Hôm qua, khi tôi dẫn tuyên bố của tướng Hoàng Kiền nói (trên Soha) rằng, “Chúng ta đã hy sinh rất lớn. Trong 10 năm giúp nhân dân Campuchia…, hơn 12 vạn chiến sỹ đã hy sinh, hàng chục vạn người bị thương, chủ yếu do mìn…”, một chuyên gia về CPC, nhà báo Trần Chí Hùng – Trưởng phân xã TTXVN tại Campuchia – cho rằng, phải coi lại con số ấy.
Nhà báo Tran Chi Hung – một người công tác tại CPC hơn 30 năm và vừa mới về nước hôm qua – cho biết:
“Đến giờ, vẫn chưa có số liệu chính thức về số binh sĩ tình nguyện VN hy sinh trong thời đánh Khmer Đỏ và gần 10 năm (ở CPC) sau đó. Năm 1987, TBT Nguyễn Văn Linh nói trước các nhà báo dự Hội nghị các nhà nhà báo châu Á – Thái Bình Dương tại khách sạn Rex, ’57 ngàn bộ đội VN đã hy sinh ở CPC’. Tôi có dự Hội nghị này. Sau 1987, mức độ hy sinh không dừng lại ở con số mà TBT Nguyễn Văn Linh đưa ra nhưng số liệu 120 ngàn (12 vạn) của ông Hoàng Kiền là không có cơ sở. Tôi không biết ông Hoàng Kiền lấy đâu ra”.
Nhà báo Trần Chí Hùng cho biết thêm, “Sau khi quân tình nguyện VN rút hết, VN và CPC đã lập Ủy ban liên hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ tình nguyện. Đến nay số nằm lại còn rất ít, chủ yếu những người hy sinh trong 2 cuộc kháng Pháp và Mỹ“. Nói “nằm lại” chỉ theo nghĩa đã ra đi ở đó.
Năm 2011, khi viết Bên Thắng Cuộc, tôi có tiếp cận với tài liệu tổng kết hai cuộc chiến tranh biên giới (Tây Nam & Biên giới phía Bắc) của Viện KH Lịch sử Quân sự. Tuy nhiên, trong tài liệu ấy không nói tới con số chính xác thương vong. Gần đây, khi được gặp một trong những người chủ biên bộ tài liệu này, tôi hỏi thì anh nói là không biết. Anh giải thích, không phải anh giấu tôi mà không ai biết con số thật là bao nhiêu cả.
Chiến tranh lùi xa đã 30 năm, nếu không có một cơ quan nào thống kê số lượng bộ đội VN đã chết ở CPC (chống Khmer Đỏ) và ở Biên giới phía Bắc (chống quân xâm lược Trung Quốc) thì quả là rất có lỗi với hương hồn liệt sỹ.
Bọn Việt Cộng quá khốn-nạn!
Người ta đã bõ mạng vì bọn nó, vậy không có được một co số.
Lũ thú-vật!
Khi các bộ đội cs Việt nam đào thoát sang Thái đa số thanh niên miền nam ,các nhân viên khai thác tin Tình báo Thái hỏi bộ đội Vn ,tại sao các anh có lúc đánh hay có lúc đụng trận chưa đánh thì bõ chạy ,thì họ trả lời Làng nào giàu có thì tụi cháu đánh vào rất hăng để kiếm chác, còn làng nào nghèo thì chém vè , dại gì Chết sống để tìm đường trốn ,sau khi ở trại Nakom phanom thòi gian họ được các nước Bắc Âu nhận diện nhân đạo . Tôi có vào tuyển mộ họ theo kháng Chiến nhưng họ không muốn ,họ nói không muốn cầm súng nữa ./
Tâm thư gởi ông Nguyễn Văn Mười- Chủ Tịch uỷ ban kế hoạch nhà nước.
Kính thưa ông Chủ Tịch,
Không chỉ đọc bài “Chưa rõ bao nhiêu lính VN chết trong cuộc chiến ở Campuchia” này của nhà báo Trương Huy San, nhưng theo tôi biết thì cũng không có con số lính VN nào chết chính thức của nhà nước ta sau khi đánh chiếm nước VNCH mà Đảng ta cho là “ngụy quyền” Saigòn, 1975 và bọn bành trướng Trung Quốc, 1979.
Theo tôi nghĩ, sở dĩ nó không có những con số lính chết chính thức là vì “cuộc chiến thần thánh-chiến thắng long trời lở đất” đó mà Đảng ta chủ trương đã trôi sông, lạc chợ, lạc rừng, lạc…núi, ruộng rồi! Nhưng bù lại, thì dù sao Đảng ta cũng cố gắng tìm kiếm xương heo, chó, bò thay thế để tưởng niệm mà những năm gần đây truyền thông đã rộ lên đưa tin cho thấy. Thôi thì chúng ta nên thông cảm và hiểu cho mạng sống của những người lính ấy chỉ là “bạc giả” mà Đảng ta đã xử dụng như một trong những ” cứu cánh biện minh cho phương tiện” thống kê vậy thôi.
Tuy nhiên, điều tôi làm tôi thắc là vấn đề…Bạc Thật ( bạc giả thì kể số làm mẹ gì nữa!), là dollars -vàng-nhà-xe thật…mà các lãnh đạo csVN ta đang có ở trong nước VN và ở nước ngoài là con số bao nhiêu cũng không cho ai biết?
Vì thế với bức tâm này, tôi xin hỏi ông chủ tịch, với tư các chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước, ông có thể có kế hoạch nào để thống kê tài tài sản của các lãnh đạo ta đã xử dụng “bạc giả” này để đầu tư vào và đang lời nhiều, rất nhiều thành bạc thật như hiện nay họ đang có không?
Trong khi đợi chờ sự ghé mắt của ông chủ tịch vào bức tâm thư này, tôi xin chân thành cảm ơn ông rất nhiều và cầu chúc ông cũng có nhiều…bạc thật!
Kính thư
Người dân Tự do đớp cơm
Xin chỉnh lại ở đoạn “Thôi thì…” và xin đọc: Thôi thì chúng ta nên hiểu Đảng xử dụng mạng sống của những người lính đó giống như những tờ “Bạc giả” làm phương tiện để biện minh cho cứu cánh…Bạc thật mà Đảng đang có hôm nay.
Vâng, vấn đề là như thế này Đớp cơm ạ! Số là khi quân ta tràn vào Lông pên và sau đó tiếp tục tiến sâu thì mục tiêu cụ thể là tìm kiếm các kho tàng, kho hàng mà bọn Pôm Pốp đã “nạo” của nhân dân Cam Bốt. Thế nên trọng tâm là cân, đong, đo, đếm để kịp thời báo cáo với đồng chí Lê Duẫn đang bận xin ăn trên khắp thế giới đã khiến ta sơ sót phần trách nhiệm với thương binh và liệt sĩ. Đớp cơm biết đấy, đây là nghĩa vụ quốc tế cao cả mà dân giang hồ thường gọi là “thế thiên hành đạo” nên bố đội ta đã chấp nhận hy sinh là lẽ thường tình, bù đắp lại sẽ là…đồng hồ, cà rá và thuốc Sa Mít. Chính vì điểm đó nên từ trên xuống dưới chỉ chú trọng vào việc “tuồn hàng”, bớt được thằng nào thì đở thằng đấy. Không ai truy cứu việc đồng đội “tự dưng” mất tích cả. Thế nhưng trong 10 năm của chiến dịch “Tìm và…Luộc” thì bổng nảy sinh nhu cầu thống kê số lượng “nón cối” bị bỏ quên. Đó là do đột biến “đám giỗ” trong miền nam bất ngờ tăng vọt. Chưa kể vài vạn chiến binh cứ mè nheo là mất liên lạc với…cẳng trái hoặc cẳng phải, hoặc than phiền rằng tay không lọt vào trong túi quần rồi đâm ra đi ăn vạ khắp mọi ngã đường của tổ quốc. Trước tình hình đó thì bộ chính trị đã kiên quyết đột phá để giải quyết vấn đề. Cần thiết trước tiên là phải xác định con số thương vong, rồi kế tiếp mới là ổn định an sinh cho gia đình thương binh, liệt sĩ. Sau 49 ngày họp hành khẩn trương, đi tắt đón đầu, bỏ qua luôn giai đoạn Thân Trung Ấm thì bộ chính trị đã tìm ra 2 giải pháp. Thứ nhất là tiết kiệm nhân lực và dùng thẳng công thức toán của thời chống Mỹ là “cứ địch chết 3 thì ta…chết ráo!”. Tuy nhiên giải pháp này đã bị đồng chí Võ Nguyên Giáp văng tục phản đối. Phương pháp thứ hai thuộc về tâm linh là sẽ cử đồng chí Lê Duẫn dùng “luân xa” xuống dùng cơm với “bác”, nhân tiện đếm luôn các “sư đoàn tân lập” rồi báo cáo qua bà Tư đồng bóng ở miểu cây da xà, Phú Lâm. Tranh cãi một hồi thì đồng chí Năm vố, tác giả của phương án hai bị mang ra bắn mà hội nghị vẫn không có điểm kết. Cuối cùng thì bộ chính trị đã nhất trí là để các thế hệ sau hoàn thành công tác tìm kiếm vì đồng chí Duẫn đang cần “sinh hoạt nội bộ” với hộ lý cô Hai vườn Chuối.
Tự Do cái…chấm cơm này! Người chết thì cũng đã chết rồi, điều quan trọng là bọn anh đã giải quyết được vấn đề an sinh cho người sống. Suốt mấy mươi năm qua thì đảng đã tạo điều kiện học hành và công ăn việc làm cho gia đình thương binh và liệt sĩ. Các cháu sáng thì đi học, chiều bán vé số, đồng ca “Mùa xuân về trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh”. Vợ của thương binh hay liệt sĩ thì được nhận vào cơ quan “Ô Sin” để giúp việc cho các cán bộ từ trung ương cho tới thành phố mà không cần kiểm tra lý lịch đến 3 đời. Thời may mà có “bác’ độ trì thì còn được đi làm…gái, nhịp nhàng với “những chuyến bay đêm”. Các cụ hồ hởi tập hợp thành các tổ chức “dân vận” ở trước cửa chùa, nhà hàng, tụ điểm, nhất quyết một lời…ối..ối, ông đi qua, bà đi lại gì gì đấy mà anh nghe không rõ. Chỉ biết rằng thu nhập cao vì thường ăn chia với công an khu vực. Kỳ kèo “Xin anh giữ trọn tình quê”sẽ là việc hiển nhiên rồi.
Sống tại thiên đàng xã hội chủ nghĩa thì bạc giả hay bạc thiệt có khác gì. Bọn anh cầm cây súng thiệt thì đám nào dám chung tiền giả. Em khéo lo cho đảng. Nói thế thì em phải hiểu rằng xương máu của các anh em đã đổ ra rất có ích cho tiền, đồ của những người đầy tớ nhân dân như anh. Muôn đời nhớ ơn và xin hứa sẽ tiếp tục huấn luyện con cháu của các anh nối bước.
Cơm ơi! Anh thấy em là người có lòng, luôn nghĩ việc trước sau cho người khác. Em xứng đáng là “đối tượng đảng”. Chỉ cần trải qua một vài lần thử thách mà còn sống thì anh tin chắc em sẽ được đứng dưới lá cờ phông lông phất phới như anh. Thế em đã sẳn sàng cống hiến cho đảng quang vinh chưa? Có chấp nhận hy sinh mà vẫn gọi tên bác 3 lần không? Vâng, anh sẽ cho em cầm giấy giới thiệu của ủy ban kế hoạch nhà nước xuống gặp chi bộ miền dưới mà bàn về con số thương vong ngày ấy.
Tiến lên toàn thắng ắt về ta
Nguyễn Văn Mười, đứa con của đất và…vàng.
Thật cảm ơn và thật không ngờ ông chủ tịch đã bỏ công trả lời thư người dân Tự do đớp cơm. Bởi vì từ trước tới nay có biết bao nhiêu thư khiếu nại mất con, mất chồng, mất đất, mất nhà của người dân đớp khoai, đớp rau muống, đớp bo bo đã gửi đi mà có ông chủ bí, chủ bầu nào thèm trả lời đâu!
Dạ thưa, đớp cơm lúc nào cũng trung thành với “Con đường xưa em đi”, luôn luôn một lòng son sắc són…đ..ra mỗi khi đứng trước hình Bác và cờ đỏ Sao vàng!
Riêng chuyện “giấy giới thiệu” với quỷ ban ở vùng Năm thì em thấy bất tiện, vì đường xá quá xa…xui, mà em thì đang mang cái bệnh Chicken nuốt dây thun nên khó thực hiện. Nhưng anh cứ gửi qua, em sẽ nhờ anh Tonydo mang đi giùm.
Một lần nữa cảm ơn anh đã ria những tràng Ak47, B40,41..tới tấp vẫn như ngày nào chúng ta chống Mỹ cứu nước… Tàu.
Từ ngày con người biết chiến tranh,có lẻ trận chiến giừa Đảng CS “anh
em” : CSVN và CS Khờ-Me là kỳ lạ nhất . Vì sao ?? lý do cả 2 bên đều không có Tù binh !! Bên nầy bắt đươc người bên kia là làm “thịt” ngay !
Đó nói lên bản chất “tình-vô-sản” ! Tính dả man của cuộc chiến ! Ở đây xin nói thêm,CSVN sau khi đả chiếm được Cam-bốt.Giai đoạn đầu lập chế độ quân quản. Quân đội CS có tên Đại tá Bùi San (dân Huế gọi là Bùi Sắn,vì hắn đi đâu củng trồng sắn.Ngay cả quảng trương Ngọ Môn ,hăn củng bắt dân trồng sắn),được chỉ định coi một vùng ở Cam-bốt,gồm nhiều đia phương, Chỉ có một đêm ,mà Bùi San cho quân lính “thịt” gần 10 tên Tỉnh trưởng Cam-bốt ,vì nghe tin chúng làm phản! Kể ra để thấy tính dả man của bọn CS dù Bốt hay Việt !!
Đấy đấy, bất kể hốt được bao nhiêu, họ (tức tất cả CS) đều xài hết, xài…xã láng bấy nhiêu không cần cất giữ. Cho nên tôi nói họ xài mạng người như Bạc giả thì đâu có gì quá đáng phải không, thưa anh Nguyen Ha?
Cảm ơn anh cung cấp thêm tin tức một mớ… Bạc giả nữa!
Tôi có biết 2 trường hợp đào thoát của lính Viet Nam từ Cam Bốt sang Thái Lan. Trong cả hai trường hợp thì họ đều phải đi thành nhóm, có mang súng. Người đi trước sẽ dò mìn, mấy người kia thì cảnh giới. Trường hợp thứ nhất quá hên. Nhóm 3 người lọt vào Thái Lan mà không đụng quân Polpot. Đứng trên sườn đồi, họ thấy rõ xe cộ chạy rần rần ở phía dươi lộ mà không biết mãi đến khi thấy lính của Thái Lan đi tuần tới gặp họ và bỏ chạy vì thấy cây AK và nón cối. Cũng tưởng xin nhắc lại là lính VN đã từng truy kích tàn quân Polpot vào trong Thái tới mấy cây số mà không biết. Sau đó thì mới có lệnh rút. Lần đó biên phòng Thái Lan bỏ chốt chạy vắt giò. Trường hợp thứ hai thì cả nhóm bị quân Polpot bắt. Tưởng chết nhưng lại được dẫn sang Thái để gặp cao ủy tị nạn. Hóa ra lúc đó thì cao ủy tị nạn của LHQ có giao kèo với đám Polpot là nếu họ dẫn được tù binh nào sang Thái thì sẽ được phát gạo và tiền. Cả hai đều là người mien nam, đều thành công ở xứ sở mới. 1 người đã di chuyển sang Mỹ sau này. Có một điều tôi nghe kể là khi bắt được lính VN thì tụi Polpot sẽ hỏi anh nào là “rau muống” ( phát âm tiếng Việt luôn ). Tay nào mà lúc đó ngứa nách giơ tay gãi là đi dùng cơm với “bác” liền.
Lúc còn chiến tranh, tôi có vô nhà xác bộ quốc phòng, tức quân y viện Cộng Hòa trên đường Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, họ moi thuốc Samit, Beer ASAHI, chewing gum ra từ mấy cái hòm liệt sĩ chở từ Campuchia về! Những con số thương vong chỉ là những con số, ai tin được họ?
“Chưa rõ bao nhiêu lính VN chết trong cuộc chiến ở Campuchia ” – Trương Huy San .
Tờ báo Chicago Tribune số ra ngày 1/7/1988 thuật lại lời tuyên bố của trung tướng Lê Khả Phiêu – tư lệnh phó lực lượng Việt Nam ở Campuchia – rằng 55000 người lính Việt Nam đã chết trong cuộc chiến mười năm này . Viện tướng này nói “Từ 1977 đến bây giờ chúng tôi đã mất 55000”. Đó là con số bị chết. Chúng tôi có số bị thương cũng như vậy.”
Bùi Tín -Đại tá. Phó tổng biên tâp báo Nhân Dân : 21 sư đoàn Khơme đỏ (nâng từ 16 sư năm1978), chúng càng đánh càng đông, mạnh, thiện chiến hơn, làm cho quân Việt nam sa lầy, hao quân (chết hơn 50 ngàn, bị thương hơn 20 vạn/ 10 năm), cuối cùng phải rút hết.
14/9/2014- BBC – “Bất cứ ai trở về nguyên vẹn từ chiến trường Campuchia đều là may mắn,” ông Nguyễn Thành Nhân, 50 tuổi, một cựu chiến binh tham chiến ở Campuchia và là tác giả của một cuốn tự truyện viết về cuộc chiến ở Campuchia, nói.
Bản gốc của cuốn tự truyện này bị chính phủ Việt Nam cấm. Cuốn sách kể lại những gian khổ của người lính Việt Nam và tình đồng đội của họ trong lúc họ phải tìm cách để giữ mạng ở một nơi mà người dân cưu mang họ vào ban ngày và đối mặt với kẻ thù vào ban đêm.
Những năm tháng của ông Nhân ở Campuchia đã để lại những vết thương tâm lý không thể phai mờ. Đến bây giờ ông Nhân vẫn còn gặp ác mộng vào ban đêm và những ký ức vào ban ngày vẫn gợi lại cho ông nỗi kinh hoàng của cuộc chiến.
“Vết thương trên cơ thể không nặng lắm nhưng nỗi đau của chúng tôi là đau trong lòng. Nhiều người lính khi họ quay lại chiến trường một hai năm sau họ đã hóa điên,” ông nói.
Không giống như những cuộc chiến chống Mỹ và chống Pháp, cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia không được nhắc nhiều với công chúng, vị giáo sư Úc Carlyle Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc, nhận định cho biết thêm. Khi những người lính trở về từ chiến trường Campuchia một cách lặng lẽ không giống như những cuộc chiến trước đó. Họ có cảm giác họ ‘bị quên lãng’.
Tại một cuộc gặp ở một ngày Chủ nhật gần đây, họ bắt đầu với một bài diễn văn chào đón ngắn rồi sau đó họ cụng ly với rượu đế. Khi được hỏi về cuộc chiến thì họ đổi thái độ một cách thấy rõ. Những gì xảy ra ở Campuchia không phải là chuyện họ muốn nói đến.