Diễn hay thật?
Nhìn Lucia Micarelli kéo violon trong màn song tấu bài “Emmanuel” với cây kèn của Chris Botti trên YouTube, tôi bỗng nhớ tới những người đang phê ma túy.
Chắc chắn là cái phê của người người dùng ma túy là cái phê thật, khi say trời đất lăn quay; còn cặp mắt lim dim lên đồng của Lucia thì tôi không chắc lắm.
Vì cái clip này thu từ chương trình đặc biệt “Chris Botti in Boston” của đài PBS.
Một khi hai nghệ sĩ gạo cội này đã trình diễn/biểu diễn ở Boston thì có nghĩa là họ còn đi trình diễn ở những thành phố khác; ở những nơi đó, chắc chắn họ cũng sẽ chơi lại bài “Emmanuel” và mỗi khi đến lượt mình, Lucia cũng phải nhắm nghiền mắt, thả hồn bay lên mây, mơ màng, xem thế giới chung quanh không còn ai.
Nghệ sĩ được Trời phú cho những tài năng đặc biệt, không giống như người bình thường. Một trong những đặc tính/tố chất của nghệ sĩ là phá lệ, không thích cái gì lập đi lập lại, ghét sự nhàm chán.
Không biết những khoảnh khắc “xuất thần” của Lucia hết thành phố này đến thành phố khác là thật hay chỉ là diễn?
Và từ vĩ cầm thủ Lucia thành danh này, tôi liên tưởng đến Khánh Ly trong chuyến lưu diễn mấy thành phố Việt Nam hồi gần đây.
Cánh tay đưa ra với Ca Dao Mẹ.
Kệ mẹ nó. Diễn ra tiền cũng nên diễn lắm! Nhất là khi ta không còn diễn được bao lâu nữa.
Tóc và tôm
Nhà tôi kém tôi tám tuổi. Tôi về hưu bà ấy vẫn đi làm.
Chiều chiều tôi hay mò trên YouTube chỉ cách nấu ăn để thử bắt chước.
Vừa qua giờ, vừa thay đổi món ăn, vừa thấy fair với người đi làm về.
Chiều nay xả đá một ít tôm, hộp có ghi sản phẩm từ Việt Nam.
Bỗng nhiên từ trong mớ tôm có một sợi tóc khoảng hai tấc rơi theo.
Sợi tóc của Sóc Trăng, Cần Thơ hay Bạc Liêu?
Ôi, hàng trăm ngàn phụ nữ chân chất miền Tây nước tôi.
Mỗi ngày chăm chỉ đi đi về về nơi những xí nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Cả ngày mặc bộ quần áo màu xanh bảo hộ lao động kín mít.
Chưa kể nón chùm tóc, khẩu trang, bao tay, giày cao su cao cổ.
Tôi mà ăn mặc kiểu này không biết chịu nổi trong bao lâu.
Họ làm trong những khâu lựa tôm, bóc vỏ tôm, xẻ lưng tôm, kiểm phẩm…
Các động tác đều đặn, yên lặng, lập đi lập lại như những cái máy.
Khác nào dây chuyền sản xuất của Charlot.
Tôi mà làm công việc này may ra được ba bảy hai mươi mốt ngày là biến.
Vậy mà những người phụ nữ miền Tây này vẫn tiếp tục.
Họ là những người mẹ, người vợ. Họ phải phụ với chồng nuôi con.
Tiền lương mỗi tháng tính ra không bằng một bữa nhậu của bí thư xã.
Hỏi sao em/cháu không kiếm suất xuất khẩu lao động, làm dâu Hàn Đài?
Có người nói không muốn, có người nói không được “may mắn” như vậy.
Tôi bỏ sợi tóc sang một bên, tiếp tục xả đá tôm.
Thay vì mang trả lại hộp tôm cho chủ chợ.
Thằng già đó
Khi bạn còn trẻ, mỗi lần đi cầu xong bạn chỉ cần chùi cao lắm là ba lần thì sạch.
Khi bạn già rồi thì khác. Chùi hoài mà vẫn còn bám, lại còn dây vào quần lót.
Thằng già này cũng vậy đó.
Ở một xứ sở bình thường, cái bằng tiến sĩ xây dựng đảng của nó.
Người ta không biết xếp nó làm cái job gì.
Vậy mà nó bây giờ nắm quyền tuyệt đối,
Muốn tha ai thì người đó được tha, dù tội tày đình, cùng lắm thì khiển trách.
Muốn nhốt ai thì nhốt, dù chỉ ăn cắp ổ bánh mì vì quá đói,
Thậm chí muốn ai chết thì người đó phải chết, sau đó có quốc tang.
Đất nước như vầy mà nó bảo chưa bao giờ rực rỡ như bây giờ.
Giáo dục như vầy mà nó bảo chưa bao giờ tốt như thế.
Tôi tin là nó tin những gì nó đang nói.
Bởi vì trong đầu nó vẫn còn đặc sệt.
Có chùi đến mấy đi nữa cũng vẫn còn bám.
Châu Quang gửi đăng
Trích: “Giáo dục như vầy mà nó bảo chưa bao giờ tốt như thế.
Tôi tin là nó tin những gì nó đang nói.
Bởi vì trong đầu nó vẫn còn đặc sệt.
Có chùi đến mấy đi nữa cũng vẫn còn bám.”
Nếu nền “giáo dục” đó không tốt làm sao bộ trưởng công an đớp được miếng beefsteak dát vàng?
Và chắc chắn Tô Lâm có cố “chùi” cho đến ngày theo bác thì vẫn còn mùi bám theo.
Cám ơn ông Châu Quang