Xưng hô ngoài xã hội và trong nhà trường

28
Hình “ Chào mừng các con học sinh trở lại trường”… lan truyền trên mạng xã hội, gây phản cảm…
Đại từ nhân xưng của tiếng Việt quả là rắc rối không chỉ với người nước ngoài khi học tiếng Việt mà nhiều khi gây bối rối cho chính người Việt.
1. Xưng hô ngoài xã hội
Xưng hô ngoài xã hội tuỳ thói quen, mỗi nơi một khác. Tôi thấy xưng hô ngoài xã hội ở trong Nam có khác với ngoài Bắc. Trong Nam, người nhỏ tuổi thường gọi người lớn tuổi ngang tầm ba, má mình là Cô/Chú/Bác và xưng CON; người lớn tuổi cũng gọi người trẻ ngang tuổi con mình là CON một cách khá tự nhiên, thoải mái. Những nhân viên bán hàng, dịch vụ, cả viên chức nhà nước, công an, quân nhân… tôi tiếp xúc cũng xưng hô như vậy. Lúc đầu tôi thấy ngại ngại, sau quen dần, thấy thật dễ chịu.
Đối với người lớn tuổi, cách xưng hô như trên, tự nhiên thấy mình được tôn trọng, phải ứng xử tử tế hơn… Khi gặp các cháu nhỏ, chúng lễ phép: Con chào Ông/Bà, thấy các cháu thật dễ thương … Đối với người trẻ khi xưng Con với người lớn tuổi, chắc cũng tự nhiên lễ phép hơn…
Tôi thấy bỡ ngỡ và băn khoăn, khi gặp nhau, người trong Nam thường hỏi tuổi ngay và nếu mình hơn tuổi là xưng Anh/Chị liền và gọi người đối thoại là Em… Người kia cũng xưng Em (có khi miễn cưỡng). Lần đầu nhà giáo Phạm Toàn và tôi gặp bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó Chủ tịch nước), khi chúng tôi “chào Chị”! Bà liền bảo: Các Em ngồi xuống đây. Mặc dù nhà giáo Phạm Toàn đã ngoài 80 tuổi, bà vẫn Chị Chị – Em Em rất tự nhiên. Cuối buổi bà bảo, có chai rượu ngon, Chị không biết uống, các em đem về uống cho khoẻ mà làm việc… Bà vẫn giữ cách xưng hô kiểu Nam bộ như vậy một cách rất tự nhiên.Lúc đầu có ngỡ ngàng, sau quen thấy dễ chịu.
Chiều mùng Một Tết Nhâm Dần, hai vợ chồng tôi đi dạo vào xóm bờ sông Soài Rạp, ngắm hoa lá, cỏ cây… Một ông mời vào nhà uống nước. Hỏi ra ông là quan chức to về hưu. Bà xã tôi hỏi tuổi, ông nói 65, bà xã tôi liền xưng Chị, gọi Em luôn! Tôi thấy kỳ kỳ, sao ấy; tôi vẫn gọi là Anh, bà xã tôi bảo, anh lớn tuổi mà gọi vậy làm Em tổn thọ đó!…
Có chuyện vui, mấy cô diễn viên nhà hát đi picnic, lúc qua chợ quê, dừng xe xuống mua trái cây. Bà bán hàng nói, mua cho Má đi các Con. Cô diễn viên hỏi, Má nhiêu tuổi rồi? – Má 60.. – Trời, Con hơn Má 2 tuổi đó! Cũng hổng có sao! Rất là vui…
Cách xưng hô trong xã hội phía Nam như nêu trên, dường như “mất dân chủ” áp đặt người ít tuổi là phải tuân phục người lớn tuổi… Nhưng trên bình diện xã hội, tôi thấy LỢI hơn là HẠI, nó tạo nên môi trường xã hội thân thương; người với người gần gũi nhau hơn, tình người dễ lan tỏa ấm áp, sẵn sàng chia sẻ, nhường nhịn nhau…Đó là một “không khí đạo đức” dân gian, tự nhiên thấm vào mỗi con người từ nhỏ…
Những người từ ngoài Bắc vào Nam cũng bị “đồng hoá” rất nhanh “không khí đạo đức” nói trên, hẳn là nó dễ chịu hơn, ưu việt hơn. Trong đại dịch vừa qua, người dân miền Nam đã thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, giúp đỡ những đồng bào gặp hoạn nạn với biết bao điều cảm động. Trong số những người dấn thân làm thiện nguyện không mệt mỏi, tôi thấy nhiều người từ miến Bắc mới vào sống trong Nam sau 30/4/1975. Cái văn hoá xởi lởi, thân thương người với người đã ảnh hưởng đến họ nhanh chóng và sâu đậm.
2. Xưng hô trong nhà trường
Xưng hô trong nhà trường hiện nay kế thừa tất cả các kiểu xưng hô từ thời phong kiến, thực dân, cách mạng, hoà trộn với lối xưng hô từ xã hội, nên rất bát nháo.
Đúng là đã đến lúc Bộ Giáo Dục và Đào tạo cần soạn thảo “QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG”, trong đó có vấn đề xưng hô. Xưng hô CHÍNH THỨC (formal) ở trường, lớp nên thống nhất, còn ngoài lớp, giao tiếp phi chính thức (Informal) thì linh động tuỳ quan hệ và thói quen địa phương…
Theo thiển ý, ở lớp MẪU GIÁO Cô và Trò nên xưng hô Cô – Cháu hoặc Cô và Con cũng được.
– Ở TIỂU HỌC và THCS (cấp 2), nên xưng hô Thầy/Cô và EM. Giáo viên nên gọi học sinh là Trò hay Em…
– Ở THPT (cấp 3), Giáo viên nên xưng Tôi và gọi HS là Em và HS gọi GV là Thầy/Cô và xưng TÔI.
Xưng TÔI về mặt tâm lý rất quan trọng. Khi xưng TÔI trong giao tiếp xã hội thể hiện sự tự khẳng định nhân cách xã hội trưởng thành. Thực ra thiếu niên 16 tuổi đã hình thành Nhân -cách -tâm -lý, rất khao khát tự khẳng định mình, nên xưng TÔI sẽ giúp các em sớm tự khẳng định mình vươn lên Người- trưởng- thành.
HS Tiểu học chưa trưởng thành, nên khi mắc lỗi, thường đổ tại: “Bạn ấy xui em”; “em thấy các bạn làm nên bắt chước”; “Cô bảo thế, Mẹ em bảo thế”…
HS THCS là giai đoạn chuyển tiếp từ Thiếu niên thành Người- trưởng- thành; giai đoạn diễn ra những bất ổn, xung đột tâm lý, nhưng xu hướng có tính quy luật là vươn lên Người – trưởng – thành.
HS THPT khi 18 tuổi, đã hết tuổi vị thành niên, được đi bầu cử, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, tức đã trưởng thành Nhân- cách – xã- hội.
Người Trưởng thành là người dám khẳng định CÁI TÔI: “Tôi nghĩ vậy, điều đó chính tôi nói”; “Việc đó chính tôi làm, tôi chịu trách nhiệm”; “Sai lầm đó chính do tôi gây ra, tôi xin nhận lỗi, xin lỗi, chuộc lỗi”; “Tôi quyết định chọn nghề này bởi vì tôi hiểu rõ năng lực, hoàn cảnh của mình và tương lai nghề nghiệp đã chọn”; “Tôi biết việc đó là mạo hiểm, nhưng tôi muốn được trải nghiệm những thử thách”; v.v…
Cho nên cốt lõi của giáo dục là tổ chức sự phát triển, sự Trưởng thành của học sinh, của thế hệ trẻ nói chung.
Nhiều nước làm Lễ Trưởng Thành cho HS hết THPT cũng là qua 18 tuổi. Có nơi còn có lệ, để đánh dấu sự trưởng thành, sau Lễ trưởng thành người thanh niên có quyền hút thuốc lá, uống bia/ rượu, công khai dẫn bạn tình về nhà …
Vì những lẽ trên, ở THPT giáo viên nên xưng TÔI (hoặc Thầy/ Cô) nhưng học sinh thì yêu cầu xưng TÔI trong giao tiếp chính thức (formal).
– Các trường lớp sau THPT (Cao đẳng, trường nghề, Đại học, sau Đại học) tất cả học sinh, sinh viên, học viên, NCS đều xưng TÔI với Giảng viên. Giảng viên gọi sinh viên/học viên là các Anh/ Chị hoặc các Bạn.
Những điều trên là nói về giao tiếp Chính thức (Formal) trong trường, lớp. Còn ngoài trường, lớp, giao tiếp phi chính thức (Informal) thì tuỳ quan hệ và thói quen. Bản thân tôi khi ở trên lớp, luôn gọi học viên cao học, NCS là các Anh/ Chị/các Bạn; nhưng ở ngoài lớp, trong quan hệ cá nhân vẫn gọi các Em, có học viên, NCS vẫn xưng Con…
3. Nói thêm
Các cơ quan công quyền, các tổ chức “chính trị, xã hội… cũng nên có QUY ĐỊNH GIAO TIẾP, trong đó có chuyện xưng hô cho chuẩn mực. Tình trạng “Ở cơ quan thì gọi Chú, lúc bù khú thì gọi Anh, lúc đấu tranh gọi Đồng chí” là khá phổ biến đó.
Đặc biệt lưu ý các Phóng viên báo chí, truyền hình, đừng có gọi học sinh là Con/Em mà phải gọi CÁC BẠN và xưng TÔI. Nhiều phóng viên rất chướng, khi phỏng vấn cứ áp đặt mình là Chị và gọi SV là em… Xưng hô trên phương tiện truyền thông cần cẩn trọng, theo xu hướng văn hoá tiến bộ.
TÓM LẠI: xưng hô phi chính thức (Informal) trong đời sống xã hội thì linh hoạt tùy môi trường văn hoá- xã hội, thói quen vùng miền… Nhưng xưng hô trong giao tiếp chính thức (Formal) thì cần có quy định chuẩn mực, thống nhất, theo xu hướng Dân chủ, Bình đẳng, Tôn trọng cá nhân.
Trước hết ngành Giáo dục cần sớm khắc phục tình trạng xưng hô láo nháo hiện nay bằng một Bản “QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG” trong đó có vấn đề xưng hô sao cho hợp với xu hướng văn hoá tiến bộ.
14/2/2022
Mạc Văn Trang

28 BÌNH LUẬN

  1. Vậy là chào mừng các con của học sinh chứ không phải là học sinh. Đm đứa nào dốt thế mà nhảy vào giáo dục, này là ráo rục chứ cái con mẹ gì.

    • Thôi bác ạ, đừng (thật sự) quan tâm tới những gì xảy ra ở VN nữa . Quan tâm càng nhiều càng điên tiết lên . Bác phải biết rõ, vào tay trí thức Cộng Sản chúng nó, none retain the orig meanings & intentions. Giáo dục ở VN hổng phải “giáo dục” như ta hiểu ngoài Việt Nam . Nếu bác nổi đóa chỉ vì cái bảng hiệu, thats the least of all the “problems” của cái-gọi-là giáo dục Cộng Sản trên mảnh đất hiện giờ tạm gọi là Việt Nam .

      Lên phê ke búc hỏi về bộ sách giáo khoa giành cho miền Nam sau “giải phóng”. Still gimme the creeps. Nhưng ông chủ xị bộ sách đó là Phạm Toàn được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, và được giải Phan Chu Trinh về giáo dục . Want more? Hồ Ngọc Đại, gs Mạc Văn Trang vẫn tôn thờ Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn là người soạn sách cho Hồ Ngọc Đại . Ngô Nhân Dụng bào chữa cho Hồ Ngọc Đại vì ổng áp dụng chủ nghĩa Mác vô giáo dục . Yes, another giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục . Back to Phạm Toàn, ổng nhận định tất cả những gì Hồ Chí Minh nói ra đều là chân lý, và PT là thần tượng, 1 thứ mentor của Phạm Đoan Trang . Yes, the Phạm Đoan Trang . Now you tell me where the problem is trong giáo dục Việt Nam, coz i cant Phúc Kđinh tell no mo. Tới mức này thì dẹp đi làm lại còn dễ hơn, ít tốn kém & ít thiệt hại hơn tryin to figure out that Phúc-up mess. Let alone gỡ từng cái rối nùi cho nó thẳng lại . You fix one, them create another 10 000

      • Even if you try to fix it, họ lại không nhìn thấy đây là problem, mà sản phẩm của this pile of xít là những thứ họ có thể tự hào .

        Just give it up man, i did. turn out its not that difficult. Now, the best way is GET OUR PEOPLE OUT.

  2. Cứ gặp Cộng Sản hay trí thức Cộng Sản nên #ĐMCS hết cho nó tiện . Nếu muốn cẩn thận, cho có trước có sau thì ghi rõ ra #ĐMTTCS

  3. Chử Việt gỏ nhanh.
    (Xin các bạn vui lòng bỏ hết bãng củ, và xem lại bãng mới này.)
    Bãng kí-hiệu này soạn cho những chử có từ 4 nét trở lên, dưới 4 nét thì giử nguyên như củ.
    1.
    5 dấu, đặt ở cuối chử:
    – f (huyền) s (sắc) j (nặng) w (hỏi) z (ngã)…
    2.
    Phụ-âm đầu chử
    (Có 10 phụ-âm đôi, 01 phụ-âm 3)
    – 1 (ch) 2 (gh) 3 (gi) 4 (kh) 5 (ng) 6 (nh) 7 (ph) 8 (qu) 9 (th) 0 (tr)
    – w (ngh)
    *
    Bãng vần được sắp-xếp theo thứ-tự chử cái tiếng Anh.
    A- Từ a1 tới a4
    E- Từ e1 tới e3
    I- Từ i1 tới i4
    O- Từ 01 tới 27
    Ô- 99
    U- Từ u0 tới u15
    Ư- Từ y1 tới y9
    Có 62 vần 3 và vần 4, cần học thuộc lòng, để gỏ và đọc văn-bãn.
    *
    ang là a1,… anh là a2,… ăng là a3,… âng là a4,…
    eng là e1,… êch là e2, ênh là e3…
    iên là i1,… ing là i2,… iêng là i3,… inh i4,…
    O- oac là 01, oam là 02, oan là 03, oang là 04, oai là 05, oat là 06,…oao là 07, oen là 08, oeng là 09, oem là 10, oen là 11, oeng là 12, oeo là 13, oet là 14,…oai là 15, om là 16, ong là 17, oong là 18, oach là 19, oat là 20, oet là 21, oai là 22, oay là 23, oăc là 24 oăt là 25, oăn là 26, oăng là 27,…
    Ô- ông là 99,…
    U- uân là u0, uốc là u1, uộc là u2, uôi là u3, uôm là u4, uôn là u5, ung là u6, uông là u7, uôt là u8, uych là u9, uya là u10, uêch là u11, uyên là u12, uynh là u13, uyt là 14, uyêt là u15,…
    Ư- ươc là y1, ươi là y2, ươm là y3, ươn là y4, ưng là y5, ương là y6, ươp là y7, ươt là y8, ươu là y9,…
    *
    Cách-dùng bãng kí-hiệu.
    Muốn viết chử KHUYỄN thì gỏ như sau:
    4 u12 z
    (4 là kh, u12 là uyên, z là dấu ngã)
    Muốn viết chử THƯƠNG thì gỏ như sau:
    9 y6
    Muốn viết chử THUẬN thì gỏ như sau:
    4 88 j
    Muốn viết chử KHÔNG thì gỏ như sau:
    4 99
    …vv…
    *
    Sẻ còn điều-chĩnh.
    CPNvL
    Tác-giả giử bãn-quyền.
    Bãn cập-nhật 15-02-2022

  4. Có gì mà phải khó khăn, rắc rối?

    Ở Mẩu giáo và tiểu học thì học trò xưng CON với thày cô.

    Lên Trung học thì tùy theo….Gặp thày cô già thì xưng CON, còn gặp thày cô trẻ thì xưng EM (ngoại trừ gặp thày cô trẻ hơn mình thì mới xưng …tôi)

    Lên đại học thì cũng như trung học… nếu gặp thày cô (giảng viên) trẻ hơn mình thì xưng TÔI!…V/d “thưa thày/thưa cô…. tôi….”

  5. Xung hô người VN ở cả Trung Nam Bắc đều gân như nhau vì họ có cùng một nền giáo dục căn bản ,một xã hội căn bản ,nho giao ,ăn sâu trong tiềm thức của ho Tuy vậy nhưng miền Nam xưng hô tự nhiên hơn ,thân mật và thoải mái hơn .Tấc giả thấy đâu trong 3 miền người nhỏ tuổi không gọi người lớn ngang ba má mình là bác chú cô dì? người già thì gọi là ông ,bà (không có chữ Cụ)và ngang mình thì gọi anh ,chị hay goi chú ,cô (vai em) hoặc thân hơn thì gọi em. Trong Nam người ta còn xưng “qua” với người nhỏ hơn . “Qua ” cũng như ‘”anh ” khi xung với cô gái “qua nói với em…” . LỚp nhỏ trong Nam gặp bà nào ngang tuổi hay hơn tuổi mẹ mình đều keu Dì xung con (hay tôi) ngọt xớt (với các ông thì gọi là là chú “chú bán cho con …”. Đã “thân ” tự xưng là “con” thì người đôi diện cung kêu là “con” có gì la? Hơn nữa chúng cũng đáng tuổi con họ.
    Cái ví dụ công an bán hàng gặp ông già Trang và vợ cũng xưng hô nhu vậy có gì lạ ? Không có lý do gì để họ gọi một công dân già ,ăn mặc chỉnh tề ,không có vị phạm tội ,mà còn là người Bắc kẻ thắng cuộc ,là nhận vật cs khác vói bình thường . Còn muốn họ chấp tay cúi đầu ,xưng là cháu .gọi là cụ thì …không có đâu .TG nói lúc đâu hơi khó chịu sau cũng thấy thoải mái là sao? Chưa đủ lể phép như dân Bắc Kỳ phong kiến hay láo lếu ỷ quyền ỷ thế như bọn cs miền Bắc ? Còn cái câu chuyện đi về quê với cô (bà)diển viên mà mua trái cây ,bà già Nam bộ xưng má ,gọi khách hàng là con thì thật KHÓ TIN. Một là cô diển viên 62 tuổi đó trêu chọc bà nhà quê ,gọi bà bằng “má” (giong diển viên nên trẻ)và bà ta không nhìn khách hàng hơặc bà già mù. “Trông mặt đặt tên ” dân Nam Bộ không phải người già nào cũng xưng má vói kẻ khác ,va phần lớn là khi khách hàng “gọi má thì mới xưng má vì nghĩ rằng ,thấy rằng “NÓ cũng ngang tuổi con gái mình !”Còn vụ đến thăm của Phạm Toàn và Tác Gia nhà CM NT Bình đã từng giữ những chức vụ lớn trong chính quyền VC ,chào CHI thì bà Bình gọi là EM cũng đâu có gì ngạc nhiên . Vơi Ông Mạc và nhà giáo Phạm chắc là nhỏ tuổi hơn bà Bình ,và chức tước địa vị cũng kém xa. ngươi tới thăm mà gọi là CHỊ như đồng chí ,như quen biết,một cách xởi lởi bình dân như vậy thì bà Bình gọi họ là “em” có chi là thắc mắc .Lịch sự,bình dân ,cs chán mà MVT còn không chịu ,e muốn bà ta gọi là “Hai cu đến thăm nhà EM ,thật quý hóa .Rồng đến nhà TÔM?”
    2/Già rồi còn muốn tung hoành ,chuyên trải chữ nghĩa ,”cái ứng xử của loài người cho con cháu sao? Đã góp ý với chính phủ ,chúng không them nghe ,còn phê bình này nọ Sau này lại làm y chang như đề nghị thì TG “nợ tôi một lời xin lỗi ‘ …Có lẻ tính đó nên ngạc nhiên vì bà Bình gọi họ là EM mà không là đồng chí ,không là cụ ,là Ông ,là ANH chăng …?
    Theo tôi nên đẻ yên cho lối xưng hô ba miền đó yên ổn đừng đặt quy tắc ứng xử nửa ,Ứng xử với nhau đàng hoàng tử tê ,thân tính đồng bào ruột thịt , chớ còn bọn cướp cạn hùng hổ ,kiêu căng ,phách lối ,chiếm đoạt nhà cửa ,đuổi dân đi thì đặt quy tắc ứng xử làm gì .”Bề trên ở cho chính ngôi ,để cho kẻ dưới bầy tôi nương nhờ”.
    KHÔNG CẦN MÔT QUY TẮC ỨNG XỬ . Hãy là con người CHÂN CHÍNH CÁI ĐÃ
    “thời đạị Hồ đến nay vượt quá xa tính phi nhân của con người . Nó là quy tắc sống “mạnh được yéu thua” không chừa thủ đoạn .Nó còn khóc liệt hơn thời thực dân Pháp như một nhà văn nhận xét. “Trăm năm trồng người ” đây là hậu quả của HCM và đảng cs VN và một nền giáo dục chấp vá sản sinh một lũ học trò lớp trước lớp sau không còn nhân nghĩa lễ trí tin .Một xã hội loạn ,dân bát nháo …

  6. Có người nói chữ nghĩa tiếng Việt và chữ nghĩa tiếng Việt Cộng khác nhau nhiều.Tôi còn nhớ khi bị đi tù cải tạo,cái bọn canh tù,thích dùng dùng chữ “Khẩn Trương”,kể cả lúc đi “ỉa”.

      • Bọn nó thì khẩn trương nhưng ”bác” chúng nó thì không. Bác cứ từ từ chui đầu vào rồi lui ra cho tới khi bác thấy thiên đường xã cảng là bác tự động khẩn…cấp.

  7. Ông Mạc văn Trang còn vẽ rắn thêm chân .
    Sáng tạo ra những chữ mới ,nghe rất kêu nhưng hơi thừa thãi .

    “QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG”.
    Vì đâu ngành giáo dục XHCN lâm vào cái cảnh này ? Phải
    cần một “quy tắc ứng xử ” . Bát nháo ,vô lối và vô giáo dục ,
    chắc là câu trả lời đúng nghĩa nhất .

    Chắc chúng tôi nhận được một nền giáo dục của miền Nam
    xưa kia ,với tinh thần “tôn sư trọng đạo” . Chỉ cần có nội quy
    ở nhà trường là đã đủ lắm rồi . Học sinh lớp nhỏ thì coi thầy
    giáo ,kính trọng và thân thiết như cha mẹ . Học sinh lớp lớn
    hơn ,có phá phách tứ chiếng ở ngoài xã hội ,thậm chí bị cảnh
    sát nhốt ngoài kia . Nhưng vào đến khuôn viên nhà trường,thì
    vẫn phải ngoan ngoãn ,tôn trọng nội quy,như con cừu non .
    Có phá phách ,láo lếu trong trường cũng chỉ đối với mấy “thầy”
    giám thị là cùng.

    Tương lai của đất nước ,không biết sẽ đi về đâu ?

    • Khi vào cái nhà ỉa của Việt Cộng, đầu-tiên đập vào mắt ông là cái tấm bãng “Quy định xữ dụng nhà vệ sinh”.
      Bọ khốn này nghiện quyền-lực quá nặng!
      Ở trong nhà ỉa, bọn nó vẫn khẵng-định sự hiện-diên và lãnh-đạo của đãng.
      Cái nhà ỉa ở phía trước chợ Bến Thành, bọn nó còn treo cả hình Hồ Chí Minh.
      Thật kinh-tỡm.
      Tôi có chụp tấm hình nơi này.

  8. Cách xưng hô ,theo thói quen của từng vùng miền ,cũng
    không có gì lấy làm quan trọng lắm .

    Cái quan trọng ,là dưới ánh sáng của nền giáo dục được
    chỉ đạo bởi những đứa dốt nát . Tiếng Việt ,trở nên nghèo
    nàn, tối nghĩa ,và rất vô lối ,tuỳ tiện .

    Khi bị “bí ” chữ dùng trong câu, thì tuỳ tiện quăng vào đó
    những từ ngữ rất là dốt nát .

    • Ngu nhất là ‘bộ chính tri’,
      ngu nhì là ‘ban thuong vụ’,
      ngu thứ ba là ‘ũy viên trung ương’
      ngu thứ tư là ‘cả lò đãng viên’ nhà nó.

  9. Môi trường giáo dục ,mà dùng chữ một cách dốt nát ,hổ lốn đến như vậy !
    Không ai xài chữ “chào mừng …học sinh”.
    Ngôn ngữ Việt ,trong tay bọn Vẹm,trở thành nghèo nàn và tối nghĩa .
    Ít nhất cũng nên xài chữ ” Đón mừng ” hay là “Thân chào ,Đón chào …các
    bạn học sinh …”

    Ngôn ngữ Việt trong tay bọn Vẹm ,thật là bi đát .

    • “Con đường bác đi làm bồi Kách mạng” dưới tàu Tây là đã bi đát rồi.
      Nghĩ mà giận mấy thằng Tây, phải chi tụi nó cho thằng bác nó học ít chữ để kiếm cơm thì cái đất nước VN hôm nay đâu có ra nông nổi như thế!

  10. Quan bác Mạc Văn Trang thâm thấy mồ!
    Chỉ cần nhìn cái hình trong bài là biết Mạc Giáo Sư mặc dù đã vô Nam sống với vợ nhưng vẫn còn chất tếu của trai Hà Thành và cái “ĐỂU” của trí thức Hà Nội.
    (Chào mừng
    các con
    học sinh
    trở lai
    trường học)
    Và Mạc Đàn Anh cho ngay hình một cô gài “học sinh THCS” dư sức để có thể có chồng và ngay cả có thể có con nữa.
    Em Tonydo học sinh THCS của Thầy, kính quan bác Mạc Văn Trang!

    • “Và Mạc Đàn Anh cho ngay hình một cô gài “học sinh THCS” dư sức để có thể có chồng và ngay cả có thể có con nữa” “Em Tonydo học sinh THCS của Thầy, kính quan bác Mạc Văn Trang”

      Bác học được giáo sư Mạc Văn Trang ngón nghề Sầm Đức Sương . Các bác nên kêu Đảng lập ra Hội nhà giáo giống như Hội nhà văn, chuyên môn tặng nhau sản phẩm của mình, & ra tranh chức chủ ch … ịch với Chu Mọng Lông . Các nhà văn tặng nhau sách, các nhà giáo tặng nhau học sinh .

  11. Điều-chĩnh:
    Chử Việt gỏ nhanh.
    (Bãng kí-hiệu này soạn cho những chử có từ 4 nét trở lên, dưới 4 nét thì giử nguyên như củ.)
    1.
    5 dấu, đặt ở cuối chử:
    – f (huyền) s (sắc) j (nặng) w (hỏi) z (ngã)…
    2.
    10 phụ-âm đôi và 01 phụ-âm 3, đặt ở đầu chử:
    – 1 (ch) 2 (gh) 3 (gi) 4 (kh) 5 (ng) 6 (nh) 7 (ph) 8 (qu) 9 (th) 0 (tr)
    – w (ngh)
    3.
    Chử vần, đặt sau phụ-âm:
    ang là a1,… anh là a2,… ăng là a3,… âng là a4,…
    eng là e1,… êch là e2, ênh là e3…
    iên là i1,… ing là i2,… iêng là i3,… inh i4,…
    oac là 01, oam là 02, oan là 03, oang là 04, oai là 05, oat là 06,…oao là 07, oen là 08, oeng là 09, oem là 00,…
    oen là o1, oeng là o2, oeo là o3, oet là o4,…oai là o5, om là o6, ong là o7, oong là o8, oach là o9, oat là oo,…
    oet là 1o, oai là 2o, oay là 3o, oăc là 4o, oăt là 5o, oăn là 6o, oăng là 7o,…
    ông là 99,…
    uân là u0, uốc là u1, uộc là u2, uôi là u3, uôm là u4, uôn là u5, ung là u6, uông là u7, uôt là u8, uych là u9,…
    uya là 1u, uêch là 2u, uyên là 3u, uynh là 4u, uyt là 5u, uyêt là 6u,…
    ươc là y1, ươi là y2, ươm là y3, ươn là y4, ưng là y5, ương là y6, ươp là y7, ươt là y8, ươu là y9,…
    *
    Cách-dùng bãng mả.
    Muốn viết chử KHUYỄN thì gỏ như sau:
    4 3u z
    Muốn viết chử THƯƠNG thì gỏ như sau:
    9 y6
    Muốn viết chử THUẬN thì gỏ như sau:
    4 88 j
    Muốn viết chử KHÔNG thì gỏ như sau:
    4 99
    …vv…
    *
    Sẻ có bãn điều-chĩnh.
    CPNvL
    Tác-giả giử bãn-quyền.
    0 bình luận

    • Muốn giữ “bãn-quyền” thì giữ, chả có ai đủ kiên nhẫn để học 4 99 …vv… là cái gì.

      Tôi có cách đơn giản hơn nhiều, lại dễ nhớ, và không giữ “bản” quyền:
      ..- hay Tạch Tạch Tè là Tiểu Tư Sản.
      ĐMHCM là Đường Mòn hay Đỗ Mười HCM

  12. Lâu lắm, mới thấy ông Mạc Văn Trang viết một bài đàng-hoàng.
    Cũng có-thể là, tôi ít đọc ông chăng?

  13. Đương-kim, nguyên, cựu, cố.
    *
    Đương-kim: Thời ‘hiện-tại’.
    Thí-dụ:
    Đương-kim Tỗng-bí-thư kiêm Chủ-tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.
    (Một người đang giử chức-vụ thì gọi là đương-kim.)
    *
    Nguyên: Thời ‘đả và đang diễn ra’,
    Thí-dụ:
    …Nguyên Chủ-tịch Quốc-hội, đương-kim Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.
    (Một người đang làm việc, mà trãi qua nhiều chức-vụ, thì dùng chử ‘nguyên’ để chỉ các chức-vụ đã trải qua trước chức-vụ cuối cùng hiện đang giử.)
    *
    Cựu:
    Thời ‘đã qua’
    Thí-dụ:
    …Cựu Chủ-tịch Quốc-hội Nông Đức Mạnh, cựu Tổng-bí-thư Nông Đức Mạnh.
    (Một người đã nghĩ hưu, thì tất cả các chức-vụ đều là ‘cựu’.)
    *
    Cố: Thời ‘đã chấm dứt’.
    Thí-dụ:
    …Cố Bộ-trưởng Quốc-phòng, cố Chủ-tịch nước Lê Đức Anh.
    (Một người đã chết, thì tất-cả các chức-vụ đều là ‘cố’.)
    Chí Phèo Nguyển-văn-Lợi

  14. Đương-kim, nguyên, cựu, cố.

    Đương-kim: Thời ‘hiện-tại’.

    Thí-dụ:

    Đương-kim Tỗng-bí-thư kiêm Chủ-tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.

    *

    Nguyên: Thời ‘đả và đang diễn ra’,
    Thí-dụ:
    …Nguyên Chủ-tịch Quốc-hội, đương-kim Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.
    (Một người đang làm việc, mà trãi qua nhiều chức-vụ, thì dùng chử ‘nguyên’ để chỉ các chức-vụ đã trải qua trước chức-vụ cuối cùng hiện đang giử.)

    *

    Cựu:
    Thời ‘đã qua’
    Thí-dụ:
    …Cựu Chủ-tịch Quốc-hội Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh.
    (Một người đã nghĩ hưu, thì tất cả các chức-vụ đều là ‘cựu’.)

    *

    Cố: Thời ‘đã chấm dứt’.
    Thí-dụ:
    …Cố Bộ Trưởng Quốc Phòng, cố Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh.
    (Một người đã chết, thì tất-cả các chức-vụ đều là ‘cố’.)
    Chí Phèo Nguyển-văn-Lợi

  15. Chử Việt gỏ nhanh.
    (Bãng kí-hiệu này soạn cho những chử có từ 4 nét trở lên, dưới 4 nét thì giử nguyên như củ.)
    1.
    5 dấu, đặt ở cuối chử:
    – f (huyền) s (sắc) j (nặng) w (hỏi) z (ngã)…
    2.
    10 phụ-âm đôi và 01 phụ-âm 3, đặt ở đầu chử:
    – 1 (ch) 2 (gh) 3 (gi) 4 (kh) 5 (ng) 6 (nh) 7 (ph) 8 (qu) 9 (th) 0 (tr)
    – w (ngh)
    3.
    Chử vần, đặt sau phụ-âm:
    Ang là a1,… Anh là a2,… Ăng là a3 Âng là a4,…
    Eng là e1,… Ênh là e2,…
    Iên là i1,… Ing là i2,… Iêng là i3,… Inh i4,…
    Yêu là 99,…
    Oac là 01, Oam là 03, Oan là 04, Oang là 05, Oai là 06, Oat là 09,…Oăc là 07, Oăt là 08,…
    Oăn là o1, Oăng là o2, Oao là o3, Oen là o4, Oeng là o5, Oem là o6, Oen là o7, Oeng là o8, Oeo là o9, Oet là oo,…
    Oai là 1o, Om là 2o, Ong là 3o, Oong là 4o, Oach là 5o, Oat là 6o, Oăc là 7o, Oet là 8o, Oai là 9o, Oay là 88,…
    Ông là 99,…
    Uốc là u1, uộc là u2, Uôi là u3, Uôm là u4, Uôn là u5, Ung là u6, Uông là u7, Uôt là u8, Uych là u9,…Uân là 88,…
    Uya là 1u, Uêch là 2u, Uyên là 3u, Uynh là 4u, Uyt là 5u, Uyêt là 6u,…
    Ươc là y1, Ươi là y2, Ươm là y3, Ươn là y4, Ưng là y5, Ương là y6, Ươp là y7, Ươt là y8, Ươu là y9,…
    *
    Cách-dùng bãng mả.
    Muốn viết chử KHUYỄN thì gỏ như sau:
    4 3u z
    ( 4 là kh, 3u là uyên, z là dấu ngã)
    Muốn viết chử THƯƠNG thì gỏ như sau:
    9 y6
    Muốn viết chử THUẬN thì gỏ như sau:
    4 88 j
    Muốn viết chử KHÔNG thì gỏ như sau:
    4 99
    …vv…
    *
    Sẻ có bãn điều-chĩnh.
    CPNvL
    Tác-giả giử bãn-quyền.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên