Chu Hảo: Covid-19 đặt nhân loại ở ngã ba đường

6

Ngay trước khi qua đời Nikita Moiseev (1917-2000, Nga) đã kịp để lại cho hậu thế một trước tác kinh điển: Tồn tại hay không tồn tại…Loài người?( NXB Tri thức 2019) , trong đó ông chỉ ra rằng loài người đang đứng trước một tai họa vô cùng nguy hiểm. Đó là, Hệ sinh thái của Trái đất-ngôi nhà chung của chúng ta, có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu nhân loại không hợp lực để cứu vãn tình trạng đang ngày càng bi thảm này. Theo ông, từ nửa cuối TK19 nền khoa học&công nghệ đã hoàn hảo và hùng mạnh đến mức đủ sức để khai thác triệt để Tự nhiên như một “kho trời” vô tận, nơi tích lũy tất cả những gì cần thiết cho sự thỏa mãn những nhu cầu vô độ của con người, đồng thời cũng làm tăng tốc cuộc đại khủng hoảng Môi trường sinh thái- Sinh quyển của Trái đất đang chín muồi. Moiseev cho rằng : “Loài người như một loài sinh vật mang tính hữu tử, và theo nghĩa ấy thì kết cục của lịch sử loài người một ngày nào đó sẽ đến. Và không phải trong một tương lai hoàn toàn không xác định, mà có thể ngay vào giữa TK21”.

Rồi mới gần đây thôi thế giới lại xôn xao bàn luận về các tác phẩm trứ danh của Nhà nghiên cứu lịch sử trẻ tuổi người Israel, sinh năm 1976, Yuval Noah Harari : Sapiens-lược sử về loài người, Homo Deus-lược sử tương lai, và 21 bài học cho TK21 (NXB Thế giới, 2018-2019). Theo ông cuộc CMKH&KT từ TK17 và những thành tựu huy hoàng của nó cho đến cuối TK20 tuy đã làm cho con người vượt qua được nỗi sợ muôn thuở các nguy cơ nạn đói, bệnh tật và chiến tranh, nhưng lại tự chuốc vạ cho mình bởi những khát vọng trường sinh bất tử, hạnh phúc viên mãn và sức mạnh thần thánh. Nhưng chính khát vọng ấy sẽ mau chóng đưa loài người đến diệt vong bằng cách biến loài HomoSapiens thành một loài “nửa người nửa ngượm” với bộ não gắn “chip” trí khôn nhân tạo và các bộ phận cơ thể sống được chế tạo từ các tế bào gốc và vật liệu nano dẻo. Thế là chấm hết mọi ý nghĩa thiêng liêng mà Tạo hóa dành cho Con người. Lời cảnh báo nghe có vẻ rất “kỹ trị” (technocrat) ấy xem ra không phải là viển vông.

Với các cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng họ đều có chung một thông điệp: TK20 là Thế kỷ cảnh báo, còn TK21, là Thế kỷ lựa chọn giữa ngã ba đường: Sống thế nào hay là chết thế nào?. Moissev đã không còn cơ hội để nhìn thấy TK lựa chọn sẽ xẩy vào lúc nào nữa. Còn Harari thì khi viết về dịch bệnh trong cuốn sách đầu tiên của mình chắc cũng không thể ngờ rằng đại dịch Covid -19 đang hoành hành trên khắp hành tinh này đã sớm đặt nhân loại giữa ngã ba đường, đứng trước một bước ngoặt lịch sử, đúng vào lúc cuộc khủng hoảng toàn diện toàn cầu đã hé lộ. Loài người thông minh không còn thời gian lưỡng lự hàng thế kỷ nữa, mà phải lựa chọn ngay từ bây giờ, từ những thập kỷ đầu tiên của Thiên niên ký thứ ba này, để sống sót và viết tiếp lịch sử của mình.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ L’Opinion (Pháp) ngày 1 tháng 4 vừa qua Harari cho rằng: “ Chúng ta đã bước vào một cơn lốc lịch sử do cuộc khủng hoảng sức khỏe này gây ra. Những quy luật bình thường của lịch sử đã hoàn toàn thay đổi. Và chỉ trong vài tuần, những gì không thể trong quá khứ giờ đã trở nên bình thường. Sự thay đổi này có nghĩa là, một mặt chúng ta nên cực kỳ thận trọng, mặt khác chúng ta cũng nên cho phép mình có những ước mơ”. Thật là một phán xét chí lý! Phải cực kỳ thận trọng để đánh giá toàn diện tác động khó lường của cuộc khủng hoảng trầm trọng này, đồng thời cũng phải tổng kiểm duyệt nhằm phát hiện những bất cập cần phải hủy bỏ (có thể nói là rất, rất nhiều!) trong các văn bản pháp luật ở tầm quốc tế và quốc gia; nhưng mặt khác lại phải có đủ hoài bão sáng tạo để tận dụng những cơ hội hiếm có mà nó mang lại.

Như chúng ta đã thấy, chỉ trong vài tuần Covid-19 đã rung chuyển thế giới, làm lung lay nhiều quan niệm truyền thống về cuộc sống của con người và các định chế xã hội (từ cấp độ toàn cầu đến quốc gia).

Từ chỗ là một thành phần cơ hữu của Tự nhiên, mấy thế kỷ vừa qua loài Homo Sapiens đã tự tách mình ra khỏi và đứng trên Tự nhiên, cố gắng đóng vai trò của Chúa thiết kế nên sự sống. Ngay từ năm 1818 Mary Shelley (Anh,1797-1851) đã cảnh báo sự trừng phạt nặng nề sẽ đến đối với cái cố gắng bất kính Tạo hóa ấy thông qua con quái vật Frankenstein- một thực thể động vật nhân tạo do một nhà khoa học chế tác, rồi vô tình làm sổng nó khỏi tầm kiểm soát và gây ra những tai hoạ khủng khiếp. Con virus Sars-Cov-2 là hiện thân thực thể của con Frankenstein do nhà văn tưởng tượng. Chỉ có điều bà Mary Shelley đã cho Frankenstein được sổng chuồng một cách vô tình, còn con Sars-Cov-2 thì hình như không phải vậy: tuy chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng nhiều ý kiến cho rằng trước sau sự thật sẽ chỉ mặt vạch tên tác giả của con virus nguy hiểm này và bọn tội phạm diệt chủng nào đã cố tình thả nó ra?

Dù sao ta cũng phải cám ơn sự xuất hiện của con virus chủng Corona tinh quái đã gây ra đại dich Covid-19 vào đúng lúc này, vào lúc mà lời cảnh báo của Moiseev về ngày tận thế của Sinh quyển rất có thể đang cận kề, trở thành hiện thực. Và đúng như Gael Giraud (Pháp, Diendan.org 4-2020 ) đã sớm nhận ra: “ Đại dịch này là cơ hội để chúng ta thay đổi cuộc sống và các định chế nhằm tới hạnh phúc trong sự tiết độ và và sự tôn trọng tính hữu hạn [của trí lực con người]”.

Có nhiều phán xét và dự báo đã được đưa ra, ít nhiều đều có cơ sở, nhưng cũng có những kết luận vội vàng và có cả những ngộ nhận.

Về phương diện dịch bệnh. Chưa ai biết chắc bao giờ Covid-19 sẽ qua đi, nhưng với quyết tâm điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh đang đi đúng hướng của các chính phủ và nỗ lực sáng tạo phi thường của cộng đồng khoa học thế giới, ta có cơ sở để hy vọng nó sẽ sớm được dập tắt. Tuy nhiên nếu con virus này là nhân tạo ngoài vòng kiềm chế, không theo quy luật virus tự nhiên thì vấn đề phức tạp hơn nhiều. Nó tiếp tục tạo ra các đỉnh mới? Hay một đại dịch khác đang chờ sẵn trong lai rất gần, và cứ thế tiếp tục… cho đến cho đến thời hạn chót mà Moiseev đã cảnh báo. Riêng tôi vẫn hy vọng rằng đại dịch này mới là một cú tát của Tạo hóa chỉ vừa đủ làm cho chàng Homo Sapiens đang say lảo đảo tỉnh ngộ.

Về phương diện kinh tế. Nhìn vào các gói trợ cấp khổng lồ mà tuần qua các chính phủ đồng loạt khẩn cấp tung ra để cứu vãn nền kinh tế và sự an sinh xã hội của nước mình, ta có thể thấy được mức độ tàn phá của Covid-19 gây ra. Nếu trong vài ngày tới New York “vỡ trận” thì một cuộc Đại suy thoái mới này có thể còn trầm trọng hơn cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới xẩy ra từ năm 1929 đến đầu những năm 40 thế kỷ trước, cũng xuất phát từ thành phố này khi thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ. Thế nhưng khẳng định rằng : Chủ nghĩa tự do kinh tế, vốn là bùa thiêng cứu các nước công nghiệp vào thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, đã hoàn toàn thất bại; và rằng: Kỷ nguyên cực thịnh của Toàn cầu hóa đã qua [John Gray, New Statement 4-2020 v.v… ], thì có lẽ là hơi vội. Sau đại dịch này Chủ nghĩa tự do kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thích nghi theo hướng: Từ bỏ mục tiêu Tăng trưởng không ngừng bằng mọi giá bất chấp sự hủy hoại môi trường sinh thái – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại dịch này; điều chỉnh mối tương liên giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu để nó “lỏng lẻo’ hơn, linh hoạt hơn. Toàn cầu hóa cũng vậy, nó vẫn không thể đảo ngược được. Chỉ có điều, sau đây nó sẽ không chỉ là sân chơi chủ yếu của nhóm nước “một tỷ vàng” và các Công ty xuyên quốc gia, luật chơi sẽ được viết lại để sự hợp tác bình đẳng hơn như đang xẩy ra trong đại dịch này, để cùng sống sót sau bất kỳ tai họa nào trong tương lai.

Về phương diện chính trị. Thông thường thì khi phải xử lý tình trạng khẩn cấp, một thể chế chuyên chính có nhiều lợi thế hơn. Nhưng trong đại dịch này con Covid-19 đã buộc mọi quốc gia, không phân biệt thể chế, phải tiến hành các biện pháp cưỡng bức như nhau. Có người lo rằng xu hướng này sẽ dẫn đến thất bại của nền dân chủ. Không hẳn vậy, đây lại chính là một cơ hội cho các thể chế dân chủ (đặc biệt ở những nước “một tỷ vàng” ) điều chỉnh thể chế. Còn nhớ ngày11 tháng 11 năm 1947 cố Thủ tướng Winston Churchill đã có một tuyên bố nổi tiếng trước Quốc hội Anh : “Dân chủ không phải là hình thức xã hội tối ưu, nhưng hiện nó đang là hợp lý nhất, và vẫn chưa có thể chế nào hay hơn nó.” Điều này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Mới đây Garett Jone đã xuất bản cuốn sách thú vị “Ít đi 10% Dân chủ” (10% less Democracy, Stanford Univversity Press, 2-2020) với ngụ ý rằng ở các nước G-7 nên bớt đi 10% Dân chủ sẽ tốt hơn.

Theo ông thì Singapore Dân chủ đã mất đi 50% rồi, [vậy thì con số ấy của Trung Quốc phải là 90%!?] . Covid-19 là cơ hội để nền Dân chủ thúc đẩy cải cách theo kiểu đó, chứ nó không thể thất bại. Sau đại dịch người dân có thể chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền bằng căn cước điện tử nhằm phục vụ an sinh, như để phòng chống dịch bệnh…, chứ không dễ dàng từ bỏ khát vọng được tự do biểu đạt ý kiến riêng trên mạng xã hội. Sau đại dịch bất ngờ này nhân dân toàn thế giới càng nhận thức rõ thế nào là một chính quyền thật sự vì Dân, tôn trọng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Người dân chỉ cần một chính phủ hành động quyết liệt và hiệu quả, chứ không cần những khẩu hiệu chính trị suông.

Về các giá trị truyền thống. Covid-19 đã làm chúng ta hốt hoảng đến nỗi nhiều người nghĩ rằng sau đây mọi giá trị sẽ đảo lộn. Điều này chỉ là biểu hiện của tình trạng mà Thanh Viêt ( Nhà văn mỹ gốc Việt, Giải Pulitzer 2016 ) đã nhìn thấu: “Kẻ thù thực sự của chúng ta không phải là con virus, mà là phản ứng của chúng ta với virus – một phản ứng đã bị suy thoái và biến dạng bởi sự bất bình đẳng về cấu trúc của xã hội”. Cái phải thay đổi không phải là các giá trị truyền thống cốt lõi như lòng vị tha và tình yêu thương đồng loại, đúng là: “Lòng tốt với người khác là điều quý giá đến mức phải được chia sẻ”. Hàng ngũ Y- Bác sĩ và các nhân viên y tế toàn thế giới lần này đúng là các vị Bồ tát cứu nhân độ thế. Các nhà khoa học khắp nơi chưa bao giờ có dịp hợp tác vô tư đúng với tinh thần học thuật vì mục đích nhân đạo, như đang cùng nhau chung sức chống tác hại của con virus nhỏ bé mà tàn bạo này. Và có lẽ cũng từ khi sinh ra đến giờ loài Homo Sapiens mới có dịp định thần để suy nghĩ và trải nghiệm lại giá trị của gia đình như một tế bào của xã hội.

Về lối thoát. Đã 20 năm kể từ khi lời kêu gọi thống thiết của Nikita Moiseev về việc ngăn chặn thảm họa Môi trường sinh thái – Sinh quyển của Trái đất, vẫn bị các Tổ chức quốc tế có liên quan, các chính phủ và cộng đồng xã hội ngó lơ. Đề xuất của ông về việc giới tinh hoa toàn cầu phải mau chóng hợp sức tạo ra Trí quyển – Tập hợp Trí tuệ của nhân loại để cấp cứu Sinh quyển trước khi nghĩ đến những điều to tát hơn, hình như cũng sắp rơi vào quên lãng.

May thay, Covid-19 xuất hiện như một sự sắp xếp của Tạo hóa, nhắc nhở loài người về một ngày “tận thế” không xa…Đi về phía ấy hay rẽ sang ngã khác phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

4/2020

Chu Hảo

6 BÌNH LUẬN

  1. Thưa tác giả, già này nguyền rủa, cầu cho cúm Covid 19 làm Việt cộng đảng viên chết đầy đường; nguyền rủa cầu cho cúm Covid 19 làm bọn dân theo Việt cộng ăn mừng 30/4 bao nhiêu năm nay chết đói tràn lan, nguyền rủa cầu cho cúm Covid 19 làm bọn nghệ sĩ ca sĩ văn sĩ bưng bô đảng chết người thân không nhìn mặt. Già này cũng nguyền rủa cầu cho cúm Covid 19 cho dịch cúm Corona làm cho dân những quốc gia nào đã từng viện trợ giúp đỡ Việt cộng hay tìm đủ cách phản bội Mẹ Việt Nam Cộng Hòa của con, cũng sẽ chết nhanh, chết nhiều đến nổi không kịp chôn.

  2. Chu Hảo-Trí thức XHCN nói” Covid-19 đặt nhân-loại ở ngả 3 đường…”.
    Ngồi trong AO,mà nói chuyện ngoài đường ! Thật vậy Chu Hảo toàn dẩn chứng nhân vật cùng nhà xuất bản ,toàn là “phe ta cả”. Trải qua hơn
    thế kỷ, cái gọi là XHCN đả đóng góp gì cho nhân loại chưa? huống chi nay găp phải dịch Vủ-Hán! .Rỏ ràng ,chính con Virus nầy đả đặt VC và Tàu Cộng ở ngả-3-đường thì đúng hơn!. Nên hay không tiếp tục CS hay vất đi để theo Thế giới văn minh !Đừng “vơ” nhân loại vô đây ,để bé-cái-lầm.!Đả lâu rồi ,rất nhiều nhà chính trị,xả hôi ..đả nhận xét về Cái Xả Hội VC mà Ông đang sống, như sau :”Họ đối xử với người Dân của họ như vậy.Thật không xứng đáng đứng trong Thế giới văn minh loài người”./

  3. Ối giời ơi Phét Lác ơi! Đi đâu cũng thấy thằng nhãi ranh ngồi ăn mày đồng lương đảng! Vào đây lậy bác mày đây. Hôm nay đã học được thêm chữ tiếng Anh nào chưa mà gáy kinh thế! Tiếng Anh dốt như vậy thì đọc Stephen Hawking mà hiểu nhầm một nửa thì nguy lắm đấy con ạ! Thôi, xem lại tính sổ coi được đảng và nhà nước trả cho mấy xu hôm qua rồi, trong cách ly này có đủ cho con ‘duy vật’ không? hay là con cần phải giữ vững ‘đức tin’ ở đảng cho đến đợt lương sau? Tội cho thằng nhãi ranh Phét Lác quá, quý ông bà cô bác vị tha, có tiền lẻ cho nó ‘duy vật’ tí nhe!
    ps.: Khi ông Stephen Hawking qua đời nghi lễ cũng trong nhà thờ Anh giáo ở Cambridge đấy con ạ!

    • Hhehheêeheheh, xem ra Ngụy Tàn Dư này cứ chạy theo để an thua đủ với thằng NGUY PHET LÁC này hay sao? Em không cấn lương của ĐCSVN đâu ạ. Em không qualify vì em đâu có làm gi cho dân VN đâu mà đòi đuợc ĐCSVN trả lưong cho em. Em đang “AN CƠM CỦA EM , và EM THỜ MA CỘNG SAN VIET NAM” đó là quyền tự do chọn lựa của em. Ngụy Tàn Dư 3/// làm gì đuơc em nào. CAY CÚ thì chết thằng Viet Cộng nào đâu.

      Lý do mà em THỜ MA CONG SÃN là vì CSVN anh hùng , gan dạ và thông minh quá trong khi NGỤY SAI GON thí anh hèn, nhát cáy và ngu si quá. Cuộc đời là như rưá, phù thịnh ai phù suy bao giờ.

      Nếu ngày xưa mà NGUỴ SAI GON can đàm, anh hùng , gan dạ wính thắng CONG SẢN thì em củng săn sàng hoan hô và không dùng từ NGỤY TAN DƯ để ám chỉ các bác. Chẳng may lịch sữ đả không đứng về phiá ngươì HÈN như các bạc

      Còn về chuyện em thán phục nhà Vật Lý và Vủ Trụ STEPHEN HAWKING đó là quyền của em, Ngụy Tan Dư sao cứ cay cú là rẳng?. Em có quyền ngưỏng phục ông ta và củng co quyền không ngưỡng phục CHU HÃO vì CHU HAỎ suy diễn sự việc qua cảm tính chủ quan của ong ta thay vì là dưạ trên sự quan sát , phân tích bằng những thừ nghiẹm KHOA HOC. Những nhận định của CHU HẢO chi là nhan đinh chủ quan thì nguoi đọc có quyền………………CHÊ BAI và SO SÁNH thì có gi sai hả lảo NGỤY TAN DƯ 3/// kia? Tự dơ cơ mà.

      Còn chưyện đám tang ông STEPHEN HAWKING tổ chức trong nhà thờ AnH GIÁO hay trong CHUÀ thì đâu có thay đổi đuơc những gì ông ta khám phá và tuyen bố lúc sinh thời. Vì người chết đâu có quyền CHỌN LƯẠ hay PHẢN ĐỐI. Vả lại ông STephen Hawking đâu có bao giò có chủ ý đưa những khám phá về vũ trụ của minh đễ đá phá tôn giáo nào đâu. Tinh thần KHOA HOC buộc ông ta noi ra những điều mình khám phá và ông ta tin những gì đả kiêm chứng băng khoa học thử nghiệm. TAi SAo NGỤY TAN DƯ 3/// này nhỏ nhen và ti tiện thế nhỉ?.

      Stephen Hawking vô thần đó là quyền của ông ta. Ông ta không tin vào môt PERSONAL GOD(thượng đê mà có mói liên hệ vói con nguoì).

      God is the name people give to the reason we are here,” he said. “But I think that reason is the laws of physics rather than someone with whom one can have a personal relationship.

      Ông ta tuyen bố CHẾT LA HẾT- không co thiên đàng, địa ngục, niết bàn hay coỉ trời nào hệt. Tất cà những đieu đó chi là mơ tưỡng, uớc vọng (WISHFUL) mà thôi.

      Đôi voi Stephen Hawking , con nguơi chì là như mot computer, khi các thành phần(COMPONENTS) trong computer khong còn hoat động thì computer đó củng shutdown theo.

      “I regard the brain as a computer which will stop working when its components fail,” he told the Guardian. “There is no heaven or afterlife for broken down computers; that is a fairy story for people afraid of the dark.”

      Lảo Ngụy này mà sợ “sự chết hoạc bóng tối” thì cứ tự do, đừng cay cú khi thằng NGUY TAN DƯ PHET LAC này không “sợ bóng tối hơac sự chết”. That’s his choice.

    • Đấy, dạy nó mãi mà ngốc vẫn hoàn ngốc! Cái thằng cháu Phét Lác đần độn mà lại cứng đầu, khá không được! Đã bảo viết 1 hàng lảm nhảm cũng được trả 50 cents, viết 10 trang đảng cũng chỉ trả giỏi lắm cho 70 cents thế thì viết lảm nhảm làm gì có ai buồn đọc đâu, ngay cả các cấp trên của con trong cái đạo ngũ dlv 50cents cũng chả đứa nào buồn nhìn cái ‘công trình’ xả rác của con đâu con ạ! Trong khi đó nhìn kìa, con ông cháu cha, con cháu các cụ trong đảng chúng nó ăn chơi xả láng bên Mỹ, bên Anh, bên Pháp kìa… Sao con thì lại cặm cụi gõ phím ngày qua ngày để nhận vài cents, bán rẻ thì giờ và trí tệ của con đến vậy! Thế có phải là đần độn không? Bác mày đây muốn khuyên cho mày thành người tử tế, không chịu nghe thì thôi kệ bu cho tương lai con Xuống Hố Cả Nút nhé!

  4. Em khoái nhà bác học STEPHEN HAWKING hơn là giáo sư CHU HẢO nảy.

    Stephen Hawking trinh bày sự hình thành vủ trụ và tác hại của nhửng gì do con ngươi chế tạo ra. trên địa cầu này mot cách có hệ thống duơi’ lăng kính KHOA HỌC , không cảm tính bời ĐỨC TIN.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên