Ba ngày ở bãi biển Rancho Costa Verde và cơ hội cho người Việt

4

 

Đang kỳ học bận rộn nhưng hết sức may mắn được công ty R-Mac Properties Inc lo cho chuyến đi, tôi quyết định bỏ lại tất cả: công việc, học hành cùng nỗi lo âu thường trực sau lưng để đi biển.

Chắc chắn đây là chuyến đi biển ấn tượng nhất trong cuộc đơì của tôi ở Mỹ, một chuyến đi làm thay đổi toàn bộ phần đời còn lại, đưa tôi tới một quyết định táo bạo, mạo hiểm và đặc biệt thú vị là phải tiếp tục “cuộc dạo chơi trên cõi thế” ngay tại bãi biển nên thơ, hoang sơ và mơ mộng này.

Trước đó ở Việt Nam, với cương vị là phóng viên báo đảng, tôi đã từng đi khắp trong Nam, ngoài Bắc nên rất mê biển, vẫn tin rằng Việt Nam được thiên ưu đãi nên có bờ biển dài nhất thế giới: 3200 km. Theo quan điểm của thời hiện đại, mặt biển là mặt tiền, vì những người giàu có (cả trong và ngoài nước) đi đâu, làm gì, mỗi năm ít nhất một lần cũng phải đến biển mà thư giãn, tắm nắng, thả tiền để thưởng thức mọi hương vị, đặc sản biển, từ mực nướng, cua hấp, tôm hùm, hay các loại cá thu, nục, đé v.v không ngờ đến Rancho Costa Verde lần này tôi thực sự bất ngờ khi biết Mexico còn được thiên nhiên ưu đãi hơn, có tới 3400km bờ biển chạy dài …

Chỉ riêng khung cảnh nên thơ, mơ mộng : nước trong xanh, bờ cát dài phẳng mịn, không khí được thanh lọc đến tận cùng, các loại sinh vật biển còn nguyên vẹn vì người dân chưa được phép đánh bắt, đã hơn hẳn Việt Nam( vừa bị fomorsa sả thải giết hết cá tôm, vừa bị bán dần bán mòn cho gã láng giềng thổ tả )

6 gìơ 30 phút chiều, ô tô “đổ quân” tại cổng khách sạn Thiên Đường Playa del Paraiso. Theo đúng kế hoạch của công ty, sau khi nhận phòng, cất va li hành lý, chúng tôi được đưa thẳng tới khu vực down town, cách đó khoảng15 phút lái xe…Đang mùa lễ hội, nên thị trấn nơi ven biển trở nên đông đúc nhộn nhịp khác thường. Những chiếc ô dù che nắng, các loại mũ, kính, áo tắm, đủ màu sặc sỡ dựng cạnh nhau nơi các gian hàng của người bản địa. Bao đôi trai gái phô phang thân thể ngọc ngà tròn trịa mập mạp, khỏe mạnh của mình đi thành hàng dài trước biển khiến con đường nhỏ- ngăn cách giữa biển và đất liền chật như nêm. Cửa xe vừa kịp mở, chúng tôi nhanh nhẹn hòa mình vào đám đông sang hèn đủ loại: Da đen có, da trắng có, da màu có, khách quốc tế tham dự cuộc đua xe cùng người làng bán lẻ các loại quả, hạt, kẹo, bánh v.v Tất nhiên đa phần là người Mễ -vốn gốc da đỏ nhưng một số lai với người Tây Ban Nha trong thời kỳ bị chiếm đóng nên đẹp lạ lùng…

Lúc này khoảng 7 giờ tối. Trời đang khép cửa, chân trời ngoài xa hoe hoe một vệt mây hồng rực bởi mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, đỏ chói, gay gắt lặn dần, lặn dần như thể sà xuống sát mép nước.

Hoàng hôn lặng lẽ như trang sách vừa kịp gấp lại, gió hát vang những bài ca của biển. Yên tĩnh đến mức có thể nghe rõ tiếng những vòng sóng đang hình thành, nhẹ nhàng trườn vào bờ như một nụ hôn trộm của người con gái chạm nhẹ vào vai người hùng ‘khổng lồ” rồi lại vội vàng rút ra xa, sau khi để lại niềm thương nỗi nhớ nơi bờ cát.

Chưa bao giờ tâm hồn tôi thanh thản như lúc này. Tất cả những hỗn tạp của đời sống tục lụy, nhiễu nhương, bao phân tâm, lo lắng, sự mệt mỏi sau cả chặng đường dài trên xe đã được tẩy rửa, thanh lọc đến tận cùng …Tâm trí tôi dồn hết cho việc tận hưởng khung cảnh kỳ thú nơi đây. Từ hàng trăm cửa hàng với biển hiệu lạ lùng, bắt mắt, những tiếng nói rối rít mời chào trả giá của người Mễ nghe ríu rít như chim, vừa ấm áp, vừa lạ tai , gây hiệu ứng tò mò, thú vị.

Chỉ vài bước chân, chị em tôi đã đến sát mép biển, không hề nghe tiếng sóng biển dồn dập đập vào bờ( như hơi thở của người đàn ông trong cơn cuồng hứng, không dứt) như mọi bãi biển khác ở Mỹ hay ở Việt Nam nơi tôi đã từng qua mà thật hiền hòa, lặng lẽ, như một cô bé còn đang tuổi lớn, đang say sưa ngủ với những giấc mơ hoa của mình…

6 giờ sáng hôm sau, sau giấc ngủ sâu đằm tại khách sạn ngay sát mép biển, tôi trở dạy. Việc đầu tiên là vén rèm cửa phòng ngủ đưa mắt ra ngắm biển và lập tức buông thả hồn mình vào khung cảnh nên thơ, mơ mộng này. Trời đang mở rộng cửa, trút những tia nắng khổng lồ xuống mặt đất… Trên bãi biển, sát mép nước, nơi bãi cát chạy dài thoai thoải cả ba bốn miles là đám đông năm, sáu người trong đoàn đang tập thể dục chuẩn bị lao mình xuống biển…

Bỏ lại giày dép, trang phục, tôi đi chân trần, chui vào cầu thang máy rồi luồn ra phía sau khu vực khách sạn để tìm đến với mọi người, cũng là hòa hơi thở của mình với hơi thở của biển để khám phá ra sự kỳ bí, vĩ đại mênh mông của biển…Như trước đó Petophi đã từng viết : “Buồn đau là biển cả, vui sướng là ngọc châu”, hoặc kinh nhà phật nói: “Đơì là bể khổ”. Ai vượt qua được bể khổ cuộc đơì cũng là lúc cuộc dạo chơi trên cõi thế chấm dứt. Nghĩa là biển rộng cùng.

Không biết bơi như Helen và các bạn cùng đoàn, tôi tha thẩn dạo chơi quanh bãi biển -nơi những cồn cát ăn sát vào tận mép nước, nhặt vỏ sò, vỏ ốc và những mảnh san hô trắng lấp lóa nơi bờ cát với đủ hình dạng, kích cỡ khác nhau…Nhiều đến mức không biết lấy gì để đựng, chị Phượng cùng đoàn phải hy sinh cả đôi tất dài thượt dưới chân để tôi cho các sản vật biển vào.

Nhặt chán, chúng tôi cùng lội ào xuống nước, lập tức những vòng sóng có tiết điệu đều đều chầm chậm phả vào bờ, chồm lên tận mắt cá chân, bụng chân rồi đầu gối, khiến tôi vừa buồn buồn vừa nhồn nhột… Cảm giác thích thú như được một con thú nhỏ thân mật liếm láp. Ngay lập tức, tôi hoàn toàn buông thả cảm xúc của mình, tâm hồn trôi trượt trong mỗi đợt sóng hiền hòa và lười nhác…

7 giờ rưỡi, cả đoàn tập trung ăn sáng tại phòng ăn của khách sạn. Ngoài cà phê, trái cây nước ngọt mà ở bất kỳ khách sạn nào ở Mỹ cũng có, còn món ăn đặc biệt dân dã của Mexico là burrito, gồm bột khoai tây nghiền trộn cà chua, bơ và trứng, nấm được bọc trong lớp bột ngô cán mỏng, phía ngoài che phủ bởi lớp giấy bạc…đang còn nóng hổi, thơm phức, ăn không hề có cảm giác ngán như những món ăn trong các cửa hàng Mexico ở Mỹ mà thỉnh thoảng tôi vẫn được mời.

8 giờ, xe đưa chúng tôi tới bờ biển Rancho Costa Verde để xem đất, tại đây hàng ngàn ô lớn nhỏ đã được quy hoạch thành từng vùng, làng hoặc khu vực công cộng chạy vòng quanh bãi biển. Tất nhiên những mảnh đất sát biển (thò tay ra là chạm mép nước) với giá khủng từ 120 đến 180 nghìn USD đã bán hết, còn lại là những ô đất tầm trung hoặc tầm thấp, khoảng 25 -100.000 USD. Phía trước là mặt biển xanh mênh mông, phía sau là núi, độ cao trung bình hơn 200 feet so với mặt biển. Nơi đây thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ không khác gì cao nguyên Đồng Văn ở Việt Nam mà tôi đã từng qua- núi đứng như hổ rình mồi, núi nằm như trâu gặm cỏ, núi vươn mình như ngựa phi giữa nắng hiền hòa …

Đoàn Việt Nam cùng ôngMichael Cresci, chủ tịch tập đoàn R-Mac Properties Inc.

Mê mẩn đến mức biết rõ mình “nghèo như chuột nhà thờ”, tôi vẫn quyết định mua một mảnh rẻ nhất cho mình với giá 22.500 USD (10.000 square feet, down 20%, còn lại trả chậm trong 10 năm)…Chị Phượng- đồng hương phố chợ Khâm Thiên với tôi cũng chọn ngay cho mình một mảnh gần biển với giá 40.000 USD. Anh chị Hồng, Trấn và cô bạn tuổi chuột – Helen nhanh chân hơn đã kịp lấy cho mình mỗi người một mảnh 35.000 USD và 60.000 USD từ vài năm trước đó, ở khu vực khác, cách khoảng 50 dặm ( 30 phút lái xe). Nơi đó hiện tại nhà cửa mọc lên san sát, các khu vực công cộng như sân golf, cây xăng, chợ búa, trường học, bệnh viện, casino đã kịp hoàn thiện để đón cư dân mới từ khắp thế giới đổ về, đa phần là đi tránh gió, tuyết vào mùa đông, hoặc đưa cả đại gia đình đi vacation trong mùa hè… Vợ chồng dược sĩ Châu Phan ôm liền hai mảnh, một mảnh sát biển và một mảnh sát chân núi với giá “mua một tặng một” 180.000USD. Riêng Tina lại đầu tư 400.000 USD vào một căn phòng penhouse tại khách sạn Thiên Đường, để hễ có dịp là tìm về với biển, như một cặp “tình nhân” đã hẹn hò từ kiếp trước …

Buổi chiều chúng tôi rời khách sạn đi ăn đồ biển, Bà Darla – hướng dẫn viên của đoàn đã giới thiệu nhà hàng Vaquitta tại down town để chúng tôi thưởng thức. Quả là rẻ và ngon vô cùng. Cả đoàn Việt Nam gồm 3 nhóm, tổng cộng 13 người, gọi hàng chục loại đặc sản từ tôm, cua, sò biển, mực xào, cá chiên, súp hải sản bảy loại cùng cả bia, nước ngọt, rượu Margarita v.v mà số tiền phải trả của mỗi người không đến 10 USD. Cứ 1 USD đổi được 18 peso, món nào cao nhất cũng chỉ 200- 250 peso. Ăn mệt nghỉ, còn đem về để tối hát karaoke, đi bơi, đi tắm biển về nhậu tiếp…Vậy mà trưa hôm sau trở về Mỹ, qua cửa khẩu phải vứt hết vì Mỹ cấm mang các loại đồ ăn, thức uống vào. Khoản xem xét giấy tờ, thị thực, cực kỳ nghiêm ngặt (Ngược hẳn với khi vào biên giới Mễ), chỉ cần khám đồ đạc, không có thuốc phiện và súng đạn là được. Riêng nước Mỹ sợ người Mexico trà trộn để trốn qua biên giới rồi ở lại bất hợp pháp nên kiểm soát đặc biệt chặt chẽ. Cả đoàn chỉ mình tôi chưa có quốc tịch, chưa có hộ chiếu của Mỹ, phải dùng thẻ xanh và ID (Identification), nên bị hỏi kỹ nhất. Đầu tiên là yêu cầu gỡ kính mát che nắng ra khỏi mặt để đối chiếu với ảnh cho chính xác, sau đó hỏi ở Mỹ sống ở đâu? Địa chỉ, ngày sinh, số phone, sang Mễ lâu chưa, vào Mỹ có đem theo đồ cấm không ? v.v…

Tại nhà hàng Vaquitta

Trở lại nhà, ngồi trong lớp học rồi mà tâm hồn tôi vẫn miên man sóng vỗ nơi mảnh đất hoang sơ và hùng vĩ, chứa chất bao điều kỳ diệu và bí ẩn đó. Tự dưng óc tôi hiện lên câu nói của Martin Luther King: “Tôi có một ước mơ”. Phải rồi, Luther mơ đến một ngày nào đó người da đen được quyền bình đẳng với người da trắng( tròn 40 năm sau, ước mơ của ông đã thành hiện thực, không những nước Mỹ có tổng thống da đen đầu tiên mà tên tuổi ông còn gắn với hầu hết các con đường khắp 50 tiểu bang nước Mỹ). Ước mơ của tôi và Helen thiết thực và giản dị hơn, thành lập một ngôi làng Việt Nam ở bãi biển tuyệt đẹp này, đặc biệt cho những ngư dân bị Trung Cộng triệt cả đường sống trên biển cũng như đất liền vì tàu mất, biển chết…

Điều tưởng chừng không thể đã hóa thành có thể. Ngay khi tôi nhắn tin hỏi về vấn đề di dân nhập cư từ Việt Nam qua, ông Michael Cresci- chủ tịch tập đoàn R-Mac Properties Inc đã vui vẻ trả lời: “Đất nước Mexico luôn chào đón mọi người. Họ sẽ nhận được giấy tờ sở hữu nhà và đất. Họ cũng được cấp thị thực cư trú, để đi lại từ Việt Nam đến Mexico và ở lại lâu dài. Họ có quyền mở bất kỳ hoạt động kinh doanh nào họ muốn. Hoặc có thể mở công ty Mexico và công ty của chúng tôi sẽ giúp họ làm điều đó.

Thật là cơ hội vàng cho người Việt Nam chúng ta tại quốc nội, muốn thoát ách cai trị của cộng sản chỉ còn nước ra đi tìm vùng đất hứa. Ngoại trừ việc Rancho Costa Verde ít mưa, thì đây quả là vùng đất hứa cho bao nhiêu số phận người Việt Nam hiện tại. Khi tất cả các sinh vật biển vẫn tồn tại trong lòng biển bao la. Từ loài mực nhỏ bằng ngón tay ăn giòn sần sật đến loại mực ống dài thượt, nặng cả vài ký, ngọt lịm. Cá nặng cả trăm pound, chiều dài hơn 2 mét (cao hơn chiều cao của hai người đàn ông cao to, lực lưỡng đứng bên cạnh)…Các loại đơn giản như ngao sò, ốc biển thì không đếm xuể. Mỗi lần thủy triều lên, cuốn chúng vào sâu hơn sát mép biển, để rồi sáng ra, khi thủy triều rút, chúng chơ vơ nơi bờ cát chờ người đến bắt.

Khi tôi nói ra nhận định của mình với Michael rằng “đứa con gái biển của ông ngủ say và lười nhác qúa. 972 mẫu đất (gần 400 nghìn mét vuông) mà chẳng chịu trở dạy lau chùi dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gì cả”, ông cười bảo “3 tháng sau, tôi sẽ đánh thức nó dạy, bắt làm đường, lau nhà, trồng cây để đón khách mới”…Nghĩa là trừ vài chục công dân đang tọa lạc sát mép biển, chúng tôi sẽ vinh dự là người “bóc yếm phá trinh” đầu tiên các công trình đường, điện, trường, trạm, chợ, câu lạc bộ v.v của ông, và khi con đường trải nhựa rộng 12 mét mở ra thì “cô con gái biển” của ông tha hồ đắt khách… bởi không chỉ riêng nước Mỹ ( vốn cách biên giới Mễ 2 tiếng đồng hồ chạy xe, còn đủ các châu lục khác cũng đổ về xây nhà, mua đất…Ai cũng bảo: “Còn gì vui hơn khi quãng đời còn lại được sở hữu một mảnh đất, ngôi nhà ven biển”. Chỉ riêng khí hậu quanh năm nắng, nóng, nhiệt độ bốn mùa chỉ dao động từ 23-28 độ C, đã khiến con người “phải lòng” con gái ông rồi, huống hồ còn bao nhiêu điều kỳ thú khác. Ông vui vẻ khẳng định.

Tác giả ngồi trong nhà trông ra biển, giá xây dựng bằng ¼ tại Mỹ

Xuất thân từ khoa sinh, đại học sư phạm I Hà Nội, từng làm đề án tốt nghiệp về các loại sinh vật biển, tôi hy vọng tìm lại những hải sản quý hiếm mà mình từng được biết từ 35 năm trước. Từ cá cánh chuồn luôn thay đổi màu da, cá nhím con trông hệt như con nhím, râu cứng như gỗ, lớn bằng hai ngón tay. Cá ngựa nuôi con ở bụng, luôn đi giật lùi hay cá hồi gù lưng trông hệt những ông già lụ khụ, kháu lão, hoặc cá quỷ râu dài lõng thõng, luôn phát sáng trong lòng biển lạnh v.v Những động vật đó, nhờ sự lãnh đạo ngu đần và biếng nhác của đảng cộng sản Việt Nam, đã hoàn toàn bị xóa sổ, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm lại được nơi vùng biển Rancho Costa Verde này, trong suốt chuỗi ngày tìm về và ở lại.

Playa Del Paraiso Hotel, December 2017

T.K.T.T

4 BÌNH LUẬN

  1. Ý tưởng của tác giả Trần Khải Thanh Thủy tuy đầy nhân đạo, nhưng xét về mặt thực tế, thì tôi có đồng ý kiến với Võ Minh Hùng.

  2. 1 mảnh đất từ 10.000 đến 15.000 square feet có thể ở từ 10- 15 gia đình ( trên dưới 60 người, mỗi người 200 square feet ( khoảng 15-20 mét vuông ) với số tiền phải trả trong 10 năm là 22.000 USD. Còn số tiền đặt cọc là 4.400 USD ( tính ra chưa đến 100 USD một người), biển sẽ nuôi họ, còn hơn ở lại VN chờ chết và hơn đi xuất khẩu lao động bị bọn công ty môi giới bóc lột, tận thu gần hết. Không vì thù hận Cộng sản mà chặn mọi cơ hội sống còn của người dân Việt Nam. Riêng bọn chệt và bọn dư tiền VN thì chúng nó đã mua nhà ở khắp nước Mỹ này rồi, anh Hùng có tránh được không ?

  3. Wow! Vui quá. Chỉ mong mấy chú chệt đửng đọc bài này mà bắt chước!

    Tôi chỉ e rằng. Số tiền đặt cọc (deposit) đối với đa số đồng bào nghèo miền Trung, tức là những nạn nhân trực tiếp của Formosa, đã là một số tiền quá lớn! Sau đại nạn cá biển bị chệt ám sát chết hàng loạt từ năm này qua năm khác, cuộc sống ngư dân chỉ thấy đi từ khốn đốn qua khốn nạn, chạy gạo từng bữa chưa xong, lấy đâu ra tiền để dành một “cơ hội” tái định cư ở “đất hứa” Rancho Costa Verde?

    Người chụp được “cơ hội” này, không ai khác hơn lại chính là con em của bọn trộm cướp hiện đang “lãnh đạo” VN hiện nay. Hậu duệ của bọn này có dư tiền- tiền cướp được trên xương máu của nhân dân VN, gần nhất là tiền ăn chận được từ quỹ bồi thường đồng bào ngư dân miền Trung của Formosa- để vung vãi và bắt lấy cái “cơ hội” mà cô đã giới thiệu trong bài này?

    Tôi có bi quan không khi nói, nếu như tôi về sống ở Costa Verde, chỉ để thấy một thực tế là không lâu sau đó, mình sẽ trở lại sống bên cạnh một bọn trộm cướp mà mình tưởng mình đã cao bay xa chạy để trốn tránh chúng nó?

    “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” có khác!

    • Bạn Võ Minh Hùng chẳng những không bi quan, mà có thể nói bạn lo sợ một cách rất…khách quan!
      Bởi hiện nay đám con cháu chóp bu của bác Hồ đang lập căn cứ “nằm vùng” ở Mỹ, Pháp, Úc…để phá rối cộng đồng VN tị nạn cộng sản hằng ngày mà ai ai cũng thấy, cho nên lo sợ chuyện “giấc mơ” tái định cư nhân đạo của bà chị TKTT là điều khó tránh khỏi.

      Cũng lại…giấc mơ, vì thế Trung Cộng đang mộng mơ thay thế Mỹ để “quản lý” toàn thế giới cho nên họ đổ tiền rất nhiều vào nam Mỹ để đầu tư, mua chuộc.
      Vì vậy điều lo sợ nhất đối với dân làm nghề biển VN là….tàu lạ!
      Mà bây giờ vừa chân ướt chân ráo tái định cư ở Mễ và vay nợ mua được chiếc thuyền ra khơi đánh cá lại gặp thấy tàu… quen quen là chết chắc!

      Thế giới độ rày, đặc biệt ở Mỹ, những vụ đấu tố “sexual harassment” nghe thấy mà bi quan, nhưng tức mình tại sao thế giới lại lạc quan một cách vô tâm về các vụ…communist harassment như vậy?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên