Từ mấy tháng nay lợi dụng tình trạng Nguyễn Phú Trọng bị bệnh nặng không thể đảm nhiệm cả hai trách nhiệm vừa là Tổng bí thư (TBT) lẫn Chủ tịch nước (CTN), hoang mang và phân hóa trầm trọng vì quyền-tiền giữa các phe nhóm lợi ích trong Trung ương đảng và Bộ chính trị (BCT), nên triều đình đỏ hầu như đang tê liệt rơi vào hoàn cảnh như không có đầu, vô chính phủ. Vì thế Bắc kinh lợi dụng tình hình trên, nên đang đưa tầu chiến hộ tống tầu thăm dò dầu khí làm mưa làm gió ở bãi Tư chính ngay trong thềm lục địa VN, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.i Trong khi biển đảo và chủ quyền đất nước đang bị phương Bắc đe dọa trực tiếp và rất nghiêm trọng, nhưng ông Tổng – Chủ lại không biết ngượng, không biết giữ liêm xỉ, vẫn vênh váo rao giảng đạo đức cho giới trẻ là phải „Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên tối cao“!
Là người tham lam quyền lực nên sau khi đòi cho bằng được để Đại hội 12 (1.2016) xếp độc quyền cho mình vào „trường hợp đặc biệt“ để chiếm ghế TBT tiếp, Nguyễn Phú Trọng lại lợi dụng thời cơ khi Trần Đại Quang mất (9.18) đã chiếm nốt cả ghế chủ tịch nước (CTN). Qua đó ông Trọng đã tự vất bỏ nguyên tắc tổ chức „tập trung dân chủ“ trong đảng. Chính ông đã coi đó là xương sống của Đảng và từng kết án, ai chống nó là chống chế độ XHCN từ bản chất! Ông Trọng còn thề thốt và rao giảng đạo đức cho cán bộ đảng viên là, ông quyết „nhốt quyền lực vào trong lồng“ và cương quyết không để những kẻ háo danh, mưu đồ và tham lam quyền lực nắm giữ các chức vụ quan trong trong Đảng và Nhà nước!
Nhưng con người thực của ông Trọng lại hoàn toàn khác. Từ tháng tư 2019 đến nay ông Trọng bị tai biến mạch máu não và phải thường xuyên vắng mặt trong nhiều dịp quan trọng. Nghĩa là vì lí do sức khỏe ông đã không thể đảm nhận những nhiệm vụ và trách nhiệm của TBT và CTN. Nhưng tới nay ông vẫn không biết tự trọng giữ lời hứa và làm gương rút lui về làm „người tử tế“, như „Đồng chí X“ Nguyễn Tấn Dũng vài năm trước đã bị „Ông Đặc biệt“ đuổi về vườn. Trước khi rũ áo quan trường đỏ Nguyễn Tấn Dũng đã nói với chính mình và nhắn nhủ các đồng liêu trong BCT là, từ nay ông về nhà để học làm „người tử tế“.iii Vì suốt bao nhiêu năm trong BCT và giữ ghế Thủ tướng ngụp lặn trong quyền lực và tiền bạc nên ông đã bán mình cho quỉ, trở thành người bất tử tế, chỉ sống dối trá và lừa đảo!
Còn Nguyễn Phú Trọng tới nay vẫn chưa dám làm như Nguyễn Tấn Dũng. Tuy bệnh nặng nhưng ông vẫn không thích làm „người tử tế“ và lại vẫn muốn tiếp tục làm Ông Đặc biệt! Tư cách rất tồi tệ như thế, nhưng hiện nay trong dịp 50 năm HCM mất, ông Trọng lại vẫn lên mặt rao giảng đạo đức, lại bắt cán bộ đảng viên và nhân dân „học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“! Cố tình gán ghép theo lối thần tượng hóa HCM như thế chính Nguyễn Phú Trọng và những người tiền nhiệm của ông thừa biết là hoàn toàn không có thực. Trái lại, chính khi sinh thời ông Hồ đã từng bán đứng lương tâm để làm những điều cực kì mất tư cách và vô đạo đức của một người bình thường. Chính những điều này ông Trọng đã thừa biết, vì đã được xác nhận ngay trên báo Đảng.
Hãy hình dung một ông A rất muốn tự khen, tự tâng bốc và tự thần thánh hóa mình. Nhưng ông hiểu rằng làm như vậy là kịch cỡm và vô cùng lố bịch. Vì thế ông đã dùng thủ đoạn lưu manh lấy một tên khác để viết sách ca tụng ông có tài đức như một thánh sống! Như vậy rất rõ ràng, ông A đã là một người cực kì lừa dối, mất tư cách, vô đạo đức. HCM đã làm đúng như vậy khi ông lấy tên là Trần Dân Tiên để tự tâng bốc, thần thánh mình là „cha già dân tộc“. Tất cả những người cầm đầu chế độ từ Trường Chinh, Lê Duẩn…tới Nguyễn Phú trọng hiện nay đều biết Trần Dân Tiên chính là một trong nhiều bút hiệu của HCM. Họ biết đây là sự thật về sự lừa dối với đảng viên và nhân dân của HCM. Nhưng họ vẫn ca tụng việc làm của HCM là đạo đức, phong cách cao! Vì thế chính họ lại cũng tự lừa dối mình, lừa dối dân!
Chẳng những thế, bề ngoài thì đề cao ông Hồ, nhưng nhiều người cầm đầu chế độ đã coi thường HCM và cô lập ông vào thập niên 60 của thế kỉ trước. Chính khi HCM còn sống, trong những năm cuối ông đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cô lập để thâu tóm quyền lực. Tệ bạc hơn nữa ngay sau khi HCM mất chính Lê Duẩn, thường được ca tụng là „Ông Trăm nến“ -sáng suốt thông minh như trăm cây nến- người có quyền lực áp đảo khi đó đã sửa ngay cả bản Di chúc của ông Hồ để nhằm phục vụ những ý đồ riêng. Mặc dầu Lê Duẩn biết rằng, những lời di chúc của một người -dù ngay của một người bình thường- người sau không được tẩy xóa thêm bớt. Bởi như thế là phản lại người vừa mất, như thế là vô đạo đức, vô lương tâm!
Cuối thập niên 80 của thế kỉ trước chế độ toàn trị ở trong hoàn cảnh cực kì ngặt nghèo, như sợi chỉ treo ngàn cân; trong nước nạn đói đe dọa, bên ngoài Bắc kinh đang dạy bài học cho chế độ này qua chiến tranh biên giới phía Bắc và sa lầy trong chiến tranh ở Campuchia, Mĩ và Tây phương phong tỏa. Nguy hiểm nhất là Liên xô, thành trì Thế giới CS và mụ đỡ của CSVN, khi ấy đang rơi vào tổng khủng hoảng đi đến tan rã. Vì thế tại Đại hội 7 (1991) họ phải vực HCM dậy khoác cho ngọn cờ „tư tưởng HCM“ để thay thế cho ngọn cờ Marx-Lenin đã rách nát! Nhưng sau cả chục năm nghiên cứu của các nhà khoa bảng XHCN hàng đầu, có tới 60 định nghĩa khác nhau về cái gọi là „tư tưởng HCM“, nhưng chẳng có định nghĩa nào được mọi người đồng ý. Điều này đã được chính Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương và Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương xác nhận khi ấy.
Nói thẳng ra, HCM chỉ sao chép và tôn thờ tư tưởng CS từ Marx, Lenin tới Mao, chính khi sinh thời ông đã thừa nhận như vậy. Sau khi cướp được chính quyền thì ông đã ép buộc đảng viên và nhân nhân phải học tập và cũng từ đó HCM, khi có quyền lực trong tay ông đã đánh tráo thứ tự giá trị ưu tiên cuộc tranh đấu của dân tộc ta, từ đánh đổ thực dân để giành độc lập và xây dựng VN thành một nước dân chủ tự do, như trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 HCM đã long trọng thề như thế. Nhưng khi nắm được chính quyền HCM đã bắt mọi người phải „yêu nước là yêu XHCN“, đảng trước, nước sau, dân bét. Đây cũng là sự thực mà từ Trường Chinh, Lê Duẩn… tới Nguyễn Phú Trọng đều biết rất rõ. Nhưng nay ông Trọng vẫn bắt cán bộ, đảng viên và nhân dân dân „học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“! Đây chính là thái độ lạm dụng quyền lực, hành động như những kẻ cầm súng trong tay, bắt đảng viên và nhân dân phải theo!
Thật là cực kì lầm lẫn, ở thời đại dân chủ nhưng ông Trọng lại vẫn muốn cai trị như thời phong kiến vua chúa, vẫn cứ ngang ngược cho rằng, đang nắm chức cao nên tự do lạm quyền và cưỡng bách mọi người phải theo ý mình! Ông Trọng khinh thường trí thức, thanh niên và nhân dân; coi người dân như cục đất sét, ông muốn vo tròn, bóp méo thế nào cũng được!
Ông Trọng nên chấm dứt ngay thái độ lạm dụng quyền lực trong vai trò TBT và CTN, ông cứ ngang ngược cho rằng có thể đổi trắng thành đen, không thành có và mọi người phải nghe theo! Đây chính là thái độ của người không tử tế, đã đánh mất đạo đức và phong cách!
Nhân dịp 50 năm HCM mất (9.1969-9.2019) người viết trích lại phần dưới đây trong tập sách vừa xuất bản:
(Việt Nam “Đổi mới” ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! by Thệ Âu … – Luluwww.lulu.com › shop › ebook › product-24170286), trang 94-97 phân tích và nhận định về lí do tại sao trong Đại hội 7 (6.1991) những người cầm đầu chế độ toàn trị đã phải đưa HCM ngồi cạnh Marx-Lenin. Khi đó chính họ biết rằng những gì họ thần tượng hóa HCM từ tư tưởng tới đạo đức, phong cách là hoàn toàn giả dối, không có thực!:
„Đặt Hồ Chí Minh ngồi cạnh Marx-Lenin
để mong cứu chế độ toàn trị
Chính vì thế có một vấn nạn rất lớn đối với thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo của ĐCSVN là, phải tìm ra cách giải thích về sự tan rã của chế độ CS ở Liên xô và Đông Âu như thế nào để không gây ảnh hưởng bất lợi tới tương lai của đảng CSVN. Trong thâm tâm nhiều người trong họ cũng thừa biết, ngọn cờ Marx-Lenin không còn tung bay mà đang rách nát, mất sự ngưỡng mộ trên thế giới và đang có dao động lớn ngay trong hàng ngũ CSVN. Cho nên cần có một biểu tượng mới để lấp khoảng chống này. Vì vậy họ đã gán cho HCM là một tư tưởng gia và để ông bên cạnh Marx-Lenin. Tuy sự chọn lựa này của họ cho thấy ở thế bị động, nhưng về mặt tâm lí tuyên truyền họ đã đề cao sáng kiến này, vì HCM -người sáng lập chế độ- trước sau vẫn còn uy tín trong nhiều đảng viên và một phần trong nhân dân. Chính điều này Nguyễn Văn Linh đã hoan hỉ nói lên ngay trong Báo cáo Chính trị:
“Cái mới trong các Văn kiện Đại hội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Đảng nêu cao tư tưởng HCM. Điều đó là tự nhiên, bởi tư tưởng HCM chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin trong điều kiện cụ thể của nước ta”.
Nói rằng “điều đó là tự nhiên”, như thế Nguyễn Văn Linh đã tự lừa dối mình. Vì nếu HCM là một tư tưởng gia thì đảng phải nêu điều này từ lâu. Nhưng nay mãi tới ĐH 7 mới đưa điều này vào, như chính ông Linh xác nhận. Điều này họ tự nhìn nhận gián tiếp là, HCM không phải là một tư tưởng gia. Việc gán cho ông biệt hiệu này chỉ vì ở vào hoàn cảnh bất đắc dĩ, do ngọn cờ Marx-Lenin đã bị rách nát ngay tại cái nôi cựu Liên xô. Thần thánh hóa người sáng lập Đảng vào đúng dịp chế độ như người mất đầu, để chỉ muốn khai thác tâm lí trong một thành phần đảng viên và nhân dân về một số huyền thoại họ đã đề cao ông Hồ!
Cho tới lúc đó, người ta chỉ biết HCM là một người có tài tổ chức và biết khai thác tâm lí quần chúng nhuần nhuyễn vào sinh hoạt chính trị (với quần chúng, đối thủ và ngoại giao), đặc biệt biết khai thác và lợi dụng triệt để lòng ái quốc của người Việt. Điều này đã được nữ văn sĩ Dương Thu Hương tóm trong ý rất đúng là, nhóm cầm đầu CSVN đã coi lòng yêu nước của người Việt như một mỏ vàng. Từ một nhúm đảng viên CS lúc đầu, ông Hồ đã huấn luyện họ biết cách tổ chức, thu phục quần chúng và phân hóa đối phương theo phương châm hành động ”dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Sách lược tổ chức rất điêu luyện và tinh vi hiểm độc này được ông Hồ và các đồng chí thân cận thực hiện trong việc thành lập các Mặt trận Dân tộc, từ Mặt trận Việt minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Giải phóng miền Nam, Mặt trận Tổ quốc…; tới cách giải tán giả vờ ĐCS để che mắt Pháp, Tưởng Giới Thạch, các đảng không CS và các thành phần trí thức và nhân dân nặng lòng yêu nước.
Đây là nguyên tắc hành xử, sách lược làm sao bảo vệ sự tồn tại của đảng trước những biến động từ bên ngoài, nhất là đối với các đối thủ của đảng. Câu này đã được HCM dặn dò Huỳnh Thúc Kháng và Võ Nguyên Giáp trước khi ông sang Pháp đàm phán lâu với chính phủ Pháp (giữa năm 1946). Để giữ sự tồn tại của đảng và chính quyền của đảng còn như trứng nước, tại các cuộc đàm phán ở Fontainebleau HCM đã nhượng bộ chính phủ Pháp và nửa đêm 14.9.1946 đã kí Bản Tạm ước tại tư thất của bộ Trưởng Marius Moutet, đồng ý đặt VN trong Liên hiệp Pháp và giành cho Pháp nhiều quyền lợi ở VN. Nhưng đổi lại, chính phủ non trẻ của Chủ tịch HCM đã được Pháp công nhận, khiến cho các đảng không CS lúc đó bị rơi vào tình trạng một cổ hai tròng cả Pháp lẫn chính quyền HCM.vi Nên Võ Nguyên Giáp trong vai trò Bộ trưởng Nội vụ đã thẳng tay bắt và thủ tiêu các lãnh tụ nhiều chính đảng không hợp tác với Việt minh. Về sau này HCM cũng như các đồng chí thân cận của ông đã tìm cách đề cao thủ đoạn này, nói rằng vì quyền lợi đất nước nên đã sẵn sàng nhượng bộ Pháp. Nhưng họ không dám nói thực mưu đồ của “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chỉ có nghĩa là phải giữ vững mục tiêu bảo vệ sự tồn tại và độc quyền của đảng bằng mọi giá, sẵn sàng uyển chuyển trong chiến thuật và cách làm. Sách lược này tiếp tục được thi thố sau này đối với nhân dân VN, đối với các đối thủ chính như Mĩ, TQ…
Còn về mặt tư tưởng lí thuyết, làm thế nào để xây dựng một nhà nước CS, mô hình nào cho phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội…thì HCM đã khoán trắng cho chủ nghĩa Marx và mô hình nhà nước của Lenin-Stalin và sau này cả của Mao Trạch Đông. Chính HCM đã nhiều lần xác nhận việc này. Nhưng dĩ nhiên những người cầm đầu sau này khi đưa ông lên là một nhà tư tưởng đã tránh không dám động đến những tuyên bố này của HCM.
Một điều có thực nữa là, sau khi “Tư tưởng HCM” được ghi bên cạnh tư tưởng Marx-Lenin, BCT đã chi một số tiền rất lớn cho các học viện nghiên cứu của đảng để viết về tư tưởng HCM trong các “Chương trình Nghiên cứu khoa học Cấp nhà nước”. Nhưng sau 10 năm, không lâu trước ĐH 9 trước sự tranh cãi giữa hai phe bảo thủ và tiến bộ về mô hình phát triển kinh tế và đất nước, chính Hà Đăng, Tổng biên tập TCCS và là một trong những nhà lí luận hàng đầu của ĐCS khi ấy đã cho biết, chính khi Liên xô sụp đổ và các nước CS Đông Âu tan rã vào cuối thập niên 80 đã làm chủ nghĩa Marx-Lenin bị hoài nghi đến cực điểm, vì thế từ ĐH 7 (1991) nhóm lãnh đạo khi đó đã phải vội vàng vá viú thêm „tư tưởng HCM“ để từ đó trở thành „Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng“.
Và sau 10 năm Đảng đã giao cho nhiều viện nghiên cứu hàng đầu và các nhà khoa bảng XHCN tên tuổi nghiên cứu, nhưng khi làm công việc tổng kết Hà Đăng đã cho biết: ”Hơn 60 định nghĩa khác nhau về Tư tưởng HCM đã được đưa ra và rồi ai cũng thấy rằng, chưa có định nghĩa nào khái quát nổi nội dung“ tư tưởng của HCM.vii Ngay cả một số người đầu đàn về lí luận khi ấy như Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Phú Trọng và Lê Xuân Tùng cũng không thể định nghĩa rõ thế nào là „tư tưởng HCM“!
Nói một cách khác, cho tới nay ngay cả những nhà khoa bảng XHCN hàng đầu cũng không thể thống nhất được với nhau, liệu có “Tư tưởng HCM” thực sự hay không, và nếu có thì nội dung như thế nào! Tuy vậy, những người cầm đầu chế độ toàn trị vẫn kết án những ai cho rằng, HCM không phải là một nhà tư tưởng và họ vẫn phát động các phong trào “Học tập Tư tưởng HCM”, bắt đảng viên và nhân dân phải nghe những câu rất sáo ngữ của ông Hồ! Giải pháp phải ghép HCM là một tư tưởng gia cho thấy nhóm cầm đầu toàn trị đang ở vào đường cùng, nên đã phải sử dụng cả gia tài của người sáng lập. Nhưng gia tài đó quá nghèo nàn!
Chẳng những thế tư cách đạo đức của HCM còn tồi tệ hơn nữa. Chính khi còn sinh thời ông Hồ đã tự thần thánh hóa mình. Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên viết về mình (tức HCM), ông Hồ đã rất dối trá khi tự tâng bốc „nhân dân ta gọi Hồ Chủ tịch là cha già của dân tộc“!viii Theo lẽ thường một người có tư cách, biết quí tự trọng thì không thể tự khen và thần thánh hóa mình, và lại càng không được dối trá dùng một bút hiệu khác viết sách ca tụng mình! Một người mưu mô và hành động tồi tệ như vậy đã tự mình đánh mất nhân cách.
HCM không phải là một tư tưởng gia, không những thế tư cách đạo đức lại rất tồi tệ. Những sự kiện có thực và rất xấu này về HCM những người cầm đầu chế độ toàn trị từ Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đều đã biết. Nhưng họ vẫn im lặng và tiếp tục thần thánh hóa HCM. Chính điều này lại càng chứng minh tư cách đạo đức của họ cũng cực kì tồi tệ như người đã sáng lập ra chế độ toàn trị! Chẳng những thế họ vẫn bắt nhân dân „học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“!!!
Nguyễn Phú Trọng hãy trả lời công khai trên công luận để nhân dân biết: Nên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách nào của HCM? Chả lẽ cứ theo Bác mở „đũa thần“ Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác ra làm tiếp? Chả lẽ học cách lừa dối nhân dân bằng cách tự đề cao mình như HCM đã làm không biết ngượng ngùng, không biết tự trọng, rồi bảo đó là đạo đức và phong cách đáng làm gương? Hay chả lẽ tiếp tục học tập HCM sử dụng các thủ đoạn cực kì gian dối để lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân dựng lên một chính quyền độc tài bạo ngược chỉ lo củng cố quyền lợi phe nhóm, tham nhũng rồi phản bội quay đầu đàn áp lại nhân dân?
31.8.2019
(Bài viết sử dụng tư liệu của VnExpress, Tiếng Dân, C.A.N.D.v.v.)
Tập tại vị trong yên thân.
Có thể Trọng đang đóng một màn kịch gay cấn và vở tuồng đang đi đến một kết cục bất ngờ. Cũng có thể y đang là một con rối. Biết đâu những gì y đang nói và làm là do ai đó giật dây từ đàng sau? Nên nhớ, Trọng đang là chóp bu của cả triều đình VN. VN lại đang ở trong tư thế của kẻ đánh đu giữa Mỹ và TQ. Nếu Trọng đóng tuồng không khéo hoặc manh động làm trái ý của kẻ giật dây thì có khi mất cả chỗ đội nón trước khi đạt được mục đích!
Hào khí đến như Lưu Bị trong khi bị Tào Tháo giam lỏng, cũng phải giả hèn và nói dối mới giữ được tánh mạng. (Xin xem Tam Quốc Chí hồi thứ 21: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng: http://creations.vn/tamquoc/0/21/tao-thao-uong-ruou-luan-anh-hung-quan-cong-lua-muu-giet-xa-tru.html?l=vn ).
Tôi cho rằng, những gì Trọng nói và làm tuy coi vậy mà không phải vậy. Sự đòi hỏi “Nguyễn Phú Trọng hãy trả lời công khai trên công luận để nhân dân biết”, là điều bất khả thi đối với y trong lúc này.
ĐCSTQ chọn Tập cũng như ĐCSVN lựa Trọng nắm giữ 2 chức vụ Tổng & Tịch vì mục đích khôi phục niềm tin cho đảng viên và nhân dân vào đảng nhằm nâng cao uy tín , tạo dựng lại sức mạnh đảng , kéo dài tuổi thọ cho đảng vì sợ đảng chết yểu bởi căn bệnh tham nhũng hối lộ .
Nhưng cả Tập lẫn Trọng đều thất bại dầu đã hy sinh không biết bao nhiêu đảng viên . Bộ mặt đạo Đức đảng bị bôi nhọ công khai nặng nề nhất kể từ ngày thành lập . Niềm tin về mặt đạo Đức của đảng hoàn toàn mất dẫn đến đấu tranh nội bộ và hận .
Cho dù các mặt trận kinh tế , quân sự , ngoại giao có thắng lợi đi nữa , đã hổ diệt ruồi của TQ và nhóm củi đốt lò của VN đã và đang tiêu diệt và thiêu rụi ĐCS chính mình .
Tất cả mọi nhược điểm yếu kém , mị dân , ngụy biện , lừa bịp của ĐCSTQ & ĐCSVN bị vạch trần và lộ rõ bản chất phi dân tộc khi càng dùng chủ nghĩa dân tộc kích động .
Cả Tập lẫn Trọng đều không có cơ hội về vườn để làm người tử tế vì sẽ không có bất cứ một đại hội đảng nào kế tiếp sau đại hội ĐCSVN lần thứ 12 .
Cả Tập và Trọng là hai Tổng Bí thư Đảng hiện tại quyền lực suy yếu nhất của nhiều đời TBT . Thượng phương bảo kiếm truyền thừa cho TBT hoàn toàn bị rỉ sét mất tác dụng bởi đã hổ diệt ruồi và nhóm củi đốt lò . Lý luận và thực hành đã không dung hợp và khắc chế nhau vì bản chất tự lường gạt chính bản thân và thành tích hảo , tự cao , tự đại , đi ngược lại đạo Đức và truyền thống của từng dân tộc .
Một nội lực tổn thương trầm trọng vì phi đạo Đức , Tổng Tịch Trọng lại muốn bồi bổ cho ĐCSVN liều thuốc bổ giả hiệu đạo Đức của HCM e rằng chỉ khiến ĐCSVN càng sớm tiêu vong .
Tổng Tịch Trọng hoàn cảnh giờ đây giống như Tổng Thống Thiệu sau khi ký hiệp định 27/1/1973 . Biết rõ chết và chờ chết .