tiếp theo .
Những mâu thuẫn nội bộ
Quốc tế Thợ thuyền chấp nhận rộng rãi nhiều xu hướng khác nhau đứng chung nhau hoạt động như phong trào vô chánh phủ, những nhơn vật tiếng tâm thiên về chủ nghĩa xã hội, và họ tới từ các nước phát triển Mỹ, Âu châu và Á châu như Nhựt bổn .
Nhưng năm 1893, ở Zurich (Thụy sĩ), Hội nghị tuyên bố chỉ nhìn nhận là thành viên đảng Dân chủ-xã hội những tổ chức chấp nhận giai cấp đấu tranh và xã hội chủ nghĩa hóa những phương tiện sản xuất và những quyết định của hội nghị quốc tế xã hội chủ nghĩa . Thế là những thành phần khác được kết nạp lúc đầu như phong trào vô chánh phủ bắt đầu bị loại .
Sau đó, chủ nghĩa mác-xít bị ông Eduard Bernstein, đảng Dân chủ-xã hội Đức, đem ra xét lại. Và cả vấn đề liên kết với tư sản tự do. Sau cùng, mọi mâu thuẫn được ông Kautsky giải quyết tạm ổn: kết án theo nguyên tắc, nhưng chắp nhận tùy trường hợp đặc biệt.
Tiếp theo, vấn đề thuộc địa và chiến tranh cũng gây tranh chấp không ít. Chánh sách thuộc địa bị lên án là do tư bản.Vấn đề nghiêm trọng là chiến tranh . Mọi người đều nhìn nhận chiến tranh là do tư bản gây ra . Tuy nhiên, các đảng xã hội Đức và Áo nghĩ không thể ngăn chận chiến tranh được . Nhưng Jean Jaurès và Lénine, ở Hội nghị Stuttgart, Đức, nắm được đa số đồng ý là phải ngăn chận chiến tranh bằng mọi cách, và nếu cần, phải hạ tư bản thống trị .
Nhưng biện pháp chọn lựa ở Hội nghị Copenhague năm 1910 để ngăn chận chiến tranh bùng nổ là thợ thuyền xuống đường, đình công với sự hưởng ứng của dân chúng .
Tháng 7/1914, Văn phòng Quốc tế xã hội ở Bruxelles họp đưa ra yêu cầu các Đảng thành viện hảy tổ chức chống chiến tranh . Nhưng sau đó, các Dân biểu xã hội Đức lại biểu quyết chấp thuận ngân sách chiến tranh cho chánh phủ Đức . Trong số các quốc gia lớn liên hệ chiến tranh, chỉ có 5 Đại biểu bôn-sê-vít và nhiều Đại biểu măn-sê-vít của Nga tuyên bố không chấp nhận sự biểu quyết đó .
Năm 1919 ở Berne và năm 1920 ở Genève, Văn phòng Quốc tế đã cố gắng tổ chức hội nghị để tìm cách hàn gắn sự rạn nứt giửa các đảng xã hội chủ nghĩa anh em trong Quốc tế Xã hội nhưng không hiệu quả .
Tháng 3/1919, cánh Tả của Quốc tế Xã hội tổ chức một Quóc tế cộng sản gọi là Đệ III Quốc tế hay Komintern và qua tháng 2/1921, Trung tâm Hòa bình ( Centre pacifiste – chủ hòa hay phản chiến) tách ra khỏi Quốc tế, tổ chức Cộng đồng Lao động của các Đảng Xã hội chủ nghĩa được biết vội vàng là Đệ II Quốc tế rưởi (Internationale II et demie) .
Quốc tế Thợ thuyền hay Đệ II Quốc tế từ đây chỉ còn âm vang để tới năm 1923 thật sự tiêu vong nhường chỗ cho Quốc tế Thợ thuyền xã hội chủ nghĩa mới (Internationale ouvrière socialiste) ra đời . Và đảng Xã hội chủ nghĩa ở Pháp ngày nay thừa hưởng di sản này .
Đệ II Quốc tế vẫn giữ sự trung thành với nền dân chủ đại nghị . Ngày 26 tháng 4/1905, nhiều hệ phái xã hội chủ nghĩa ở Pháp, cả hệ phái cải cách của Jean jaurès và hệ phái mác-xít của Jules Guesde, tập hợp lại dưới tên chung trở thành Phân bộ Quốc tế Thợ thuyền Pháp (SFIO = Section Française de l’Internationale ouvrière, có một chi nhánh hoạt động ở Việt nam vào giừa tiền bán thế kỷ XX mà những nhà tranh đấu chống Pháp lúc đó gọi khôi hài là «Đảng xách dép vô» ) . Nhưng tới ngày 4 tháng 5/1969, nó trở thành Đảng Xã hội chủ nghĩa gọn lỏn (Le Parti socialiste – thêm tiếng « chủ nghĩa » để tránh hiểu lầm với 2 tiếng « xã hội » là « social » không hàm nghĩa như socialiste) .
Quốc tế thợ thuyền có bài hát vô sản thế giới để tưởng niệm tổ chức thợ thuyền do Eugène Pottier sáng tác. Anh vừa là thợ thuyền, vừa là ca sĩ bị tù vì tham dự Công xã Paris thất bại. Bài hát được ấn hành trong tuyển tập những bài hát cách mạng năm 1887 và năm sau, được công nhơn Pierre Degeyter phổ nhạc .
2 người thừa tự lớn
Trong nền Đệ V Công hòa Pháp, có 2 ông Tổng thống Xã hội chủ nghĩa là François Mitterrand và François Hollande . Cả hai ông để lại thành tích ơn ích cho nước Pháp thì ít nhưng những tiếng tâm ồn ào về đời tư không mấy « bình thường » của nguyên thủ quốc gia thì lớn và nhiều .
Ông Mitterrand có tiếng là kẻ hào hoa . Ông rất điệu nghệ . Cô nào, bà nào «biết điều » với ông, khi nắm quyền, ông đều ban chức phận cho nên ông có không dưới 20 bồ bịch, không tính bà bồ ruột có đứa con gái cùng sống kín đáo trong Điện Elysée . Điều đặc bìệt là trong suốt nhiệm kỳ 14 năm của ông có nhiều người thân cận của ông tự tử .
Người thừa tự trực tiếp từ ông là François Hollande chỉ sống với bồ, đưa cả bồ vào Tổng thống Phủ làm Đệ I Phu nhơn . Khi đánh ghen, bà bồ đập bể đồ đạc, bảo vật, trong Elysée trị giá hơn 3 triêu euros nhưng không biết khi rời Elysée, ông đã đền cho công quỹ chưa ?
Trong 2 nhiệm kỳ từ năm 1981 tới năm 1995 của ông Mitterrand, dân Pháp thất nghiệp từ 1, 5 triệu tăng lên 2,5 triệu (+66,67%), công nợ tăng 152, 27%, từ 110 tỷ lên 663 tỷ euros .
Qua ông Tổng thống Hollande, nguyên Tổng Bí thư 15 năm của đảng Xã hội, rời Điện Elysée để lại 5 460 800 thất nghiệp, công nợ lúc lên cầm quyền là 90, 20% của Pib ( 1868 tỷ euros), năm 2015, là 98, 40% của Pib (2098 tỷ euros) . Tăng chậm nhờ lãi suất hạ thắp như không có.
Chánh trị Pháp chưa bao giờ có được sự đồng thuận và thật lòng hợp tác vì quyền lợi đất nước giữa các đảng phái . Nay hai chánh đảng lớn đều không còn giữ được tầm vóc của mình nếu may mắn không bị tiêu vong trọn vẹn sau bầu cử Quốc Hội sắp tới đây (11 và 18/6/2017) . Nhưng chắc chắn trên đóng tro tàn của chánh đảng, chánh trường Pháp sẽ tái cấu trúc . Chờ xem .
Về chủ nghĩa xã hội, Hàn lâm Học sĩ Jean d’Ormesson có đưa ra định nghĩa « chủ nghĩa xã hội là lấy tiền của dân cho tới khi nào hết tiền để lấy thì lúc đó là hết chủ nghĩa xã hội ! » .
Chế độ xã hội chủ nghĩa khoa học ở Việt Nam cũng chỉ tiêu vong khi dân chúng không còn tiền, đất nước không còn rừng, không còn đất để chúng cướp và bán cho Tàu .
Vậy liệu có cách nào làm cho chúng nó hết tiền để cho chúng nó sớm tiêu vong được không?
Nguyễn thị Cỏ May
Trong cuốn Đèn Cù , tác giả Trần Đĩnh thật lại rằng ( tổng bí thư ) Nguyễn Văn Linh từng nhận xét về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là “lãnh đạo gì mà làm ăn như cái ‘con c..’.”
Chủ nghĩa xã hội thảm bại ê chề ở Việt nam !
Bình luận gia Mỹ Dennis Prager phê bình : “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?!”.
XHCN : Xếp hàng cả ngày, xuống hố cả nước, xuống hàng chó ngựa ! :
Sau khi khỉ Trường Sơn hang Pắc Bó Lê Duẫn “mèo mù vớ được cá rán miền Nam” kéo dài cho đến năm 1986, theo giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ , “là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài , công thương nghiệp đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó “.
Theo trang mạng http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/sub5_9g/entry-3470.html , lạm phát lên đến mức 700 phần trăm – hiện tại ở Mỹ chỉ là 1.5 phần trăm.
Rốt cuộc vào năm 1986, Cộng sản Hà nội phải Đổi Mới theo hướng kinh tế thị trường – nhưng không cải cách thể chế chính trị – cho tư nhân tự do kinh doanh, rước các nước Tư Bản – luôn cả ” đế quốc sừng sỏ, sen đầm quốc tế Mỹ- vào đầu tư để cứu đói.
Đảng Cộng sản Hà nội bây giờ chỉ còn là một đảng Cộng đớp, đảng Cộng mút, đảng Cộng ăn cắp, đảng Cộng ăn cướp, đảng Cộng phản quốc :
18/12/10- RFA – 18-12-2010: Trong cuộc hội thảo về dự thảo cương lĩnh của đảng Cộng sản , giáo sư Trần Phương – nguyên phó thủ tướng Cộng sản;chủ tịch hội Khoa học Kinh tế Việt Nam- phát biểu : “Thế bây giờ chủ nghĩa xã hội của các ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái chủ nghĩa xã hội gì đây?”.
Nguyễn Công Khế thuật lại rằng: “Khi tôi làm Tổng biên tập báo Thanh niên, khi gặp tôi, thủ tướng Phan Văn Khải nói “đến giờ này tau cũng không giải thích nổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào mầy ạ? Tôi chọc lại ông: Đến Thủ tướng mà không giải thích nổi khái niệm đó thì ai giải thích được đây”.
Thế đấy !
Thím ni lại hỏi môt câu rất ư là…………….NGU NGƠ. You are either a good pretender or you are stupid?.
Thím hỏi chừng nào chế độ xa hoi chu nghia tiêu vong hả?
Tra lới: chừng nào còn bất công, chứng nào cỏn ăn cắp , chứng nào còn ma mảnh, chưng nào còn boc lột, chừng nào còn vô nhan đạo, chứng nào còn có bạo loan, chừng đó còn cần có XA HOI CHU NGHIÃ, vi sao?
Vì tiêu chí của CHU NGHIA XA HOI là HẠNH PHÚC cua NHAN LOẠI, hay noi mot cách khác là CHU NGHIA XA HOI là giaỉ pháp cho NAN ĐỀ cua xa hôi loai nguơí vì CHU NGHIA TƯ BAN khong đáp ứng đuợc ĐÒi HỎI THIÊT YẾU TẬN CÙNG cuả xa hôi.
Thím đứng chủ quan luyến tíếc , mong đợi CSVN se sụp để vực lại cái xác thồi rữa của NGỤY SAI GON hay còn goi là “VNCH”, lich sử nhan loai chưa bao giờ move BACKWARD.
Trên bình diện dân tộc, dân VN đả, đang và sẻ tiếp tục đồng hành voi’ CSVN để đưa dât nước VN tiến lên sánh vai cùng các cuơng quoc năm châu. Y dân là ý trời, Nguy Tan Dư đả chẳng tin thế hay sao? Uớc muốn chủ quan, luyến tiếc cá nhân của một thiêu số nhỏ nhoi NGỤY TAN DƯ 3/// không noí lên đuơc điêu gì và củng chẳng suy suyễn đuợc Ý CHÍ và NGUYEN VỌNG cuả đại khối dân tộc.
Kính thưa bà Nguyễn thị Cỏ May,
Bài viết của bà thật là phong phú,tựa như một bài biên khảo về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội,giúp cho những người nặng gánh công ăn việc làm có được cơ hội hiểu biết thêm về các phong trào quốc tế này,tôi đã mạn phép ghi ngay nó vào favori để làm tài liệu,xin cám ơn bà.
Bên cạnh đó tôi lại không đồng ý với ông Jean d’Ormesson cho dù ông ấy là hàn lâm học sĩ khi ông ấy bảo: Chủ nghĩa xã hội là lấy hết tiền của dân,đến khi không còn tiền để lấy là hết chủ nghĩa xã hội.Nói vậy,tôi không biết ông ấy căn cứ vào đâu,nhưng có vẻ bất công với đảng xã hội Pháp. Dựa vào kinh nghiệm sống qua một thời gian sinh sống tại đây,tôi xin có một vài ý kiến nhỏ như sau.
Không ai trong chúng ta còn mơ hồ gì với chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội nữa rồi.Ở những xứ mà bọn cộng sản cướp chính quyền bằng bạo lực rồi giữ chính quyền cũng bằng bạo lực,họ nhân danh cái gọi là cách mạng cộng sản để vừa giết,vừa đày ải chính người dân của họ đến hàng chục triệu người , sự tàn bạo này là một thảm họa của nhân loại và có thể coi như một thuộc tính của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, chủ nghĩa này không phải là một thứ thiên tai mà là nhân họa. Dĩ nhiên không phải từ bình dân bách tính tạo ra nó mà nó chính là sản phẩm của chế độ tư bản. Nếu chúng ta loại trừ cái thuộc tính tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản như đã nói trên thì mục tiêu của chủ nghĩa này là đòi lại sự công bằng xã hội mà bọn tư bản này đã tước đoạt đi của bình dân bá tính.Bất bình đẳng là một luật tự nhiên. Trong thế giới loài vât thì có con mạnh con yếu, trong thế giới loài người thì có kẻ thông minh,tài giỏi hơn người khác. Loài vật dựa vào sự bất bình đẳng ấy để con lớn nuốt con bé, ở loài người thì những kẻ thông minh tài giỏi chiếm phần hơn trong cuộc tranh sống,cái phần hơn ấy ( quyền lực hay tiền bạc ) tích lủy theo năm tháng trở thành thế mạnh của một số người,cho họ một ưu thế tuyệt đối trên đồng loại và từ đó xuất hiện bất công xã hội và nếu chính quyền không đóng được vai trò trung gian để hóa giải bớt những bất công này,cách mạng sẽ nổ ra , đó là bối cảnh ra đời của chủ nghĩa cộng sản.
Chúng ta vì có mối thù với bọn cộng sản Việt Nam cho nên có khuynh hướng tự nhiên là ghét lan sang đảng cộng sản hay đảng xã hội Pháp , nơi tôi và có lẽ bà nữa đang sinh sống nhưng xin được đặt lại câu hỏi là : Bọn tư bản có tốt hon không hay họ chỉ khéo che giấu,giản lược đi tội ác của họ mà chế độ thực dân là một biểu hiện rõ rệt. Nếu Kruschev,chủ tịch cộng đảng sô viết không đòi chôn sống chủ nghĩa tư bản và đẩy mạnh phong trào cộng sản trên khắp thế giới khiến bọn tư bản vì lẽ sống còn phải nhả bớt lợi nhuận ra mà cải thiện đời sống của giới thợ thuyền, thì chắc gì ngày giờ này người dân ở các nước như nước Pháp này có được cảnh sống có phần no đủ như hiện tại. Đảng cộng sản và đảng xã hội Pháp phải tranh thủ chính quyền trong khuôn khổ luật pháp do đó không có cái thuộc tính tàn bạo như đã nói trên mà họ cố gắng trong chừng mực có thể ,lấy bớt phần thặng dư của người giàu bù đắp cho người nghèo,lấy bớt lợi nhuận của bọn tư bản trả lại cho thợ thuyền , nhờ đó người công nhân có được mỗi năm 5 tuần nghỉ hưởng lương ,làm việc 35 giờ một tuần , đó chính là những ơn ích của đảng xã hội cho chúng ta,tôi trân trọng điều đó. Nạn thất nghiệp gia tăng, nợ công gia tăng không phải là nét đặc thù của chính quyền xã hội bởi vì các chính quyền của các ông Chirac và ông Sarkozy cũng không khá hơn bao nhiêu. Một nền kinh tế trì trệ có thể có nhiều nguyên nhân , tôi không dám lạm bàn về lãnh vực này chỉ biết rằng thế giới đang đi vào kỷ nguyên kinh tế toàn cầu, tên gọi của chiến thuật kiếm tiền mới của bọn tư bản. Dưới chiến thuật này, bọn tư bản trở thành lực lượng mạnh nhất trong một quốc gia, bất kỳ chính phủ do đảng nào cầm quyền đi nữa mà không chìu ý được bọn này thì coi như nạn thất nghiệp vô phương giải quyết. Vì vậy, đảng xã hội do tư thế đối địch tự nhiên của mình với bọn tư bản có thất bại là điều đễ hiểu . Sự thất bại đến mức tan rã mới đây của đảng xã hội Pháp làm tôi thấy buồn, tư thế đối trọng để quân bình xã hội đã mất, rồi đây, khi bọn tư bản robot hóa kỹ nghệ, thân phận người thợ thuyền sẽ ra sao?! Tôi mong cho cái đảng cộng sản ở Việt Nam chết sớm chừng nào tốt chừng ấy để tôi còn có thể trở về thấy lại đất nước mến yêu, nhưng không mong điều đó xảy ra với đảng xã hội Pháp. Một vài ý kiến nhỏ nhoi xin được trình bày với bà, kính chào bà.
“Chừng nào chế-độ xã-hội chủ-nghĩa Việt-cọng tiêu vong ?” Khi nào người Việt tỵ nan cọng-sản ở nước ngoài. Không gởi, không mang Dollars về Việt-Nam, không tranh nhau giành làm Từ-thiện tại Việt-Nam. Nhớ kỷ : “Tất cả mọi việc, người nào, tổ-chức gì, từ-thiện, tin-ngưỡng v.v không có lợi cho Đảng, cho Đảng-viên. Việt-cọng không bao giờ cho phép”
you got my vote