Hai người, một Ba Lan và một Trung Quốc vừa bị bắt tại Ba Lan với cáo buộc làm gián điệp. Vụ bắt giữ xảy ra từ hôm thứ Ba vừa rồi, nhưng tới sáng nay, 11/01/2019 báo chí mới loan tin.
Người Trung Quốc là Giám đốc bán hàng của Huawei tại Ba Lan. Đây là hãng điện thoại đã thành công lớn trong việc thâm nhập thị trường Ba lan trong những năm qua. Quảng cáo của Huawei có thể thấy ngay tại trung tâm của các thành phố lớn. Thống kê năm 2018, Huawei đã trở thành hãng điện thoại bán được nhiều nhất tại Ba Lan, chiếm 32% thị phần điện thoại nước này.
Công dân Trung Quốc tên Weijing W. được cho là đã từng tốt nghiệp một trong những trường tình báo hàng đầu của Trung Quốc và từng làm nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Gdansk. Từ 2011 Weijing. W. làm việc cho Huawei và từ 2017 trên cương vị giám đốc phụ trách mảng kinh doanh.
Người Ba Lan, Piotr D., bị bắt là cựu sĩ quan của cơ quan điều tra Trung ương Ba Lan (ABW). Piotr. D từng là sếp phó của ABW phụ trách mảng an toàn điện tử trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Năm 2011 ông này rời ABW sang làm việc cho Orange, một hãng cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Ba Lan.
Cơ quan phản gián Ba Lan đang làm việc khẩn trương để lục soát và niêm phong các dữ liệu tại 2 văn phòng Huawei và Orange nơi làm việc của 2 nghi phạm.
Hiện câu hỏi mà nhiều người đặt ra là hàng triệu người Ba Lan đang dùng điện thoại Huawei liệu có được an toàn về mặt thông tin hay không?
Những người bị bắt có thể đối mặt với án tù 10 năm theo điều 130, khoản 1, luật hình sự Ba Lan, nếu như tội làm gián điệp của họ được chứng minh.
Liên quan tới vụ việc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ba Lan đã lên tiếng, yêu cầu được liên hệ với công dân của mình trong thời gian tạm giam.
Hai nghi phạm sẽ bị giam giữ 3 tháng để điều tra.
Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt giữ tại Canada và bị đề nghị dẫn độ qua Mỹ về những cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Iran.
Để đáp trả, Trung Quốc đã bắt giữ 13 công dân Canada với những cáo buộc khác nhau.
Đàn Chim Việt tổng hợp
Về khoản đội lốt, công ty bình phong, khoác áo, đeo mặt nạ v.v thì Cộng sản Tàu là bậc thầy, Cộng sản Việt là học trò ngoan. Bắt càng nhiều càng tốt. Không oan đâu. Ở những nước dân chủ, người ta đã bắt là phải có bằng chứng thuyết phục. Không như CS, bắt người do động cơ chính trị.
Khi gia nhập Tổ chưc Thương mại thế giới (WTO) các nước cam kết Cạnh tranh thương mại công bằng,nhà nước không can dự vào, các công ty quốc doanh phải tư hửu hóa = cổ phần hóa. Đối với các nước tư bản chuyện đó dễ,vì các Cty là của Tư nhân thực sư .Riêng đối với CS, bề ngoài là Tư nhân ,nhưng thực chất là của nhà nước! Chuyện nầy đầy dẩy ở nước VNCS. Đường sắt,đường bộ,tàu bay,tàu thủy……tất cả đều của tư nhân hết, qua cái tên gọi “Cty Cổ phần”! Một Cty đôi lốt “tư nhân” ,mà thực chất là Quốc doanh.tất nhiên ,ngoài nhiệm vụ kiếm tiền,còn là cơ sở tình báo cho nhà nước,nhất là về Lảnh vực tin học .Nôi chuyện vi phạm điều lệ của WTO, đả có lý do để đưa Huawei ra tòa rối .
Đây là nghề cho cả tay trái lẩn tay phải của tàu mà!
Có lẽ trong tương lai không nước nào dám dùng những món hàng “chiến lựơc” do tàu sản xuất nửa.