ACV

0

Việc nghệ sĩ hài Hoài Linh giữ 13 tỉ tiền các nhà hảo tâm đóng góp làm từ thiện nhiều tháng nay, đang gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận, nhưng có 1 câu chuyện tương tự với số tiền lớn hơn gấp cả ngàn lần số tiền của Hoài Linh giữ mà ít ai để ý.

Trong thông cáo liên quan tới việc xử lý kỷ luật đối với cựu phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bộ Chính Trị đã kết luận việc ông Ninh đồng ý cổ phần hoá ACV là không đúng chủ trương, bởi doanh nghiệp này không thuộc đối tượng CPH.
Không chỉ có vậy, việc mất quyền quản lý trực tiếp đối với công ty này đã tạo ra nhưng thiệt hại lâu dài về kinh tế. Trong năm 2020, ACV báo lãi 1.712 tỉ đồng, nhưng chỉ tính riêng nguồn thu trực tiếp từ tiền lãi gửi ngân hàng đã là 2.147 tỉ đồng.

ACV hiện gửi 32.200 tỉ ở ngân hàng không qua đấu thầu. Điều này có nghĩa hơn 50% tài sản của công ty này là ở dạng tiền mặt, và hiện được đem gửi ngân hàng để lấy lãi.
Để dễ so sánh, trong năm 2020, Việt Nam vay ODA và ưu đãi nước ngoài cho hàng trăm dự án, cũng mới chỉ khoảng 49.775 tỉ đồng.

Cổ phần hoá ACV là một sai lầm chiến lược, khiến một nguồn vốn khổng lồ của đất nước không được sử dụng hiệu quả, dù năm nào cũng phải đi vay. Nghịch lý ở chỗ, ngay cả chính bản thân các sân bay mà ACV đang quản lý, thì việc xây dựng, sửa chữa cũng dùng tiền vay.

Chưa kể đến vấn đề an ninh quốc gia đối với việc bán cổ phần ACV, rất dễ thấy, hầu hết các sân bay quốc tế lớn đều không được phép trở thành công ty đại chúng, ngay cả ở các nước tư bản, như sân bay Incheon (Hàn Quốc) và Narita (Nhật Bản), đều sở hữu 100% của Nhà Nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, ACV không chỉ quản lý 1 sân bay, mà là 22 sân bay các loại, bao gồm cả 2 sân bay quốc tế lớn nhất ở 2 đầu đất nước, và hiện đang là chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành sắp triển khai.

Năm 1975, để giải phóng sân bay Tân Sơn Nhất, ta đã phải huy động lực lượng tới cấp sư đoàn. Năm 2021, đề xuất thu hồi lại “chủ quyền” đối với ACV cũng đã được đưa ra với phương án đắt đỏ không kém, đó là chi 8.000 tỉ để mua lại số cổ phần công ty này đã bán ra công chúng.

Hạ tầng huyết mạch của quốc gia nên được quản lý bởi quốc gia, và nếu kinh doanh chỉ bằng cách chốt lãi sổ tiết kiệm gửi ngân hàng, thì chắc cũng không cần phải niêm yết lên sàn HOSE làm gì cả.

Xem thêm về AVC tại đây

Nguyen Thao (FaceBook)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên