Khi đường dây chạy đại học bên Mỹ bị phanh phui, các anh ghét Mỹ bên nhà mừng sặc mắm tôm, mừng vỡ trứng cá. Bài ca của các anh là thấy chưa, giáo dục Mỹ cũng có ra cái thớ gì đâu, xã hội Mỹ cũng có công bằng ẹo gì đâu mà suốt ngày đu dây bám váy ngợi ca.
Vâng, tôi đồng ý với bác Hồ, “Mỹ mà không đẹp”, dù có đổi lại tý ti : “Mỹ cũng chưa chắc đẹp”. Nhưng ở Mỹ, chỉ bọn siêu giàu mới dám chi tiền cho huấn luyện viên để chạy thành tích thể thao, góp hàng triệu hàng triệu đô la cho quỹ của trường để đổi suất học cho con. Còn ta thì sao? Mấy năm trước, một người nghèo tôi quen biết còn định thế chấp nhà lấy 500 triệu để chạy cho con vào trường cảnh sát! Chạy điểm chạy trường từ lớp 1 trở đi, quà cáp biếu xén giáo viên đã thành thói quen trong đại bộ phận dân chúng, nhiều khi làm thầy cô tốt phải phát ngại.
Trường đại học tư danh tiếng ở Mỹ sống khỏe phần nhiều nhờ bọn nhà giàu, các cựu sinh viên cho tiền. Cứ giả dụ thế này, mỗi năm một trường trong khối Ivy nhận khoảng 10 sinh viên siêu giàu có học lực không quá xuất sắc nhưng bố mẹ chúng đã đóng góp rất nhiều tiền, chất lượng trường đó cũng không ảnh hưởng nhiều. Trong khi trường dư kinh phí cấp học bổng cho sinh viên nghèo học giỏi, có cả các bạn từ Việt Nam, chẳng phải thuận cả đôi đường? Ở ta thì tiền đút hết vào túi ai, ai mà biết.
Bọn nhà giàu Mỹ bị lộ, rồi sao? Chường hết mặt lên báo, còng tay, hầu tòa, bất kể bố con thằng nào. Còn ta thì sao? Bao nhiêu vụ, đến giờ này không chính thức công bố nổi tên một phụ huynh, nói gì đến chuyện bắt giam họ. Tất nhiên, vì họ là đảng viên, là quan chức, lộ ra sẽ làm giảm uy tín của đảng. Cái lý do nhân đạo với các cháu, không vùi dập tương lai của các cháu là kiểu ngụy biện đạo đức giả.
Mỹ hay Việt Nam đều có phân chó trên đường. Khác nhau ở cách dọn phân chó mà thôi.
Facebook nhà văn Đỗ Hoàng Diệu
(Tiêu đề do Đàn Chim Việt đặt)
27/7/18 – BBC: …Kiều Maily, nhà thơ : Chuyện chạy trường, chạy thầy và chuyện chạy điểm rất phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhà văn Uyển Ca : “Tôi thấy quá xấu hổ cho nền giáo dục Việt Nam hiện tại. Có vẻ như không có chuyện xấu gì không thể xảy ra ở nền giáo dục này và hệ lụy của nó khó có thể lường trước được…” .
Nghe nói cho đến nay chỉ có 13 người nhận tội xử dụng hối lộ hoặc các hình thức lừa đảo khác để đưa con vào các trường,trong tổng số vào khoảng 30 người bị buộc tội. Án phạt của luật liên bang rất nặng, từ 5- 20 năm tù và phải trả từ 250000 – 500000 đồng.