Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Viết về quê hương đúng ra là một giãi bày, một tình tự.
Ngược dòng thời gian 70 năm về trước, quê hương tôi như “chùm khế ngọt”, mảnh đất an lành nơi đó như “tình biển, nghĩa sông”.
Vậy mà một ngày nào đó. Đất bằng nổi sóng.
Người cộng sản đã phá vỡ tất cả cái trật tự thiên nhiên-con người ấy. Hồi ức này nói lên một sự thực không thêm bớt, không hư cấu.
Quê tôi nằm dọc theo quốc lộ số một. Cách Hà Nội 60 cây số. So với bây giờ thì 60 cây số có nghĩa lý gì, nhưng thời đó là cách xa vời vợi. Có người cả đời chưa bao giờ có dịp đi trọn đoạn đường đó.
Hà Nội đối với họ xa xôi như vạn dậm. Còn đối với tôi, Hà Nội là miếng bánh tây anh tôi mang từ Hà Nội về làm quà.
Để đi Hà Nội, người ta ngồi xe ca chở khách còn chạy bằng hơi nước, đằng sau có một nồi súp de đốt bằng than đá. Phải mất nửa ngày trời mới tới được Hà Nội. Nếu gặp trời mưa, bình than tắt ngấm. Xe ngừng chạy. Đành ngồi chờ mưa tạnh rồi quạt than trở lại. Chuyện có vẻ như xa vời, nhưng thật ra mới hơn nửa thế kỷ nay thôi.
Làng tôi có tên là Yên Phú (An Phú), nghĩa là an bình và trù phú. Chả thế mà làng Yên Phú được tiếng là đông dân nhất trong vùng nên được gọi là Nhất Xã, Nhất Thôn (có nghĩa thôn lớn không thuộc xã nào). Nay làng Yên Phú của tôi có lẽ dã đổi tên, thuộc xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Từ làng tôi đi thẳng hướng bắc 10 cây số sẽ đến ga Phủ Lý.
Xã lớn nên nhà ngói san sát với những sân gạch bát tràng với những hàng cây cau thẳng tắp. Làng còn có con đường lát gạch xây bổ cau, rộng hơn thước tây nối từ xóm Trong ra đến xóm Ngoài như khúc ruột chính của phần thân thể.
Con đường duy nhất lát gạch như một vật trang sức khoe khoang cái giầu có của làng so với các làng chung quanh. Con đường có từ bao đời nay không ai nhớ nữa nên nhiều chỗ có viên gạch mất để trơ đất.
Cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện thay thế để trơ đất trông giống như một hàm răng cụ già cái còn cái mất. Từ đường cái vào, còn gọi là quốc lộ số một, đứng sừng sững một cây Ngọc Lan che bóng mát cho dân làng như trạm dừng chân. Chỉ đến khi Tây về đóng bốt thì nó bắt chặt đi vì che khuất tầm nhìn của bót Tây. Từ cây Ngọc Lan đi chừng 300 mét là nhà thờ và trường học ở bên cạnh.
Chung quanh làng Yên Phú là các làng nhỏ hơn như làng Bói, làng Kỷ Cầu, làng Chàng, làng Hang, làng Lác, làng Đanh, làng Bưởi.
Gần làng, bên kia quốc lộ 1 có con sông Đáy chảy qua với hai bờ đề cao như hai bức tường thành. Lạ một điều là ở đâu có sông, có nước là có con người tụ hội. Làng xóm cứ thế mọc lên hai bờ đê trải rộng ra. Từ dưới nhìn lên bờ đê là một bãi cỏ xanh mơn mởn. Không hiểu sao đất bên bờ đê cỏ thường xanh mởn hơn các nơi khác. Đây là những cảnh quen thuộc đã ăn sâu vào tâm khảm tôi không biết tự bao giờ.
Nhắm mắt, tôi vẫn có thể mường tượng ra khung cảnh quen thuộc của làng quê như thể một giao cảm giữa người và thiên nhiên như thể nó có một linh hồn.
Trẻ con chăn trâu thường thả trâu ăn cỏ. Cũng là nơi trẻ con trong làng nô đùa tắm.
Nhưng vào mùa nước cạn, bờ đê lố nhố những cọc tre, những lỗ chân trâu và rác rưởi đủ loại táp vào bờ.
Con đê như bức tường thành, chạy dài theo bờ sông mà phía trước chỉ trông thấy một đường chân trời.
Từ trên đê nhìn xuống, làng Yên Phú như một cái lòng chảo mà từ xa nhô lên mái nhà thờ với những hàng cau thẳng tắp. Đó đây những mảnh ruộng trải dài như những ô bàn cờ, cắt xén vuông vắn.
Sinh cảnh làng là vậy. Đất trời như thể là một từ bao đời nay.. Êm đềm và ấp ủ. An vui và thanh bình. Trời, đất, người như hòa vào nhau như chung một cội nguồn. Gửi gấm, nhắn nhe như một tình tự..
Trong phút giây ấy cảm nghiệm ấy, tôi như thể bắt được nó thì như bắt được của trời. Nó nhắc nhở tôi đến cảm nghiệm siêu hình của thi ca Hàn Mạc Tử, “Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.” Tại sao gọi là phút thiêng liêng?
Cảm nghiệm ấy, khi đã lớn lên, tôi cũng bắt được trọn nghĩa trong câu:
“Hôm nay, trời nhẹ lên cao, tôi buồn.” Tại sao trời nhẹ lên cao, tôi buồn? Tại sao thế, tại sao và tại sao? Tại sao trên giời, nào ai lý giải được!
Đời sống con người với thời tiết nắng mưa, với mùa nào thức đó, tứ thời bát tiết, xuân hạ thu đông.
Cứ thế mà sống. Cứ thế mà tồn tại. Con người như bắt được nhịp sống của trời đất hòa vào thế giới vô cùng lớn cũng như vô cùng nhỏ.
Trên là vũ trụ mênh mang, xa tít mù khơi với sao trời, tiếng bay của gió, tiếng trôi của mây. Nào ai đã nghe được những tiếng ấy? Ai đã có nghe tiếng kêu của côn trùng, tiếng động bứt ra từ một cành lá, tiếng đài hoa nở nụ, tiếng thì thầm của đêm khuya?
Đây phải chăng là một nhân bản hóa, một hóa thân sự vật? Một métamorphose?
Tôi gọi đó là một đối thoại nội tâm. Một tìm về nhau. Một thể giới tâm linh. Một soi rọi vào mình. Cảnh giới bên ngoài và bên trong như vỡ òa ra khi gặp nhau.
Buổi chiều với tiếng vi vu của cánh diều cánh phản như kể chuyện làng. Sáng trưa chiếu tối, từ tờ mờ sáng đã nghe tiếng chuông hiệu, chuông lễ. Bổn đạo lo dậy sớm đi lễ rồi còn ra đồng làm việc. Đến giữa trưa là hồi chuông nguyện và tầm tầm tám giờ tối là hồi chuông tắt lửa. Mọi nhà kinh tối xong, tắt lửa đi ngủ để mai còn đi làm.
Đời sống dân làng sáng, trưa, chiều tối dựa vào tiếng chuông như một nề nếp sống. Không hẳn vậy! Tiêng chuông mời gọi ta thênh thang bước lên trời, gặp được Chúa.
Mái chuông nhà thờ cao vút như ấp ủ, che chở, có lúc như vẫy gọi, như khuyến dục dưới bóng Thánh Giá.
Vậy mà trời năm nay làm sao ấy!
Mưa vần vũ. Mưa liên tu bất tận. Đêm đã sâu mà mưa vẫn lộp độp trên mái ngói, trên tầu lá chuối vỗ đì đọp không dứt.
Ánh mắt dân làng xao xuyến lo ngại. Gió vật vã những cành cây. Nghiêng ngả. Tội nhất là những tầu lá chuối. Xơ xác tả tơi.
Dòng sông nước cạn bây giờ ứ nước. Mầu nước sông đỏ ngầu như có pha máu. Nước trôi đi như chạy giặc.
Chỉ những ai đã từng sống bên gần đê mới bắt được cảm nghiệm này. Đây là những cảm nghiệm đắt giá!
Những lục bình, củi mục, cành cây và bất cứ thứ gì cứ trôi phăng đi đến chóng mặt. Con sông Đáy hiền hoà trước đây bỗng chốc biến thành hung thần đe dọa đến đời sống dân làng lúc nào không hay.
Bờ đê vắng trẻ. Vắng trâu ăn cỏ. Vắng tiếng cánh diều cánh phản.
Đất khổ rồi!
Không bóng người. Giờ này ai mà qua lại nữa, bước chân vội vã về nhà. Bờ đê như một bãi tha ma u tịch.
Làng Yên Phú cũng như các làng Đồng Phú là đồng trũng nên chỉ cấy được mùa lúa chiêm. Những đồng nửa trũng nửa cạn như làng Chàng, làng Hang, làng Bạc thì cấy được vừa lúa chiêm vừa lúa mùa.
Nhưng trũng cạn gì nay cũng ngập hết.
Mưa như thế, nước ứ lại dồn tắc cộng với nước sông Đáy đổ về tràn vào đồng ruộng. Đồng ruộng biến thành biển nước mênh mông xa tít đến tận chân trời. Các làng mạc, các thôn xóm như những cù lao nổi giữa biển nước.
Dân làng nhìn nước dâng lên. Ngao ngán. Cứ cớ sự này thì đói đến nơi. Trên là trời, dưới là nuớc chụm mặt nhau ở chân trời. Thuyền nan, thuyền thúng, thuyền câu đi lại như lá tre.
Tưởng chừng chỉ một cơn sóng cũng đủ lật úp thuyền đi rồi. Từ trên thuyền nhìn xuống, những cây lúa nặng trĩu hạt cong xuống như bụng người đàn bà có chửa bắt nghĩ đến những thửa ruộng gặt trễ.
Đến nông nỗi này thì chết mất. Lúa sẽ mọc mầm.
Vậy may mà mưa vừa tạnh! Một phép lạ. Nắng ửng lên ở chân trời. Hy vọng lên theo. Chim chóc úa ra.
Có một sự hồi sinh! Từng tốp thợ gặt ủa ra cắt lúa vội. Mạn thuyền đỉa lúc nhúc từng đàn bơi theo thuyền. Nước trong veo trông thấy cây lúa vật vờ dưới nước. Đỉa như ngửi thấy mùi máu bám theo thuyền từng đàn. Mỗi nông dân biết vậy nên đều dắt bên mình bình đựng vôi và mồ hóng. Đỉa bám vào là không nhả ra cho đến khi căng bụng thì tự rơi ra khỏi da thịt . Đỉa chỉ sợ vôi, quét tý vôi vào miệng đỉa là nó nhả ra ngay.
Đàn bà con gái thì vất vả hơn. Phải sắn quần lên thật chặt ở bắp đùi.
Không một kẽ hở. Hở là chết.
Sau đó cẩn thận, còn phải lấy lạt tre buộc chặt bên trên chỗ sắn quần gần bẹn phòng hờ đỉa chui vào chỗ kín. Nó chui vào thì phiền hà lắm. Thân phận đàn bà bao giờ cũng gian nan hơn!
Đến con đỉa cũng biết bắt nạt, có thể gây rầy rà đến họ.
Lại ngâm mình cả ngày dưới nước. Vừa lạnh vừa đói. Có người ngất xỉu. Đưa vào bờ, chỉ cần hơ nóng, xoa bóp một chút là tỉnh lại.
Ra gặt chưa được bao lâu, mới chừng vài canh giờ, thổi nồi cơm vị tất đã chín. Đã nghe tiếng kêu ơi ới, “Cứu tôi với, cứu tôi với!” Từ trên bờ đê nhìn xuống ruộng, chỉ thấy lố nhố mấy người đang ngụp lặn. Mọi người tủa ra nhìn cánh đồng nước mênh mông. Chẳng ai dám lội xuống bơi ra. Bất lực. Cũng có vài thanh niên chống sào đẩy thuyền ra cứu.
Cũng đến nửa giờ trôi qua mớt vớt được xác ba nạn nhân. Tất cả đều là phụ nữ. Bây giờ chỉ còn là ba cái xác không hồn.
Người ta xốc ngược họ lên cho nước trong mồm ộc ra, nhưng cũng chả ăn thua gì. Hết cách thôi.
Nước lụt lênh láng, chỗ đâu mà chôn?
Đồng ruộng đều ngập nước, có chỗ sâu từ một tới hai thước. Đến lúc chết rồi cũng không có chỗ mà chôn. Dân làng đành võng cứ hai người một khuân ba xác chết xuống cửa Cống sông Đáy chôn tạm. Vì đất ở đó có gò cao chưa bị ngập. Cũng gian nan lắm. Cứ đào một nhát quốc thì tự nhiên nước ở đâu rỉ ra. Chỉ thoáng cái nước đã ngập cá chân. Người ta đành đọan để hai người đàn ông đứng lên hai đầu cỗ quan cho cỗ quan chìm xuống. Sau đó lấp đất vội vàng. Đoàn người nối đuôi nhau đi trên bờ đê như một đám rước.
Nghe có tiếng khóc nỉ non, ấm ức trong họng.
Nắng buổi chiều đã nhạt, chim lao xao về tổ. Còn con người lại không có chỗ về.
Thôi thế cũng xong một kiếp người. Nhiều người có đạo làm dấu thánh giá, lẩm rẩm cầu cho kẻ chết.
Tiếng chuông nhà thờ khác thường buông lỏng, lãng đãng ba tiếng một, ngừng một lúc nhẹ nhàng lại ba tiếng khác báo hiệu có người mới sinh thì.
Tiếng chuông nay nghe não lòng lại một kẻ nào đó đã ra đi về nước Chúa.
Vào mỗi buổi chiều, khi mặt trời còn độ hai ba ngũ. khi những người tá điền lục tục men theo đê trở về nhà. Tiếng gõ trâu cục cục tác tác lục tục đi vào các thôn xóm.
Ánh nắng chiều chỉ còn như một dải nắng nhẹ. Một người đàn bà nhà quê, ngồi bó gối, che đầu bằng chiếc nón rách khóc tỉ tê đứa con gái chết đuối. Tiếng khóc cứ nỉ non cho đến lúc nhọ mặt người, cho đến lúc chỉ còn là tiếng rên ư ử của một con vật bị thương.
Trời đã tối xịt. Chả còn nhìn thấy gì nữa ở trên bờ đê. Nhà nhà đã lên đèn như những con đom đóm lửa.
Bà cứ khóc như thế, vào mỗi buổi chiều.
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Tiếng khóc con người đọa đầy bất lực như tiếng thở dài của con người chưa có cơ may làm người.
Cùng lắm, chỉ có tiếng con cò bì bụp lặn bắt cá. Năm nay, dân làng rơi vào cảnh đói kém mất. Mưa quá làm rơi rụng phấn nhị thêm gió tây nóng thổi về làm khô phấn nhị. Lúa sẽ lép ít hạt.
Mùa gặt tới lấy gì sống? Phần trả công thợ cấy, thợ cầy, công gieo mạ. Phần nộp cho chủ điền. Còn lại bao nhiêu. Ruộng chân nhất đẳng phải nộp cho chủ điền mười vuông thóc. Ruộng chân hai nộp tám vuông/mẫu. Một vuông bằng hai thúng, một thúng bằng mười kí lô.
Đến nước này chỉ còn cách xin chủ điền giảm tô.
Chủ điền còn lợi dụng cách làm ăn: Hơn đong, kém bán. Đến mùa lúa gặt, giá lúa còn hơn vì tá điền cần tiền bán gấp để trả công nợ, đóng sưu thuế. Cánh nhà giầu thu mua cho vào huân nẫm để đó. Đợi đến tháng bảy, tháng tám, dân hết gạo ăn tung ra bán. Lúc đó lúa kém, giá cao dất, bán ra một lời gấp đôi.
Nghèo vẫn hoàn nghèo. Còn giầu cứ thế mà lên!
Đã thế, tình hình còn bất ổn. Trước sợ ma, sợ quỷ. Nay người ta bắt đầu sợ người.
Còn nhớ chớm đông năm ấy. Cơn lũ lụt chưa xong và cũng chưa kịp nguây ngoa. Rét lạnh căm. Gió quất vào mặt như những nhát dao chém. Có việc đi ngoài đường, dân làng phải cúp rạp người xuống về đằng trước cho bớt lạnh.
Người nào cũng áo tơi lá gồi, nón rách chỉ chắn được gió không chắn được lạnh. Người giầu trong làng Yên Phú thì có áo bông, có lồng ấp than bằng đồng ủ thêm trong chăn.
Nggời nghèo áo đùm, áo đề có bao nhiêu áo mặc hết. Cơm độn ngô, độn khoai không đủ no. Ban đêm nghe tiếng reo bụng lục cục, lạc cạc chẳng khác một cuộc đình công bãi thị.
Đã vậy thêm những trận mưa phùn liên tu bất tận. Mưa đến bẩn đất. Nhớp nháp, lầy lội. Đất thịt trơn như mỡ. Mỗi lần bước đi, hai đầu ngón chân cái phải ấn xuống đất trước như hai gọng kìm dò dẫm trứớc khi đặt cả bàn chân xuống.
Trong làng đã nhiều tiếng xôn xao bàn tán. Nhà cha xứ Vũ Xuân Kỷ nay có nhiều người lạ ra vào thậm thụt thường là lúc nhọ mặt. Nghe đâu cha có người cháu là Vũ Đình Liệu – thường mặc áo bốn túi bộ đội đến rồi đi một cách bất thường.
Rồi vượt ra ngoài sự trông đợi của con chiên bổn đạo. Cha đã bỏ nhà xứ đi biệt tăm.
Từ đó, người ta cũng không còn thấy ai lai vãng đến nhà xứ nữa.
Những người giàu có trong làng như cánh ông Nghị N. Nghị Sáu, cánh nhà ông Lý Ch. cho người tát ao cá một cách bất thường. Người ta đồn họ tát ao không phải để lấy cá mà để đào lên những chum vàng, chum bạc dấu ở dưới ấy.
Ít lâu sau, họ lẳng lặng kéo nhau lên Hà Nội như chỗ trú ăn an toàn. Gia đình tôi thuộc giới trung nông, giàu chưa phải là giàu, nghèo chưa tới tay nên đành ở lại.
Vậy mà có một bọn người không ngại gió mưa đến gõ nhà Lý trưởng bắt đem đi. Nghe đâu, hồi trước Lý trưởng có lén lút vụng trộm với một cô gái. Cô gái không chồng mang bụng chửa. Cô Gái không có tiền nộp treo làng, treo Hàng Giáp nên bị gọt đầu bôi vôi dẫn đi khắp làng.
Cô Gái ôm nhục mang bầu phải bỏ làng mà đi. Nay cô theo kháng chiến trở về, có súng lục đeo bên hông. Một bọn người lạ mặt dẫn Lý trưỏng, hai tay bị trói giật cánh khỉ dẫn đến Cống vọng.
Họ bắt ông quỳ xuống và cô gái sẵng giọng hỏi: Mày có biết tao là ai không? Dạ biết. Được, tưởng mày quên thì tao có bổn phận bắt mày phải nhớ, nhớ từng chi tiết một. Mày có biết mày có tội gì không? Dạ có. Tội gì? Tội ám hại đời cô.
Từ một cô gái hiền lành, nhà quê nhà mùa. Nay cô ăn nói chững chạc như một người chỉ huy. Điều gì đã làm cô thay đổi như lột xác như thế?
Cô gái cuời nhạt. Mày sai rồi. Tội của mày là tội với nhân dân, tội với dân làng. Mày không có tội gì với tao cả. Hôm nay, tao chỉ thay mặt nhân dân làng Yên Phú xử tội mày. Mày cũng không còn điều gì phải nói nữa.
Nói xong, cô gái ra lệnh. Đã đến giờ rồi, các đồng chí làm cho xong nhiệm vụ. Lý trưởng bị cho vào trong một giỏ lợn rồi sau đó họ bỏ trôi sông. Sau Lý trưởng, còn nhiều người khác ở các làng lân cận cũng chung số phận.
Trận gió kinh hoàng thổi đến các làng xã. Cụ Cửu than, “Ngay thời Văn Thân, làng Yên Phú cũng chưa hề bị ai giết thảm thương như thế này.”
Cụ lẩm bẩm, “Thôi Chúa phạt rồi.”
Ai cũng phập phòng lo sợ, không biết số phận mình ra sao. Những tin đồn mỗi ngày mỗi nhiều. Cuộc sống mong manh..Ruộng vườn bắt đầu bỏ hoang. Sơ tán. Tiêu thổ kháng chiến. Làng Yên Phú như nhiều làng công giáo khác nhiều nơi chỉ còn là đống gạch vụn.
Khắp nơi là hoang tàn đổ nát.
Nhiều vùng chỉ còn là một thứ sa mạc Á Châu. Không một bóng người. Chẳng bao lâu sau thì có trận càn của Tây về. Họ lập bót, lập đồn. Khi Tây đến càn quét lại đốt phá: Pháp đến năm hôm, giáo dân mồ côi Chúa. Pháp đến mười hôm, xác ai lõa lồ ruộng lúa.
Dòng sông Đáy nay không còn như trước nữa. Thỉnh thoảng lại có xác người trôi sông trương phình như cái thúng trôi giạt vào kè của Cửa Cống Vọng. Xác trôi đến đó bị tắc nghẽn không trôi đi đâu được. Xác cứ dập ra dập vô vỗ vào kè cống sông Đáy bì bà bì bạch giữa mấy đám lục bình nhấp nha nhấp nhô bên cạnh những xác chết trong rọ trương phình.
Còn một cái hòm áo quan nổi lềnh bềnh, xoay ngang, xoay dọc giữa đám lục bình. Chiếc áo quan xoay trở như đùa dỡn, xô dạt với đám lục bình. Nhiều người thắc mắc tại sao chỉ có một chiếc áo quan mà không phải ba chiếc? Hai chiếc kia đâu?
Nếu nước lũ đùn đẩy áo quan ra khỏi mô đất chôn cất rồi trôi dạt về đây thì phải có cả ba chiếc, cớ sao chỉ có một? Mà đã chắc gì áo quan của cô gái chết đuối? Cũng chẳng ai dám xuống vớt xác chết lên. Xác chết dù chết rồi cũng thuộc quyền xử lý của Cách Mạng, ai dám tự tiện đứng ra chôn cất? Cứ để như thế ngày này qua ngày khác. Xác chết trong rọ trương phình đen thui như con lợn quay chết cháy. Bên cạnh là chiếc áo quan quay lộn tròn như đùa cợt với xác chết trong rọ. Những mảng lục bình như do song nước nhồi lên nhồi xuống như ma quái. Chúng dềnh lên, dềnh xuống theo nhịp con nước.
Hình như chúng không còn phải là lục bình nữa. Chúng là những hồn ma chết vất vưởng nhập vào trêu ghẹo con người. dờn dợ dễ sợ.
Trên không, có những bày quạ lững lờ rình rập chưa dám đáp xuống. Thét rồi chúng chán, quang quác lên mấy tiếng rồi kéo nhau bỏ đi như thất vọng.
Câu chuyện dòng sông làng Yên Phú đã qua rồi.
Sông dài, cá lội. Sông dài mới là sông. Đã bao nhiêu mùa nước lụt? Dòng dông vẫn vậy. Nhưng đó cũng là câu chuyện con người, chuyện đất nước thu hẹp lại.
Đã bao nhiêu nước chảy qua cầu, bao năm tháng đã qua. Dĩ vãng đó để lại bao tồn tích của một chuỗi biến động chẳng những cho làng Yên Phú mà cả đất nước xoay chuyển vào những cơn lốc chính trị.
Cơn lốc đó đã xô đẩy biết bao lớp thanh niên, lớp này đến lớp khác nằm xuống. Và đã có những xác người vắn phận trôi lềnh bềnh trên dòng sông.
Đến nay, dòng sông vẫn còn đó, nhưng chắc hẳn không còn những chuyện bi thảm như người chết đuối, buông sông nữa.
Đất nước đã chuyển mình. Con sông Đáy làng Yên Phú nay có những chuyện khác để kể lại. Mong là như vậy.
Xin đốt một nén hương cho những kẻ cách này cách khác đã bỏ mình trên dòng sông đó. Phải chăng đó là câu chuyện của dòng sông hay câu chuyện của con người sống bên cạnh dòng sông ấy?
Bởi vì dòng sông thì làm gì có chuyện. Đã đến lúc phải đổi tựa đề câu chuyện chăng?
Từ từ ta trở lại thành Người!
Khi “hiến kế” đặc khu kinh tế
Nhưng tôi đặt trọng tâm văn hóa
Nhật Bản – Đại Hàn -Tân Gia Ba
Minh bạch – sạch sẽ – không gian trá!
Kinh tế với tôi là phụ thôi
Và nếu có thể ta lai giống
Dâu Việt Nam không đi xa xôi
Nô lệ tình dục – bên nhà Tống!
Tất cả rác sẽ chứa trong thùng
Khắp nơi phòng vệ sinh công cộng
Không ô nhiểm không còn vi trùng
Cắt đứt giao dịch với Trung cộng!
Từ từ ta trở lại thành Người
Ra phố sẽ vắng bóng “anh hùng”
Không hoang tưởng đui mù té nổ
Không cuồng Hồ cuồng đảng điên khùng!
Nông Dân Nam Bộ
Ba đặc khu kinh tế Việt Nam
Bất chợt nhớ ra là ta có
Ba đặc khu kinh tế Việt Nam
Năm hai ngàn mười tám trước đó
Nhưng vì người dân “không an tâm”
Chỉ vì sợ rợ Hồ dâng Tàu!
Tôi nghĩ dân ta không chống đối
Nếu ta hợp đồng Tân Gia Ba
Ký công tra đảo ngọc Phú Quốc
Ngày vinh quang chắc sẽ không xa!
Vân Đồn ta hợp đồng Nhật Bản
Họ sẽ biến thành một hải cảng
Văn minh sạch sẽ hơn Hồng Kông
Có thể hơn cả cảng Thượng Hải!
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Cùng Nam Hàn “công tra hợp tác”
Họ sẽ biến thành cảng Pusan
Sạch sẽ tân tiến là cái chắc!
Ba đặc khu kinh tế Việt Nam
Sẽ hơn cả Thẩm Quyến Trung cộng
Hóa giải khỏi đói nghèo lầm than
Và có nhiều cầu tiêu công cộng!
Tại sao tôi đề nghị như vậy?
Nhật Bản – Nam Hản – Tân Gia Ba
Cả ba đều văn minh sạch sẽ
Họ tử tế hơn Ta – Trung Hoa!
Tân Gia Ba lại gần Phú Quốc
Họ chẳng đang lấn biển là gì
Khánh Hoà, Đại Hàn họ từng ở
Phần Nhật Bản giao họ Vân Đồn
Ta sẽ không lo phần Trung cộng
Trọng lú không cần xây lò tôn
Cả ba quốc gia đều minh bạch
Tôi nghĩ dân mình sẽ welcome!
Nông Dân Nam Bộ
Vô cảm – ngậm câm – cúi đầu!
Vì đâu nước mình ra nông nỗi
Điêu linh thống khổ đến tận cùng?
Tất cả chúng ta đều có lỗi
Lỗi bậc tiền nhân từ Vua Hùng
Lỗi cả những người nằm trong mã
Thế hệ tuổi trẻ hiện bây giờ
Thế hệ chưa sanh ra kể cả
Ta để lũ “cờ lờ mờ vờ”
Lũ Ba Đình ôn dịch thổ tả
Rước kẻ thù truyền kiếp giặc Tàu
Ta hèn hạ sợ hãi nhục nhã
Vô cảm – ngậm câm – cúi đầu!
Nông Dân Nam Bộ
Với bậc tiền nhân từ Vua Hùng
Với bậc tiền nhân từ Vua Hùng
Với cả những người nằm trong mã
Xin lỗi cùng người đọc.
Có bao giờ như thời rợ Hồ?
Từ Bắc chí Nam tràn ngập nước
Ngay cả ở những vùng miền cao
Thất Sơn Bảy Núi – vùng sơn cước
Không chừa bất cứ thành phố nào!
Không mưa thành phố vẫn ngập nước
Đất nước ta có như bây giờ
Kể từ xa xưa mới lập quốc
Có bao giờ như thời rợ Hồ?
Người Hà Nội ngập nước lụt lội
Nhưng khát nước thiếu nước tiêu dùng
Vì đâu nước mình ra nông nỗi
Điêu linh thống khổ đến tận cùng!
Nông Dân Nam Bộ
Bất công áp bức ôi đau thương!
Nhân Quả – Vô Thường như định luật
Hư ảo – huyền bí, thuộc Tâm Linh
Nhưng đó lại là chuyện có thật
Có thật, hiển hiện rõ – vô hình
Gia tộc nhà Nguyễn vẫn còn đó
Nhứt là ở ông vua cuối cùng
Nào lâu đài hoàng triều cương thổ
Nào biệt phủ cung điện hoàng thành
Rồi đây tới phiên bọn cộng sản
Lũ đồ tể bầy đàn Ba Đình
Bao đời con người vẫn mê sảng
Lòng tham không đáy mãi vô minh
Ăn thịt bò dát vàng rắc muối
Giá bằng cả năm lương công nhân
Hàng năm vào đầu mùa giáp hạt
Nông dân không có gì để ăn
Có những điều chướng tai gai mắt
Có người thương Bảo Đại cuối đời
Thèm ăn một tô bún bò Huế
Có người thương hoàng hậu Nam Phương
Sống trong lâu đài trên đất Pháp
Không biết bà ta giàu cỡ nào
Tầm cỡ như gia đình “Chú Hỏa”
Cũng không ngang hàng Nguyễn Hữu Hào
Giàu bậc nhất Nam Kỳ – Huyện Sỹ
Nhì Phương – tam Xường mới tới Hỏa
Huyện Sỹ là ông ngoại Nam Phương
Trong khi người dân chạy từng bữa
Một khoa bảng sống trong nghèo nàn
Có làm cho bạn thấy bàng hoàng
Có lòng thương cảm nhà cách mạng
Không tiền chữa bịnh như Cụ Phan?
Nguyễn Tường Tam mới mười chín tuổi
Từ Bắc vô Nam dự đám tang
Nguyễn Khoa Nam trước khi tuẩn tiết
Đi vào bịnh viện thăm thương binh
Dân ngu khu đen đang rên xiết
Mất đất mất nhà ai cũng biết
Bao nhiêu dân đen đang lầm than
Bao lâu rồi lang thang lết thết?
Bất công áp bức ôi đau thương!
Nông Dân Nam Bộ
Bất công – áp bức – dã man!
Những cái khổ tiêu biểu cho một đất nước nghèo, nhưng khổ hơn nữa là sống bị cộng sản cai trị. Dòng sông Bến Hải, ngăn cách hai miền Nam-Bắc VN, đã ngăn chia và giết chết hàng triệu người. Và sau ngày hòa bình 1975 cả nước càng đói và càng khổ hơn. Có một giai đoạn xe chở khách chạy bằng than, nó chỉ mới chưa đầy nữa thế kỷ trước. Và nay những dòng sông đã cạn không còn nước để cày, không còn tôm cá để ăn, và không còn được thấy và nghe câu hò của những bóng hồng trên dòng Cửu Long. Việt Nam đang mất nước, hay không còn nước, hay thiếu nước đang tìm lại nước? Dòng nước nào là nước của Việt Nam?