“Hư danh chỉ là hư danh. Tất cả chỉ là hư danh”. (Vanitas vanitatum. Omni vanitatum)
Nguyễn Văn Lục
Phần một: Bùi Giáng giữa chúng ta
Trước đây, vào tháng 9, 2007, tôi đang còn cầy trên báo Tân văn, số 2, tôi có làm một số đặc biệt về Bùi Giáng để trình bày lẽ hơn thiệt. Trong đó có bài của tôi nhan đề: Bùi Giáng giữa chúng ta. Tôi đã xử dụng lối nói ngược để đi đến kết luận:
Bùi Giáng không bao giờ ở giữa chúng ta cả.
Và để cho cái gọi là “công bằng”, Tân Văn có bài của Nguyễn Huệ Nhật: Bùi Giáng qua cái nhìn của Nguyễn Huệ Nhật (Từ Berlin, Đức Quốc, trích từ Lá thư kính gởi anh Bùi Giáng từ tập thơ “ Ẩn ngữ Thiền Công của Nguyễn Huệ Nhật”). Và quan trọng hơn cả bài của Vũ Ký: Viết về thi nhân Bùi Giáng (Vũ Ký được coi một người bạn và người thầy của Bùi Giáng và Nguyễn Thùy đều là dân Quảng Nam-Đà Nẵng).
Việc đáng kể thứ nhất là tôi đã nhận thức ra một điều “đáng sợ” là có nhiều số báo đặc biệt viết về nhà thơ Bùi Giáng.
Hợp Lưu số 44, 1998/1999.
Khởi Hành số tháng 2, 1998 với Bùi Văn Nam Sơn( anh em thúc bá với Bùi Giáng)và Bùi Công Luân( em của Bùi Giáng)
Diễn đàn Talawas, tháng 10/2003 với Bùi Giáng, tiếng ca chung cuộc, với 16 tác giả có mặt như Thanh Tâm Tuyền: Hồn thơ bị vây khốn. Nguyễn Hưng Quốc: Cuộc Hòa Giải vô tận. Trường Hợp Bùi Giáng. Phạm Xuân Đài: Kẻ cuồng sĩ trong vườn cây. Võ Phiến: Bùi Giáng trong Văn học miền Nam.. Và nhiều tên tuổi khác như Đặng Tiến, La Toàn Vinh, Đinh Cường, Phan Nhiên Hạo, Mộc Giai, Nguyễn Viên, Trần Hữu Thực, Bùi Vĩnh phúc..Ấy là chưa kể báo Văn và Diễn Đàn thế kỷ 21.
Tôi như bị ngộp và bị lấn chìm, lạc lối giữa những tên tuổi lớn thành danh. Mặc dù tôi ngu ngơ nhận ra rằng có nhiều “kẻ ăn theo” và nhiều ngoắt nghoéo trong văn trận.
Tôi nhiều lúc cảm thấy bị cô độc, lẻ loi dễ sợ.
Cũng may, trong số đó chỉ có một sinh viên trẻ là Phan Nhiên Hạo- còn non vốn chữ nghĩa và đi ngược dòng với bài: Bùi Giáng như tôi thấy.
Theo tác giả : “ đại đa số sinh viên văn khoa lúc đó giỏi lắm chỉ nghe tên Bùi Giáng chứ không hề đọc tác phẩm của ông… và muốn đọc cũng chẳng có sách mà đọc…Nhưng tôi đã đọc Bùi Giáng trước đó rất lâu, trong tủ sách của các chú tôi cùng với những tác phẩm của Phạm Công Thiện, Nhất Hạnh, Lê Tôn Nghiêm..Ông điên hay không điên, tôi không biết và cũng không thắc mắc nhiều. Có điều tôi biết, ngay từ lần đầu tiên đọc Bùi Giáng, tôi không thích văn chương ông. Tôi không thích thơ ông và tôi không chịu được dịch thuật của ông.. và dịch thuật phải nói ông phóng tác thì đúng hơn. Mà phóng tác như viết kiếm hiệp.. Văn Chương của Bùi Giáng trong những ngày đói kém ở Sài gòn sau 1975 là một loại văn chương quá mông mênh và cũ kỹ đối với tôi. Đó là lý do tại sao tôi đã không cảm thấy một sức hút đặc biệt đối với Bùi Giáng.Một lần đang ngồi ăn cơm của một bà bán cơm gánh trước cổng trường, ông đến ngồi cạnh tôi. Bà bán hàng thấy ông có vẻ rất ngán ngẩm, nhưng không đuổi ngay. Ông cũng chẳng kêu cơm nước gì..Ông dùng ngón trỏ và ngón giữa móc vào nhau tạo thành một dấu hiệu tục tĩu mà trẻ con hay làm. Tay kia cầm một quả chanh, không biết kiếm đâu ra. Ông cố nhét quả chanh vào cái hình ô van tạo nên bởi hai ngón tay, miệng lẩm bẩm: Đây là con c. nhét vô cái l. Kim Cương. Con c. to quá nhét vô không được.”…Ông còn nói vài câu nữa về Kim Cương, toàn những câu rất tục, có vẻ ông bị ám ánh ngày đêm bởi khao khát tình dục với người đàn bà này.
Tôi cũng thấy Bùi Giáng trong một trường hợp khác, rất đáng nhớ. Một buổi sáng mới khoảng 6 giờ, sinh viên ký túc xá bỗng nghe tiếng la hét từ dãy phòng các sinh viên nữ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe những tiếng la như vậy khi có trộm lẻn vào bên khu nữ. Tôi Vội chạy ra hành lang. Nhìn qua bên dãy nữ, thấy các mái tóc thò ra thụt vào, hết người này đến kẻ khác. Tiếng la oai oái vẫn không ngớt, nhưng bây giờ xen lẫn tiếng cười khoái trá của các sinh viên nam. Nhìn xuống, tôi thấy giữa sân trường, Bùi Giáng đang tư thế trồng chuối, nhưng hoàn toàn.. khỏa thân, quần áo cởi ra hết để bên cạnh. Mấy sinh viên bảo vệ từ ngoài cổng vô chạy đến, nhét quần áo vào tay ông lôi ra khỏi sân trường. Thật là buổi “ điểm tâm” đặc biệt cho ký túc xá…
Có thể dưới cái bề ngoài điên khùng, thật ra ông đã sống những ngày buồn bã.. Tôi không biết chắc vì tôi chỉ đúng từ xa nhìn ông mà thôi. Đó là những ngày tôi rất đói.
9/2003. Talawas.
Nếu chỉ nói về số đông, tôi bị trấn áp vì cảm thấy một thân một mình. Nhưng điều đặc biệt trong những điều đặc biệt là không một ai có lời khen chê bài viết của tôi cả. Tất cả là sự im lặng mà có nhiều cách thức giải nghĩa.
Tâm lý số đông, người ta, ông A, ông B đã khen không lẽ mình chê.
Chê thì e ngại vì sợ mất lòng người này người kia.
Dĩ chí hoặc cho là mình không có khả năng hiểu được thơ hay hay thơ dở. Nhưng không nói ra không đành lòng.
Kiến thức y khoa thì mỏng, hạn hẹp vì chưa đủ phát triển sâu rộng, có nói ra cũng không đủ thuyết phục một ai.
Có thể nhiều người trong số đó: Nuốt không trôi mà khạc cũng không ra. Đành chịu trận. Và nhiều người trong số đó cho đến nay vẫn chọn làm thinh.
Tôi còn nhớ khi còn là sinh viên Triết đọc Phạm Công Thiện, đọc Bùi Giáng về triết gia M.Heidegger thấy họ viết nổ quá, không biết đâu là đúng là sai, mặc dầu trong phần Triết sử tôi được học có đề cập đến Merleau Ponty, Martin Heidegger và có bài bản. Họ dịch M. Heidegger mà thật ra là họ nói về họ theo sở thích nên chẳng có đầu, có đuôi.
Tuy nhiên thái độ tốt nhất là im lặng, chờ xem. Những tay sừng sỏ trong lớp tôi- dù sao cựa cũng chưa cứng- để giữ mình cũng đều im lặng. Nghi ngờ thì có, đối đáp thì chưa sẵn sàng.
Cũng như khi tôi gồng mình viết xong bài: Bùi Giáng ở giữa chúng ta. Không một phản hồi. Không một ai nhắc nhở trích dẫn. Bài viết từ 2007 đến nay đã mười mấy năm..
Bài viết như rơi vào khoảng không?
Nếu chỉ nói về con người Bùi Giáng, đã có nhà văn nào dám hỏi tại sao ông đã viết như thế ? Chả nhẽ hỏi chính Bùi Giáng . Hỏi một số nhà văn như Mai Thảo thì câu trả lời khẳng định: Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, trùng trùng một biển văn chương.
Nói như Mai Thảo thì cạn lời, cạn ý còn gì. Cũng cần nói thêm, Mai Thảo những năm 1962-1963 thường lui tới cơ sở xuất bản An Tiêm của thầy Thanh Tuệ- cái lò sản xuất không ngưng nghỉ sách vở của Bùi Giáng trên đường Lý Thái Tổ nên hẳn có nhiều cơ hội gặp Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đình Toàn? Cũng đã có lần mượn tay Thanh Tâm Tuyền để ca tụng Bùi Giáng. Mai Thảo hỏi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tâm Tuyền lắc đầu : “ Chịu không giải thích được. Chỉ biết Bùi Giáng khác. Với tôi. Với hết thảy. “
Nói chi cũng bằng thừa khi Nguyễn Hưng Quốc với đề tài khá nổ:” Cuộc hòa giải vô tận. Trường hợp Bùi Giáng và di luận: Thứ thơ phi thơ, xóa nhòa giữa cái lý và cái phi lý, xóa nhòa giữa cái tôi và cái ta, giữa cái riêng và cái chung.”
Đó chỉ là những phạm trù suy luận có sẵn, chụp lên trường hợp nào cũng có thể đúng, cho bất cứ tác giả nào, bài thơ nào để rơi vào lối suy luận ngụy biện quen thuộc trong triết học.
Nguyễn Hưng Quốc viện dẫn nhiều tác giả. Nhưng Bùi Giáng quen thuộc xa gần gì đến với Susan Sontag, Ferdinand De Saussure, Frederic de Onitz, Dudley Fitts, Arnold Toynbeen, Jerome Mazzaro….vô số kể.
Liệu những tác giả trên có thêm vinh dự cho Bùi Giáng? Và liệu bản thân NHQ đã đọc, đã nắm bắt được các tác giả trên? Ông thuộc lớp người chỉ trăng! Trăng chẳng thấy đâu chỉ thấy ngón tay của ông múa trước mặt. Mệt với Bùi Giáng rồi. Mệt thêm ông nữa.
Chứng từ của Bùi Công Luận về Bùi Giáng.
Trong bài viết của tôi, tôi đã dẫn chứng BCL:” Sau ngày cưới, anh Giáng dọn ra ở riêng. Bỏ xóm làng, anh đi thật xa về hướng Tây, tận vùng rừng núi. Dường như anh muốn xa lánh, trốn tránh, thậm chí đoạn tuyệt, với một cái gì đó. Có thể là một quá khứ với những kỷ niệm không phai. Có thể là cuộc đời với nhiều bão giông âm ỉ.
BC L viết tiếp về người chị dâu: Cô con dâu đứng bên mẹ chồng sụt sùi: anh ấy cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá, mua thịt. Đọc tiếp: Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên. Lấy chồng được vài ba năm, chị lâm trọng bệnh và đột ngột lìa đời lúc mới ngoài 20 tuổi..Có điều lạ lúc nào chị cũng yêu đời. Không ai có thể nhìn thấy một thoáng lo lắng, buồn phiền phảng phất trên gương mặt trong sáng không gợn một chút ưu tư của chị. Chị chút hơi thở một cách bình thản.”
Tôi đọc xong đoạn trích dẫn này, nếu có một chút lòng đã thấy Bùi Giáng không bình thường. Mới cưới vợ dắt nhau lên ở chốn rừng núi, chăn dê để tự xa lánh, tự cô lập, đoạn tuyệt quá khứ. Thật bất hạnh cho những người phụ nữ lấy phải người chồng bị tâm thần!!
BCL kết rất đắt: Có thể là cuộc đời với nhiều bão giông âm ỉ. Và hầu như không lý gì đến người vợ trẻ mới cưới.
Lòng tôi nặng trĩu và buồn. Thương cho một kiếp hồng nhan khổ lụy, đọa đầy một cách vô tình kiếp người con gái xinh đẹp.
Tất cả những tâm tình tiết lộ nhỏ nhoi tầm thường ấy trong sự dè dặt thố lộ của một người em đã không được một một nhà thơ, nhà văn nào nhắc nhở tới.
Nó đặt để tôi vào cái tâm thức: Thiên hạ khen vì người hay chỉ vì mình.
Cũng may là tôi có thể “gỡ gạc” được một chút “ danh dự” khi đọc nhà báo Võ Đắc Danh cho hay có ba nhà văn vào nhà thương Dưỡng Trí viện Biên Hòa lúc bấy giờ là Bình Nguyên Lộc (bị nhẹ) , nhà văn Nguiễn Ngu Í (1921-1979) và thi sĩ Bùi Giáng.
Theo hồ sơ bệnh lý còn lưu trữ ghi lại như sau về Bùi Giáng: “ Bệnh tái phát từ tháng tư năm 1969, có hôm thức suốt đêm để viết, nói chuyện huyên thuyên, chơi chữ, la thất thanh, ý tưởng tự cao, tự đại, hay phát biểu ý kiến về những vấn đề chính trị Văn Hóa, Chính trị, có ý nghĩ bị người ta phá hoại sự nghiệp văn chương.Tháng 3- 1969 bị cháy nhà và bị cháy tất cả các sách vở quý báu nên đương sự bị bệnh mỗi này một nặng hơn.”
Cũng căn cứ vào hồ sơ bệnh lý còn ghi lại. Bùi Giáng nhập viện hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1969. Lần thứ hai năm 1977. Lần này Nguyễn Ngu Í còn ở trong bệnh viện. Hai người ở khu 3.
Những ghi nhận về hồ sơ bệnh lý tuy rất thô thiển lại rất quý báu cho những ai muốn tìm hiểu con người thật của Bùi giáng. Nhưng xem ra, không ai quan tâm đến điều này và ngay cả muốn né tránh không muốn ai nhắc tới theo cái tâm lý chung của người đời.
Nó cũng dẫn đường cho tôi đến một câu lý luận thông thường: Phải chăng việc thiết yếu là phải tìm hiểu một người điên trước khi hiểu một nhà thơ điên?
Người điên thì làm thơ cũng phải điên. Điên thì nói như thế, hành xử như thế, hát như thế, ăn mặc như thế, cười như thế, chửi như thế, hồn nhiên như thế, không biết giận hờn và nhất là làm thơ như thế!!
Gọi ông như một triết nhân, một hiền giả, một đạo sĩ “vô tình” có vẻ ép nhau quá.
Nói cho cùng, đó chỉ là cách ứng xử “ bình thường” của một người điên.
Kể cũng tội cho ông, ông muốn điên mà cũng không xong!! Người đời cứ mong giải lý đời không bình thường bằng cái bình thường.
Vì thế thật lố bịch, khi ông chửi thì thiên hạ vội gán cho ông những đao to búa lớn như “Tâm thức phản loạn” “ thơ phủ nhận thơ.” “thân phận lưu đầy”.
Và cuối cùng coi cõi thơ của ông bằng những kết luận “ không thể định nghĩa “ (indéfinissable) được cũng không bàn cãi nữa. Đành gọi là: Đấng thiên tài.
Ngay cả khi ông nói nhiều thì mệt, vung tay múa chân, chửi om sòm thì mệt. Chửi hết cái “crise” thì nghỉ mệt, nghỉ cho xuôi cơn điên. Ông im lặng. Sự im lặng chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm lắm đâu.
Sự im lặng lúc ấy lại được diễn giải như sự trầm tư, sự đạt cõi, hoặc coi như “ Hố Thẳm” của tư tưởng.
Khi ông dắt một đàn chó và nâng niu chúng thì có nên nghĩ rằng: Ông thấy tình đời đen bạc, đảo điên nên ông yêu chó hơn yêu người và hơn nữa: người không bằng chó?
Về cách xử dụng ngôn ngữ dị thường, chữ mới, chữ đảo ngược, chữ láy, dị ngữ vô tình gán cho chúng như chữ nghĩa của đấng thiên tài.
Càng bí ẩn, càng không hiểu được càng trở nên hấp dẫn trong vùng tối của tâm linh và “ ngộ” ra điều gì mới lạ tân kỳ, “tới” lắm..
Xin đừng lấy cái tâm lý đám đông như một chân lý áp đảo. Xin đừng lấy cái không hiểu như một luận cứ của chân lý cao vời, bí hiểm. Rồi ai có cái may mắn “khai mở” ra cái vùng tối ấy thì cứ coi như một ân điển dành cho họ mà không phải cho mọi người.
Và những người không có cái “may mắn” thông hiểu được những “ thông điệp” nhiều khi vô nghĩa, làm xàm vượt ra khỏi trí năng của người bình thường thì không có nghĩa họ dốt?
Đối với cá nhân tôi, cái hay hơn hết là hãy để Bùi Giáng chỉ là Bùi Giáng.
Tất cả những hào quang dành cho ông chỉ là danh hiệu huyễn hoặc, tự đánh lừa chính mình, lừa cả Bùi Giáng và tất cả mọi người. Hư danh chỉ là hư danh. Tất cả chỉ là hư danh.
Gọi ông bằng danh nghĩa gì cũng tỏ ra bất xứng, vô nghĩa nói gi đến chuyện khen chê mà chỉ là miệng lưỡi người đời.
Tự hỏi có ai muốn mang vác cái thân phận “ lưu đầy” sống vất vưởng, không có ngày mai thế chỗ cho Bùi Giáng chăng? Hẳn là không ai dám nhận lãnh!
Khi ông còn sống, cộng sản còng tay ông bắt về đồn công an. Nào ai can thiệp? Ông sống lang thang, lếch thếc vỉa hè Sàigon nằm ngủ ngoài chợ, đói ăn, đói mặc. Nhà văn nào dơ tay đón đỡ ông?
Xem ra cả một xã hội sống bên ngoài mà ngay cả cái tình người cũng không có. Dưỡng tri viện Biên Hòa nơi chỉ có vào mà ít có ra và hàng chục vạn con người đã chôn vùi cuộc đời nơi đó. Bị bỏ rơi bởi vợ con, gia đình, anh em và mọi người mà trên thực tế số phận của họ có khác gì Bùi Giáng?
Nếu ở trong một xã hội văn minh và tiến bộ, trình độ dân trí cao, chắc hẳn người người ta sẽ đưa Bùi Giáng vào Dưỡng Trí Viện Biên Hòa-. Ông sẽ không ngủ bờ, ngủ bụi, bữa đói, bữa no.. Cuộc đời ông sẽ ít ai được nói tới trong một thế giới những người điên. Ở nơi ấy, sẽ có nhiều người điên gộc, điên kinh niên, điên đao búa, điên đàn anh, ông “Trùm” điên,thượng thừa.. Bùi Giáng có là gì?
Ông vốn trước khi điên là một người văn hóa cao nên điên theo kiểu nhà văn, nhà thơ. Người võ biền khi điên dùng bạo lực, đập phá, chửi bới.
Có hàng vạn người điên thì có hàng vạn kiểu điên.
Phải nói đó là bất hạnh cho ông hay hạnh phúc cho ông? Cả hai từ đó đều không có nghĩa lý gì với thế giới người điên. Hạnh phúc hay khổ đau chỉ có thể xảy ra trong thế giới đời thường.
Thế giới đời thường đã quên và bỏ rơi họ.. Và cuối cùng trách nhiệm dành cho một thiểu số nhân viên, y tá, bác sĩ là những người gần họ nhất.
Hà Nội đi vào vết xe đổ của thời VNCH
Hà Nội có tổ chức cách đây vài năm một: Tọa đàm Khoa học về thi sĩ Bùi Giáng 16-9-2003 với sự tham dự thu hút được rất đông giảng viên, bạn bè và giới mộ điệu.
Tổ chức như thế với cái nhãn hiệu “Hội thảo Khoa học” là một hình chính thức nhìn nhận Bùi Giáng.
PGS-TS Võ Văn Sen đã mở đầu lời giới thiệu như sau: “ Bùi Giáng là một nhà thơ kỳ lạ, một nhà nghiên cứu triết học sâu sắc, một nhà phê bình văn học uyên thâm và một dịch giả tài hoa. Tên tuổi của ông gắn liền với văn chương và học thuật Sài gòn suốt từ năm 50 đến năm 1975. Gần nửa thế kỷ sống và viết, Bùi Giáng đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ đến gần 60 tác phẩm ở các lĩnh vục thi ca, bình giảng văn chương nghiên cứu triết học và dịch thuật…”
Ông “bầu” Sen đã tuyên bố rất hùng hồn: Triết học sâu sắc, một nhà phê bình văn học uyên thâm, một dịch giả tài hoa..Tôi thật sự không hiểu triết học sâu sắc ở chỗ nào, văn học uyên thâm ra sao, dịch giả tài hoa là thế nào. Tuyền những hoa từ và những lời tâng bốc vô bằng. Ông Bầu Sen còn gán cho Bùi Giáng hồi trẻ đã “ từng đi bộ đội” chiến đấu vì hòa bình dân tộc.
Tiếp theo là các bài tham luận quen thuộc của Bùi Văn Nam Sơn, Vũ Đức Sao Biển và Tiến sĩ, giáo sư Huỳnh Như Phương (sinh viên văn khoa vào những năm chót trước 1975) vốn đều xuất thân từ miền Nam cứ rập theo cái tinh thần đó mà thao tác. Và cũng không thể nào quên được khuôn mặt Nghệ sĩ Kim Cương đến để trao giải thưởng Bùi Giáng cho các học sinh xuất sắc.
Đây là một buổi tọa đàm khoa học giả hiệu như một tuồng diễu dở mà đào kép và khán giả đều chưa thuộc bài. Phần lớn là chỉ nhái lại những bài bản đã được viết từ thời Tạ Tỵ, Uyên Thao và Thụy Khuê trong “ Sóng Từ Trường”…
Chính vì vậy, môt sinh viên trẻ của trường, Khải Đơn đã viết bài: Bùi Giáng đi bộ .. với thầy hội đồng. Đến đoạn này, bất thần, thầy đọc rất to như cán bộ tuyên truyền và tuyên bố thêm: Bùi Giáng cùng 5 trí thức viết thỉnh nguyện thư vì Hòa Bình. trí thức ấy là ai, tên tuổi và thỉnh nguyện thư gửi cho ai? Thầy không nói.
Hà Nội đã vượt Sài gòn một bậc về tài bốc thơm Bùi Giáng. Còn có vị có đề tài là “giải mã cái điên sang trọng” của Bùi Giáng. Ôi! Từ thuở nào lại có cái điên sang trọng.
“Điên sang trọng” sau này dám đi vào lịch sử văn học lắm! Thật đáng xấu hổ.
Tôi cho rằng “Không tha cho BG” là trong ý niệm này từ Trịnh Y Thư, nguồn từ ĐCV:
“Văn học Việt Nam truyền thống không có bộ môn tiểu sử. Hay nói cho rõ hơn, không có những công trình dài hơi, thấu đáo, viết về chẳng những sự nghiệp mà cả thân thế đời sống riêng tư của các văn nghệ sĩ làm nên văn học sử nước nhà. Bên trời Tây, họ có truyền thồng này ngay từ thời Trung đại. Nhờ thế, qua Thayer, chúng ta biết những “Người tình bất tử” của Beethoven chẳng qua chỉ là sản phẩm tưởng tượng nằm bên trong khối óc âm nhạc kì vĩ nhất của nhân loại; và nhờ nữ sĩ Elizabeth Gaskell viết cuốn tiểu sử Charlotte Brontë chúng ta biết nhân vật Rochester trong cuốn tiểu thuyết kiệt tác Jane Eyre được xây dựng từ một hình tượng có thật, đó chính là ông thầy dạy học Charlotte thời bà còn là cô gái trẻ du học bên xứ Bỉ và cô nữ sinh trong trắng đem lòng yêu thầy mình, một người đàn ông đã có vợ. Hiểu biết tường tận hơn về con người cá thể của tác giả, các nhà nghiên cứu hai ba trăm năm sau có thêm trong tay cơ sở quy chiếu để đọc văn bản từ một góc độ độc lập nào đó, tâm lí học chẳng hạn, và rất có thể có cái nhìn phân tích thú vị và trung thực hơn về tác phẩm.
“Trong khi đó bên ta, lúc hiệu khảo bộ Truyện Kiều, học giả Trần Trọng Kim chỉ có thể đưa ra một tiểu sử rất sơ lược về cụ Nguyễn Du, thậm chí cụ Nguyễn sinh tháng nào, cụ Trần cũng lúng túng, không biết tra cứu nơi đâu! Rồi đến thân thế nữ sĩ Cổ Nguyệt Đường Xuân Hương, cách đây khá lâu, chính xác là năm 1958, trên tạp chí Sáng Tạo, ông Lữ Hồ còn tỏ ý nghi hoặc về một bà Hồ Xuân Hương có thật!
“Bước sang thời hiện đại, tình trạng thiếu sót ấy phần nào được bổ khuyết bởi những tác phẩm được viết dưới dạng “chân dung,” một tập hợp những phác thảo đại cương, thay vì một nghiên cứu chuyên sâu, về nhiều văn nghệ sĩ, mà cuốn mới nhất trình làng năm 2017 này chính là tuyển tập nhan đề Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa (CDVHNT&VH) [Viet Ecology Press xuất bản] do nhà văn Ngô Thế Vinh biên soạn.”
(Trịnh Y Thư, Nguồn từ ĐCV: Trịnh Y Thư _ Ngô Thế Vinh: Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa)
Trích dẫn rất thú vị.
Bình giải thơ hay bình giải nhà thơ ? Nếu có các bài này trước khi Bùi Giàng – Phạm Thiên Thư còn sống thì sao ? Đánh người không còn chống cự thì là gì đây ?
Bài viết nói về Phạm Công Thiện (1941–2011), đã qua đời, không phải là Phạm Thiên Thư.
FYI: Phạm Thiên Thư sinh tại Lạc Viên, Hải Phòng trong một gia đình Đông y. Năm 1943-1951, ông sống ở trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương. Năm 1954 cho đến nay, ông cư ngụ ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Thân mến.
[…] Đã một thời như thế – Trường hợp Bùi Giáng và… […]
Tuyết trắng chưa tan vẫn xóa phủ đằy thành phố Vancouver.
Happy New Year
Rất cảm ơn tác giả và tất cả các quý vị đã tham gia tất cả các trang của ĐCV nên tôi học hỏi được thêm rất nhiều. Tôi có theo dõi những không dành thời giờ đọc hay ghi bình luận thêm thêm.
Một cách không định kiến và tình cờ khi tôi đọc về L’Adieu của G.Apollinaire, không để ý là bài dịch của Bùi Giáng cho tới hôm nay, tôi đã từng cho rằng Phạm Duy và lời nhạc Mùa Thu Chết không đúng ý nghĩa từ L’Adieu. Xin phép được chia sẻ bài ghi chép cũ 2014.
Tôi đọc bài phiếm luận của Người Lính Già Oregon viết vui và hay (Rượu và Mỹ Nhân
của Người Lính Già Oregon). Nói về rượu. Rượu thì tôi không uống, không say nên tìm học bài thơ L’Adieu của Apollinaire.
“• Apollinaire(1880-1918):Một tập thơ của thi sĩ có tựa đề Alcools (Gallimard tái bản, 1944) nghe sặc mùi rượu, mặc dù những bài thơ trong đó mang nhiều nội dung khác nhau, chả dính líu gì đến Thần Tửu, kể cả bài “L’adieu” (Vĩnh biệt) –mà, nghe nói, Bùi Giáng đã dịch (sai) nhưng bị Phạm Duy “mượn” nguyên con để làm thành bài hát “Mùa thu chết”. Tác giả Kim Thanh có viết bài về “vụ” này.” (Người Lính Già Oregon)
L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends
Farewell
I’ve gathered this sprig of heather
Autumn is dead you will remember
On earth we’ll see no more of each other
Fragrance of time sprig of heather
Remember I wait for you forever
Lời Vĩnh (Người dịch: Bùi Giáng)
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
Vĩnh biệt (Bison dịch)
Ta ngắt đi nhành bruyere này
Mùa thu chết em hãy nhớ
Chúng ta sẽ chẳng còn nhìn thấy nhau trên trái đất
Hương của thời gian Nhành bruyere
Và nhớ rằng ta chờ em.
Mùa Thu Chết, nhạc Phạm Duy, có vẻ lạc đề của bài thơ L’Adieu trong Acools. Tôi chưa đọc tác giả Kim Thanh chỉ nhận xét là Mùa Thu Chết lạc đề từ ngay tựa đề.
Tôi thực sự khi nghe đã lời của Mùa Thu Chết, chưa bao giờ hiểu tại sao lại hãy nhớ mùa thu chết lại là hay. Và tôi cũng chưa hề biết loài hoa nào là thạch thảo. Trong khi heather là loài hoa rất thông dụng của Âu Mỹ, có thể mọc thành một rừng với hương thơm nhẹ nhàng.
Tôi xin tự nhận không biết rành rẽ văn chương, cả Anh lẫn Việt nhưng cứ làm gan, đọc L’Adieu bản dịch từ tiếng Anh trước và dịch nôm na thế này,
Tôi ngắt cành heather/Mùa thu chết anh sẽ nhớ/Chúng ta sẽ chẳng còn thấy nhau trên mặt đất/Mùi thơm của thời gian của cành heather/ Và mãi nhớ rằng tôi đợi anh.
**Nói về hoa thạch thảo
Tôi nghe Mùa Thu Chết, không rõ hoa thạch thảo là hoa gì nên có lần leo net thấy có người viết rất kỹ lưỡng về loại hoa này, và cho tên là aster.
Aster có nhiều loại, mọc các mùa khác nhau. Nhiều loại mọc mùa thu.
Aster, daisy thuộc family asteraceae. Họ này tôi không cho là thơm trừ khi bạn thích mùi thuốc bắc.
Trà cúc khô uống mát (thuốc lá nào cũng hay gọi là uống mát, chắc là đối nghịch với nóng có nghĩa là có tính đề kháng trị nhiễm trùng hay chăng) của Việt Nam. Ở đây cũng có loại echinaceae-zinc kẹo ngậm hay bán các nơi cũng trị cảm cúm. Echinaceae cũng thuộc họ Asteraceae.
Mỗi lần tôi thấy người ta post hình daisy đưa lên mũi ngửi, tôi khiếp quá. Mùi hoa daisy rất khó ngửi.
Còn bruyere/heather thuộc họ ericaceae. Hoa này thường mọc rất nhiều ở Âu Châu theo tôi hiểu.
Nếu hoa thạch thảo thuộc họ asteraceae sẽ khó có hương thơm dịu như heather/bruyere. Tuy nhiên hương thơm cũng là tùy thích, nên khó nói là thơm hay không thơm.
Dù sao tôi cũng thích mùi thơm của heather và cho rằng họ cúc là có mùi thuốc.
Khi đọc bài thơ “L’Adieu” lần đâù với heather/bruyere, loài hoa mọc ở Việt Nam đầu tiên đem lại vào trong trí liên tưởng tôi, là hoa sim.
Tôi chưa thấy một rừng sim bao giờ của Việt Nam. Sở dĩ tôi nghĩ tới loài sim, vì sim thường mọc như rừng ở trong nước.
Có lần, đọc người ta post bài thơ Màu Tím Hoa Sim và câu chuyện liên hệ của Hữu Loan hôm trước, hôm sau tôi gặp Erica, một người đã về hưu không quen biết trên đường đi làm, đi chợ gì đó. Không rõ thế nào, tôi đã hỏi tên bà và bà bảo là bà tên Erica và Erica cũng có nghĩa là heather, loài hoa mọc như rừng ở Âu Châu, dường như bà gốc Poland hay gần đó. Heather và Erica đều là tên gọi thông thường ở đây.
Bà Erica nói về erica/heather như Hữu Loan nói về rừng sim.
Từ đó mỗi lần thấy heather ở đây là tôi nhớ hoa sim và cứ tưởng rằng chúng cùng một họ, nhưng không rõ sim có thơm như heather hay không, nếu có chắc là rất nhẹ. Tôi đã nghĩ (dù sai), sim có vẻ giống như azelea thuộc giống rhondo, và thuộc họ ericaceae. Hương thơm của azelea cũng rất nhẹ nhàng.
Khi xem lại, hóa ra sim không cùng họ Ericaceae với heather hay azelea, mà thuộc rhodomyrtus chứ không phải là rhondodendron như azelea. Theo thực vật sim là rhodomyrtus tormentosa, họ Myrtaceae.
Dù họ thực vật không giống nhưng sim vẫn làm tôi liên tưởng đến heather vi đều mọc hoang thành rừng và đều tượng trưng cho lòng chung thủy như sim trong bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, như bruyere/heather/erica trong bài thơ L’Adieu của Apollinaire.
Mùa thu chết anh sẽ nhớ, (chúng ta sẽ chẳng còn thấy nhau trên mặt đất), mùi thơm của thời gian của nhánh erica.
*Thanks a bunch (of heather) for following so far.
**Bài thơ vẫn ám ảnh, nên tôi đã đọc thêm lại L’Adieu bằng Pháp ngữ
L’Adieu, Apollinaire
Ta ngắt nhánh bruyere.
Mùa thu chết (mùa làm sao có thể chết, chỉ có chúng ta rồi sẽ chết) em hãy nhớ
Chúng ta sẽ không nhìn thấy nhau trên mặt đất (chúng ta sẽ chết, bao giờ đó ta sẽ hay)
Mùi thơm của mùa (cuối thu), của bruyere.
Và nhớ rằng ta chờ đợi em.
Vĩnh biệt (những liên hệ khác ở trần gian)
*Dĩ nhiên trong ngoặc đơn là liên tưởng của tôi. Và tôi giữ các thì hiện tại và tương lai của bản chính trong câu.
Tôi không biết làm thơ, không biết đọc thơ, không rành tiếng Pháp, chưa đọc một bài thơ Pháp nào. Là lần đầu tôi đọc L’Adieu, cũng không biết gì về Apollinaire, hay xuất xứ của bài thơ, rất thích và nhận thấy cách dùng chữ để liên tưởng của L’Adieu rất hay, lãng mạn và thơ mộng như một rừng bruyere tỏa hương, rất dịu dàng.
*Coi như tôi học Pháp văn.
Merci beaucoup
02-09-2014
Đúng vậy coi như tôi học Pháp Văn từ trang viết của Nguyễn Văn Lục và góp ý cũng người đã khuất không còn có thể phản biện là nhà thơ Bùi Giáng cho ngày đấu năm.
Chúc Mừng Năm Mới 2022.
Xin trích vài nhận xét của Bison:
‘…tôi đã từng cho rằng Phạm Duy và lời nhạc Mùa Thu Chết không đúng ý nghĩa từ L’Adieu…
…bài “L’adieu” (Vĩnh biệt) –mà, nghe nói, Bùi Giáng đã dịch (sai) nhưng bị Phạm Duy “mượn” nguyên con để làm thành bài hát “Mùa thu chết”.’
Và xin Bison cho ý kiến về nội dung sau đây, cũng từ trên mạng:
* Hoa Thạch Thảo trong thơ Bùi Giáng và
nhạc Phạm Duy (https://hannahlinhflower2.wordpress.com/cotg-12-net-dep-hoa-thach-thao/)
Thật ra, đây là loài hoa Thạch Thảo có tên tiếng Anh là: “Heather” và tiếng Pháp là “bruyère”, hoặc còn gọi là Common Ling hay Briar, là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ của Léopoldine; tiếc thương người bạc mệnh trong bài thơ L’Adieu của Apollinaire (Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885). Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913, để tưởng niệm đến văn hào Pháp Victor Hugo và Léopoldine ); thi sĩ Bùi Giáng đã dịch và Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc .
Xin trích vài nhận xét của Bison:
‘…tôi đã từng cho rằng Phạm Duy và lời nhạc Mùa Thu Chết không đúng ý nghĩa từ L’Adieu…
…bài “L’adieu” (Vĩnh biệt) –mà, nghe nói, Bùi Giáng đã dịch (sai) nhưng bị Phạm Duy “mượn” nguyên con để làm thành bài hát “Mùa thu chết”.’
Và xin Bison cho ý kiến về nội dung sau đây, cũng từ trên mạng:
* Hoa Thạch Thảo trong thơ Bùi Giáng và
nhạc Phạm Duy. (Link trích đoạn trên đang chờ duyệt)
Thật ra, đây là loài hoa Thạch Thảo có tên tiếng Anh là: “Heather” và tiếng Pháp là “bruyère”, hoặc còn gọi là Common Ling hay Briar, là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ của Léopoldine; tiếc thương người bạc mệnh trong bài thơ L’Adieu của Apollinaire (Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885). Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913, để tưởng niệm đến văn hào Pháp Victor Hugo và Léopoldine ); thi sĩ Bùi Giáng đã dịch và Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc .
Xin cảm ơn bạn HuePhan.
Như âm nhạc cổ điển, học trò cần biết về xuất xứ của bản nhạc mới có nhiều cảm xúc khi thưởng thức nên không phải chỉ thi đánh đàn piano mà còn phải thi lý thuyết..
Khi tôi kiếm xem thạch thảo là hoa gì thì chỉ tìm thấy nguồn từ miền bắc, Họ đã dịch heather là một loại aster, rất sai là sai với heather.
Cho nên tôi chỉ thấy bài thơ đầy hương vị của một rừng hoa heather với một nhánh cuối mùa thu.
Nên đã không tưởng niệm đến văn hào Pháp Victor Hugo và Léopoldine
‘…tôi đã từng cho rằng Phạm Duy và lời nhạc Mùa Thu Chết không đúng ý nghĩa từ L’Adieu…
…bài “L’adieu” (Vĩnh biệt) –mà, nghe nói, Bùi Giáng đã dịch (sai) nhưng bị Phạm Duy “mượn” nguyên con để làm thành bài hát “Mùa thu chết”.’ ( đây không phải lời của tôi mà của t/g Người Lính Già Oregon).
Vì như đã nói tôi không rõ xuất xứ của bài thơ.
Mà tôi lại luôn trộm nghĩ rằng tựa đề Alcools cũng thích hợp vì tôi có thấy người ta có làm rươu với heather (bruyere).
Brewing with Heather beerandwinejournal. com/heather/
Have a great day with “ce brin de bruyère”
Thân mến
Hello mọi người, Bùi Giáng đây…
Đù Má đứa nào bảo ông điên,
Tỉnh táo như bay, có tiền ông cũng đé…o mua
Đời thường toàn những hơn thua,
Có tiền ông sẽ đi mua cái Lờ…..
Happy New Year to everyone and nàng Kiều của tau.
Happy New Year
Khoảng năm 1968 tôi có gặp ông Bùi Giáng vài lần tại nhà xuất bản An Tiêm trong một con hẻm nhỏ
Ông ấy cũng bình thường, người tỉnh táo, sau này ông ấy điên hay khùng tôi không rõ
Nói cho ngay thơ phú của ông không có gì đặc sắc, nhưng có một bọn nó thổi phồng lên thế thôi
Theo Ông Trần viet Long ,thì thơ của Bob Nguyễn
Hai câu đầu thì câu thứ nhất của HCM (đanh cho Mỹ cut ngụy ngào /Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn) . Bùi giáng “kêu ngạo” Hồ chí Minh ,lấy câu đầu và sửa câu thứ 2″ Đanh cho chết mẹ đòng bào MN” . Và hai câu này BOB NG lấy dẻ hoàn thành baì hơ như trên (google).
Trước 75 thỉ biết Bùi Giáng ĐIÊN .Người ta cười cợt BG vì bài thơ Lá Cồn …
Chỉ có bọn vns áo rộn bái tụng nhau mà thôi…Sau 75 BG nghe noi càng điên nặng ,giai thoại kể là ông uống say mèm ,hôi như hủ hèm ,đứng đái oở đường tự do (Catinat củ),CA tới ong lè nhè “đường tự do ự do sao không cho đái” .Có lần Ông tới sạp bán phụ tùng xe đạp và láy cái ghidong xách ngờ ngờ đi . Người bán chy theo bắt ông Ông .Ông trả nhưng càm ràm “tụi nó ăn ăp cả giang sơn ,ta chỉ lấy có chút xíu cũng bắt trả lại !”
Năm 75 có nhiều người điên ,và tôi tin họ điên thật như Nguyễn Ngu Í cung được cho là Điên trước 75….Một Đ/U VNCH được đi về nhà ,chay thăm người yêu thì thấy NN Ý đứng sát cô gái ,tay quờ quạng ,mặt sát mặt …Qua khe cửa hẹp ,nhìn thấy cảnh đó từ một đồng hương ( cả 3 đều là dân Quảng ) anh ủ rủ ra về ,trở lại đơn vị và làm Thơ gởi “nàng “.Sau đó anh biêt tích .Họ nói anh đầu hàng VC…
Trong chiến tranh vn ,có người Điên và cũng có kẻ giả điên….
Vào những ngày này, một năm nữa chấm dứt, một năm nữa bắt đầu trong cái xoay vần vũ trụ riêng nhìn trên một dãi đất hẹp điêu linh đầy những oan khiên kham khổ buồn hận, người ta lại đào mồ một người điên lên để tiếng bấc tiếng chì.
Là sao nhỉ?!
Mả BG không đẹp, làm sao một kẻ điên vô gia cư có được mả đẹp (!), thì cũng nên để cho mồ ông ta yên. Chẳng nên vì cái gì, vì cái tôi, cái ta, cái văn hoá chính trị, cái ý đồ nầy nọ…mà động đến quá khứ của một kẻ chẳng hề mưu đồ bon chen giành giựt cái gì của ai, đe doạ ai cả!
Con người thân xác của Bùi Giáng, nói cho cùng, chỉ như hèm rượu. Một đống bã tanh hôi buồn ói, chỉ để vứt đi, mà vứt cũng nên lựa chỗ kẻo gió đưa lại phảng phất cái mùi ói của mấy gã bợm nhậu. Có kẻ nghĩ sao lại đem hèm cho heo ăn, vì làm heo mập lên. Chỉ thế, cái giá trị của hèm.
Nhưng để có chất làm cho bọn nhậu ngất ngây, không thể không sinh ra hèm!
Có thời người ta muốn phá Toà Đô chính Saigon để xây mới lại. Họ cũng muốn phá nầy phá nọ nhiều thứ nữa…để xoá đi quá khứ làm nên Saigon…
Chẳng lẽ BG phải trả giá vì lỡ điên với bài thơ
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn !
Thôi đi, nghĩa tử nghĩa tận.
Có nói gì thì BG vẫn cứ là BG. Đừng hè nhau ăn theo nói leo không xót thương một kẻ điên!
Nam Mô A Di Đà Phật. Cầu ông siêu thoát…
Tôi không nghĩ rằng đây là bài thơ của Bùi Giáng. Nó có hai lỗi: Osin và chín chục triệu người.
Bùi Giáng mất năm 1998.
Ông khá sắc bén. Tôi nghĩ một lão điên gàn có máu nghệ sĩ thì hứng lên là viết, viết theo mộng tưởng ước mơ, đâu cần con số thống kê.
Phim Osin chiếu năm 1994, sau đó chữ Osin phổ biến theo cơn sốt mà phim nầy đã tạo ra trên 50 quốc gia trong đó có VN.
Mổ xẻ chi ly về một xác chết đã thành cát bụi nghĩ cũng tội nghiệp. Đúng là con người nầy khổ từ sinh thời đến chết vẫn chưa yên!
Ai muốn là tác giả của bài thơ anti + nầy thì hãy ra mặt biện luận, nếu không thì chẳng còn ai khác.
Thêm một nét thơ nữa của đống hèm kia, “Đừng tưởng”:
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ cao là sáng cứ tu là hiền.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần.
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc , cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh, cứ đình là to .
Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.
Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm dền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than …..!
Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ Hứa là Thật, cứ Tay là Cầm
Đừng tưởng cứ giặc – ngoại xâm
Cứ Bè là Bạn, cứ Dân là Lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ Đất và Nước là thành Quê Hương
Đừng tưởng cứ Lớn là Khôn
Cứ Bé là Dại, cứ Hôn… là Chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ Xấu là Ghét, cứ Vương là Tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ Bên là Gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ Tranh là Được, cứ Giành thì Hơn
Đừng tưởng Giàu hết Cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư
Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người
Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ…
Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ Thích là Yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ một giấc ngủ, chẳng may … có bầu.
Đừng tưởng cứ cầu là hên,
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình.
Đừng tưởng vua là anh minh,
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng tìm bạn tri âm,
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm,
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần,
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao ?!!!
Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm
Nhìn đi nhìn lại hóa ra cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời dần về đêm
Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn (mần, làm)
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng
Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ Quan là Có, cứ Dân là Nghèo_
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ Sang là Giàu
Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán hận chưa tan
Đừng tưởng dưới đất có vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn
Cứ sang là trọng , cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì .
Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe , lúc yếu , lúc đi lúc dừng
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước , tình sâu nghĩa bền
Ai ơi nhớ lấy đừng quên ………
Ai muốn tranh chấp tác quyền với BG, xin mời.
“Chiều trên phá Tam Giang” là một bài thơ bình-thường và tầm-thường.
Thế mà bọn “cục phân” quì lạy tôn-vinh nó:
-Bài thơ là kinh-điễn, là khuôn-mẩu, là hay nhất mọi thời-đại.
Mả bố các anh, các anh hảy chỉ cho tôi thấy:
-Kinh-điễn ở chổ nào?
-Khuôn-mẩu ở chổ nào?
-Hay nhất mọi thời-đại ở chổ nảo?
Các anh không chỉ ra được, thì các anh là bọn bịa chuyện khốn-nạn.
Chiều Trên Phá Tam Giang
Tác giả: Tô Thùy Yên
Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận.
Giờ này thương xá sắp đóng cửa.
Người lao công quét dọn hành lang.
Những tủ kính tối om.
Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm.
(Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm.
Sài Gòn không còn buổi tối nữa.)
Giờ này có thể trời đang nắng.
Em rời thư viện đi rong chơi
Dưới đôi vòm cây ủ yên tỉnh
Viền dòng trời ngọc thạch len trôi.
Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối,
Căn phòng cao ốc vàng võ ánh đèn,
Quyển sách mở sâu đêm.
Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỉ.
Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
Mà cô gái nào cũng nghĩ tới.
Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
Một cách tự nhiên và khốn khổ.
Giờ này có thể trời đang mưa.
Em đi nép hàng hiên sướt mướt,
Nhìn bong bóng nước chạy trên hè
Như những đóa hoa nở gấp rút.
Rồi có thể em vào một quán nước quen
Nơi chúng ta thường hẹn gặp,
Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ.
Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn.
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Của chiến tranh mà em không biết rõ.
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Một điều em sợ phải nghĩ tới.
Giờ này thành phố chợt bùng lên.
Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận.
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đòi
Như những mặt trời con thật dễ thương
Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi,
Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya.
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng,
Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại.
Anh yêu, yêu nuối tuổi hai mươi,
Thấy trong lòng đời nở thật lẻ loi
Một cành mai nhị độ.
Thấy tình yêu như vận hội tàn đời
Để xé mình khỏi ác mộng
Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân.
Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại !
Happy New Year to All
Tô Thuỳ Yên (TTY)
Thi sĩ, kẻ nhuốm bệnh thời khí trước tiên và khỏi bệnh sau cùng
Phan Nhiên Hạo (PNH) thực hiện
Xin phép được trích ít đoạn:
PNH: Quan niệm chung của anh về vấn đề làm mới thơ ca thế nào?
TTY: Bạn hỏi về quan niệm chung của tôi trong việc làm mới thơ như thế nào, quả tình tôi cũng ngẩn ra. Bởi tôi không hề có, ngay cho bản thân tôi, một chủ trương nhất định nào trong việc làm mới thơ. Một phần vì tự bản chất trời sinh, tôi vốn dị ứng với tất cả những thứ gọi là hệ thống hay định chế. Tôi định nghĩa tôi là một thân phận vô định. Và thơ cũng theo đó mà vô định. Vì vậy, tôi nhận thấy là mọi toan dự định nghĩa thơ nếu như có được đi chăng nữa, cùng lắm chỉ là một định nghĩa què quặt tạm bợ cho thơ, định nghĩa qua những bài thơ đã có mà thôi. Lúc nãy, tôi có nhắc qua về bản chất phiêu bạt của hồn thơ, thành thử một định nghĩa nào đó về thơ mặc nhiên chặn đứng hồn thơ lại. Và vì hồn thơ không thể bị chặn đứng lại mà không bị hủy diệt nên thơ cũng như mọi hình thức diễn đạt khác phải được làm mới, thường trực làm mới. Nội ý niệm làm mới thôi cho thơ, nghĩ cho kỹ, tự nó đã bao hàm đầy đủ lắm rồi những gì cần làm, những gì cần tránh trong bài thơ sắp tới, chớ còn chủ trương thêm phải thế này, phải thế nọ chỉ là một việc làm dư thừa nếu không nói là có khi lại bội phản thơ vì ngăn chặn thơ. Ngay cả với mỗi thi sĩ thôi, trong mỗi bài thơ đang làm của mình, theo dẫn dắt vô định của hồn thơ phiêu bạt, hắn sẽ tự chọn lựa lấy một phương cách đặc thù và cũng là nhất thời nào đó mà thôi. Có như vậy mới thật sự là làm mới, thường trực làm mới. Bằng không, sẽ chỉ là mô phỏng, ngay cả mô phỏng chính mình. Một chủ trương về thơ thật ra chỉ làm hạn hẹp không gian sinh tồn của thơ. Hãy làm thơ theo như mình cảm nghĩ. Người sáng tạo tâm niệm: cõi sống mênh mông biến ảo, liệu ta đã theo hồn thơ đi cùng khắp hay chưa? Ngay tảng đá nơi sân nhà, có những buổi sáng tôi nhìn nó thấy lạ như chưa từng nhìn thấy nó.
PNH: Sau 1975, anh đi “cải tạo” mười ba năm. Có lúc anh viết: “Hãy kể lại mười năm mộng dữ / Một lần kể lại để rồi thôi”. Anh đã có dịp kể lại cơn mộng dữ này chưa?
TTY: Chưa, nếu nói là viết hẳn một cuốn sách dày về cơn mộng dữ đó. Nhưng nếu chỉ nói chung chung thì tôi có kể loáng thoáng đây đó qua một số bài thơ của tôi. Có nhiều biến động lớn lao trong đời như chiến tranh, tù rạc… mà tôi đã chứng nghiệm nhưng rồi tôi đã chỉ nói được một phần rất nhỏ nhoi qua thơ tôi mà thôi. Ðồng ý là văn chương trong tự thể của nó tựu trung là một nỗ lực vô vọng nhưng tuyệt vời nhằm kéo dài sinh mệnh mong manh của ký ức loài người, nhưng việc viết hay không viết về những từng trải của mình hoàn toàn tùy thuộc nơi tâm cơ của từng tác giả. Vạn vật bất bình tất lên tiếng là chuyện đã đành, nhưng lên tiếng như thế nào lại là chuyện khác nữa.
Hẳn nhiên độc giả Việt Nam, nhất là tác giả Việt Nam nào mà chẳng mong mỏi một kiệt tác bề thế chiếu yêu một thời đại lầm than vừa đi qua của đất nước? Một thời đại thảm khốc thường dẫn dắt ngay theo sau nó một thời đại được mùa của văn học. Nhân loại chẳng học hỏi được ở đâu nhiều bằng từ những thảm kịch của chính mình. Quả đáng tiếc và cũng đáng xấu hổ nếu như chính chúng ta chưa hình thành nổi một giáo án tầm cỡ tương xứng. Hay là dân tộc Việt Nam vẫn chưa vùng thoát ra được cái thảm kịch mấy ngàn năm đeo đẳng của mình là chẳng thu vén đủ nổi thời lượng rảnh rang và tâm trí tỉnh táo cho những công trình quy mô đồ sộ?
Tôi cũng xin nhân tiện nói luôn: chẳng lẽ cả dân tộc Việt Nam tự mình lại còn muốn kiệt sức hà hơi tiếp cho những cái thây ma một thời được nhớt rãi rêu rao là đỉnh cao, là siêu việt, lại còn muốn khuất thân tôi mọi nối dài thêm nữa một chương hồi lịch sử lầm lạc oan khiên, để tự mình đầy đọa lấy mình thêm nữa trong đó hay sao? Và cũng chẳng lẽ đã ba thập niên qua, thời gian của hơn một thế hệ trưởng thành, vẫn chưa đủ để chúng ta khựng tỉnh cơn hả hê hào khí ngất trời ngu muội và vô sỉ, vẫn chưa đủ để chúng ta giải trừ được lòng nghi kỵ cùng sự sợ hãi như những hội chứng tâm thần trước những phải trái cần phân minh, vẫn chưa đủ để chúng ta lương thiện lượng giá phẩm cách làm người của mình, để mà can trường hồi phục được hy vọng, niềm tin và ý chí phải có của một dân tộc hay sao?
PNH: Những bài thơ sau 1975 của anh, trong khi phản ánh một đời sống khốn cùng cả vật chất lẫn tinh thần, vẫn toát lên nỗi buồn bao dung về cuộc nhân sinh: “Ta tưởng chừng nghe thời đại động/ Xô đi ầm ĩ một cơn đau”, những niềm vui rất thi sĩ: “Cám ơn hoa đã vì ta nở/ Thế giới vui từ mỗi lẻ loi”. Trong quan niệm của anh, thi sĩ là ai trong cõi đời này vậy, giữa những biến động tàn khốc của lịch sử?
TTY: Thi sĩ, ngươi là ai? Bất thần bị hỏi căn cước, thi sĩ chắc phải lúng túng thôi. Bởi chẳng như người đời thường tưởng lầm, thi sĩ vốn không có căn cước nhất định. Căn cước đích thực của thi sĩ là bài thơ hắn đã làm ra, vì vậy có thể hắn có rất nhiều căn cước khác nhau, mỗi bài thơ là một căn cước nào đó của hắn. Thi sĩ thật ra chỉ là người từng là thi sĩ của những bài thơ hắn đã làm ra, chớ không phải là người lúc nào cũng đang là thi sĩ, hay sẽ là thi sĩ. Thi sĩ không phải là một danh phận thường trực hiện hành mà là một danh phận nào đó thuộc quá khứ. Căn cước hay những căn cước của hắn, nếu phải gọi đó là căn cước thì cũng chỉ là những căn cước đã quá hạn. Nhận thức này cũng ngầm nói rằng thi sĩ là một hồn tính lang thang vô sở cư một khi đã xa lìa bài thơ quá khứ của chính mình. Hơn nữa, nói đến văn chương là nói đến quá khứ. Nếu như phải chọn một định nghĩa nào đó cho văn chương, tôi sẽ sẵn sàng chọn cái tên tựa tác phẩm À la recherche du temps perdu của M. Proust làm định nghĩa vậy. Người sống chẳng ở lại trọn đời nơi quá khứ. Thi sĩ đã mãn phần khi làm xong bài thơ. Và nếu muốn, tự hắn sẽ thoát đi, hóa thân thành một thi sĩ khác ở bài thơ sau.
Với xã hội, thi sĩ có khác người chăng chỉ ở chỗ làm được thơ cho ra thơ, thế thôi. Tôi thiết nghĩ không nên nhầm lẫn lấy sứ mệnh của thơ làm sứ mệnh của thi sĩ. Trước đây, tôi đã có lần bày tỏ đại khái là thơ có sứ mạng, thi sĩ thì không.
Với lịch sử, trước những chuyển đổi thời thế, thi sĩ của bài thơ đang làm là cơ phận nhạy cảm nhất trên thân thể cộng đồng. Hắn nhuốm bệnh dịch thời khí trước tiên và sau khi dịch thời khí đã đi qua, dường như hắn vẫn còn phải chịu đựng lâu dài thêm hậu quả của bệnh. Âu đó cũng là cái giá phải chăng mà hắn phải trả sòng phẳng cho chính bài thơ hắn đã làm ra. Nghề nào, nghiệp nấy.
Bài thơ này rất đặc-biệt.
Đặc-biệt ở chổ:
Toàn bài thơ không có câu nào dở.
Toàn bài thơ cũng không có câu nào hay.
Có vài câu kha-khá.
*
Thường thì, trong một bài thơ phải có những câu dở và những câu hay.
*
Hồi ở Tiểu-học, thầy giáo của lớp Ba mà tôi theo học, có nêu ý-kiến về Thơ:
-“Có những bài thơ Thần, có những câu thơ Thần, có những chử thơ Thần”
Thầy không nói rỏ về bài thơ Thần, câu thơ Thân, mà chỉ nói về chử thơ Thần.
-“Trong bài Lưu Nguyễn biệt Thiên-thai của Tãn Đà có một chử Thần, đó là chử “chơi” ở câu kết,
“…Ngàn năm thơ-thẫn bóng trăng chơi.”
Cho đến giờ này, tôi vẫn xem lời bàn về Thơ của thầy là khuôn-vàng-thước-ngọc.
Tôi cố-công rèn-luyện cái khả-năng nhận-biết những câu thơ Thần, những chử thơ Thần, nhưng chưa làm được, và có lẻ là chẵng bao giờ làm được.
*
Gần đây, bọn Việt Cộng nói là:
-Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt là bài thơ Thần, với cái ý là bài thơ này do Thần ứng-tác giúp nước ta?
Có nghỉa là, câu-chử và ý thơ của bài thơ này là do Thần giáng xuống?
Có-thể là như vậy.
Cứ tin như vậy đi, ta có mất gì đâu.
Đây là nét cực kỳ vô liêm sỉ của bọn vvc: khi cần đánh đổ lực lượng tôn giáo thì chúng ăn theo nói leo lời Mác, gọi tôn giáo là thuốc phiện, và dẹp bàn thờ, đốt kinh sách của dân, tự xưng vô thần.
Khi hiện thực hoá xong câu cốt lõi nhất của Internationale, “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”, chúng lại đi lễ bái chùa chiền, xem bói toán cầu xin đoán vận mệnh xem chúng có vào tù không, ghế ngồi còn vững bao lâu…
và gọi thơ Nam Quốc Sơn Hà là thơ của Thần.
Thần, Thánh, Bồ Tát lần lượt có mặt trong chủ nghĩa xã hội của vvc. Thần thơ của LTK, Thánh THĐ, Bò tát Bác treo ở các chùa quốc doanh!
Nồng nực hôi hám và đểu!
Lâu-lâu, cũng nên cho bọn Việt Cộng 01 điễm khen, để an-ủi tụi nó.
Chê hoài, bọn nó nói mình có thành-kiến.
Những bài thơ cận đại thường kén chọn người đọc,
kén chọn giới thưởng ngoạn ,chăng ?
Bài Chiều trên phá Tam Giang ,theo tôi là một
bài thơ hay . Tôi không dám nói nó là bài thơ
hay “nhất mọi thời đại,kinh điển” ,nhưng nó hay
ở thời ly loạn ,chiến tranh tàn khốc giữa hay miền
Nam Bắc .
Cái hay ở chỗ là nó quá nhẹ nhàng ,nên thơ trong
cái hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh ,thần chết
thập thò trong mọi ngõ ngách của lòng người ,của
cuộc đời . Nói như kiểu nhà bình thơ Phạm Đức Nhì,
thì bài thơ không có “cao trào”,bài thơ chia ra bốn
khổ thơ là bốn “vũng thơ” .Bốn cái hay nhưng không
có “cao trào” cho toàn bài .
Hay là tuy không có “cao trào”,không có “thần tự” ,nhưng
vẫn len lén đi vào lòng người ,đi vào tâm tưởng,đi vào
tình cảm yêu đương của tất cả đôi lứa thời bấy giờ ,một
thời ly loạn ,không có cách rời ra được .Ai cũng thấy hình
ảnh của mình trong đó ,cái riêng trở thành cái chung cho
một thời .
So sánh với bài thơ “Khúc Thuỵ Du” của Du tử Lê, cũng
nói về tình yêu,thân phận con người trong hoàn cảnh
chiến tranh . Thì bài “Khúc Thuỵ Du” đầy kinh hoàng,
chết chóc,tàn nhẫn của chiến tranh . Người yêu mang
hình bóng của đứt đoạn,tang tóc của thần chết .
Hai bài thơ đều hay cả ,chỉ tiếc được phổ nhạc bởi hai
tay nhạc sỹ sở trường nhạc sến ,cho nên mất mẹ nó
cái khúc xương ,cái tàn nhẫn của chiến tranh .
Đọc thơ của Tô Thuỳ Yên ,lời thơ không bao giờ có
sắt máu ,có hận thù ,có “máu lửa” . Nếu có trách
móc chăng ,cũng là những lời trách móc nhẹ nhàng .
Bài thơ này, nếu xét vào thời-điễm nó ra đời, và hoàn-cãnh xả-hội lúc đó, thì đây là bài thơ hay.
Vì tôi đặt nó vào thời-điễm hôm nay, nên tôi thấy không hay.
Hảy nhìn lại hoàn-cãnh xả-hội lúc ấy, khi bài thơ này ra đời:
Tuổi trẻ miền Nam,
_vừa mới qua thời học-trò, tâm-hồn còn sạch-bong và lãng-mạn, tràn đầy mơ-mông tình-yêu đôi-lứa, những khao-khát cháy bõng khi nhìn về tương-lai, và họ cũng chính là niềm hy-vọng của đất-nước_ đả bị cuốn vào một guồng-máy tàn-phá và hủy-diệt kinh-hoàng.
Rất bất-ngờ, trong thời -gian rất ngắn, họ phải đối-diện với lựa-chọn khắc-nghiệt:
Giết người để không bị người giết, bắn người để không bị người bắn, bắn-giết để giử lấy sự sống-còn cho chính mình.
Giống như sự lựa-chọn tàn-nhẫn của những nhân-vật điện-ảnh, trong những cuốn phim nói về vùng Viễn Tây của Hoa Kỳ:
“Bắn chậm thì chết”.
Vào thời đó, đất-nước đang trong cuộc chiến sống-còn của bao nhiêu triệu con người miền Nam, tất-cả hy-vọng đều đặt lên vai lớp thanh-niên thư-sinh vừa rời ghế nhà trường.
Đất-nước đả đặt lên vai họ cái trách-nhiệm quá lớn, nhưng đất-nước không còn lựa-chọn nào khác.
Họ hiểu như vậy, nên họ lặng-lẻ làm nhiệm-vụ và lặng-lẻ hy-sinh.
Những cô gái của cái thời đau-đớn đó, cũng đả trở thành nạn-nhân, khi những chàng trai của họ khoác ba-lô lên vai, đi ra chiến-trường, để rồi tương-lai vuột khỏi tầm tay của họ. Và, có
những cô gái không biết phải làm gì, khi người yêu không trở về.
Không hay sao được, khi bài thơ khớp với tâm-trạng của thanh-niên nam-nử của miền Nam trong cuộc chiến không thể quên ấy.
Với thanh-nên-thanh-nử thời đó, thì bài thơ chính là tâm-sự của họ, vì vậy, bài thơ hay là tất-nhiên.
Không hay mới là lạ.
Chiều Trên Phá Tam Giang là bài thơ hay, của những người ở trong thời-điễm ấy.
Tôi tôn-trọng cái hay của họ, nhưng tôi có quan-điễm riêng.
*
Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận.
…
Giờ này thương xá sắp đóng cửa.
Người lao công quét dọn hành lang.
Những tủ kính tối om.
…
Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ.
Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
…
Như những mặt trời con thật dễ thương
Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi,
Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya.
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
(Với thanh-niên nam-nử thời đó, mổi câu thơ đêù hay, cả bài thơ không có câu nào dở, Tất-nhiên rồi.)
…
Những thanh-niên ngày nay, họ biết gì về cái thời khốn-khổ đó, mà dám mở miệng khen là bài thơ hay. Họ đả khen láo.
Những người không ở trong cuộc chiến tự-vệ đau-thương và thãm-khốc của miền Nam, mà khen bài thơ hay, thì rỏ-ràng là họ nói láo, nói lếu.
Tôi là người trong cuộc chiến ấy, nhưng khi tôi đặt bài thơ vào thời hiện-tại của hôm nay, tôi thấy là bài thơ không hay, vì nó không phù-hợp với hoàn-cãnh hiện nay.
Việt Cộng đang cố nhào-nặn ra cái gọi là ” Con người mới xả-hội chủ-nghỉa”, là con người mà không có tính người, đó là mục-tiêu mà Việt Cộng cố đạt đến.
Và, bọn chúng đả thành-công.
Thanh-niên, thanh-nử của nước Cộng Hòa Xả Hội Chủ Nghia Việt Nam đang trên đà băng-hoại với tốc-độ chóng mặt.
Những trai tơ, gái nóng, chân dài, hoa-hậu bán dâm, phi-công trẻ tuổi, máy bay bà già, rượu-bia thả ga, bài-bạc trăm tỷ ngàn tỷ, đỉ-điếm bia ôm, những tiệc ma-túy thâu đêm, bay lắc hàng tuần, ngáo đá đầy đường, máu lạnh từ tuổi thiếu-niên, trộm-cướp là việc làm bình-thường, trôm chó bị đánh chết…vv…
Và đặc-biệt là ma-túy.
Bọn Việt Cộng chống ma-túy giống như chống tham-nhũng.
Và, cái kết-quả?
Dỉ-nhiên là rất kinh-hoàng!
Vủ Đình Liên đả cãm-khái:
“Những người muôn năm củ,
hồn ở đâu bây giờ”
Tôi xin mượn hai câu này để bày tỏ tâm-trạng của mình.
Tôi đồng-ý với ông Trần Tưởng.
“Chiều trên phá Tam Giang” là bài thơ thời-cuộc.
Ra khỏi thời-điễm mà nó dùng để làm nền, thì không còn hay.
Bài thơ hay,
là bài thơ phải hay ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi có trí khôn.
Tôi mang còm này lên đây cho rộng chỗ đánh máy.
Trích, “Hồ Bê Tông (HBT) 11/01/2022 at 16:47
“Chiều trên phá Tam Giang” là bài thơ thời-cuộc.”
Chung quanh âm nhạc văn chương, văn hóa, văn nghệ v.v. luôn là thời cuộc lịch sử đã xảy ra. Eternally.
Tôi không theo dõi thời cuộc ngày xưa. Bây giờ thỉnh thoảng xem một ít.
Nhân dịp HBT nói về bài thơ tôi đã tìm đọc, hôm nay xin đọc lại và ghi thế này:
Trọng bài thơ 2 câu “Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi” và có 1 câu “Anh yêu, yêu nuối tuổi hai mươi” và “Thấy tình yêu như vận hội tàn đời” Với câu cuối “Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại !” Tuổi 20 những năm còn trẻ đau thương là tình yêu còn mãi.
Tôi cũng không là người theo dõi văn học VN ở VN, nhưng thời đó cũng nghe bản nhạc: “Chúng tôi có 20 năm làm tuổi trẻ”, tìm ra tác giả là Vũ Thành An (VTA). Theo tôi bài hát này, mượn từ lời và ý thơ “yêu nuối tuổi hai mươi” mà tình yêu hay là tuổi hai mươi của tác giả hoàn toàn đau khổ vì chiến tranh, “huy hoàng của thất bại” của Tô Thùy Yên.
VTA trong bài “Chúng tôi có 20 năm làm tuổi trẻ” lời rất nổ như bom đạn chiến tranh, đếm người đã chết. Ngày nay lời nhạc này vẫn có ý nghĩa gì? Là một lễ tưởng niệm. Cho VN, cho những tuổi 20 ngày ấy.
Tôi có theo dõi một ít về VTA. Theo tôi VTA có lẽ là người theo thời cuộc để may ra kiếm ít nhiều danh lợi. Nhạc của VTA, về những bài không tên, có người (không phải tôi) tôi có đọc qua, không có bằnh cớ, từng cho là nhạc hay, nhưng lời thì chả ra làm sao, trừ khi vay mượn. VTA từng ở tù cải tạo, có tài liệu cho rằng ông tố bạn tù để có chút tiện nghi, ông theo đạo, là thầy phó tế ở Mỹ. Ông về VN 2017, 2019. Có lẽ đã về nữa nếu không có luật hạn chế lưu thông của covid 19 ? Phải hỏ chính VTA thì mới biết. 2014 nhạc VTA được phép biểu diễn và ông sáng tác nhạc đời sau 20 năm không viết. Còn đâu là: những tâm tình từ: “Rồi hôm nay nhìn nhau mà khóc nức …Rằng mai đây …Việt Nam ơi !” của những tuổi 20. Hôm nay, có nhìn nhau, có còn tưởng niệm: Việt Nam ơi!
Nhưng mà ai là người có thẩm quyền phán xét.
Dies irae – Dies illa The day of wrath, that day Ngày Phán Xét ấy
Quantus tremor est futurus How much trembling there will be Bao nhiêu run sợ sẽ là
Quando judex est venturus When the judge comes Khi ngài thẩm phán tới
Cuncta stricte discussurus And strictly examines all things Và xét đoán khắt khe tất cả
“Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại !” Tuổi 20 những năm còn trẻ đau thương là tình yêu còn mãi.
God Bless Us All. Dona Nobis Pacem Grant Us Peace
*Tôi có ghé thăm nhà thờ Latin ở Vancouver. Về đây, đầu óc mang theo nhiều ý nghĩ.
Vủ Thành An có cái Quốc-tổ Vọng-từ nằm ở đường số 1 (First) San Jose, Cali, USA
Cái vọng-từ này giúp An no đủ và cái túi cũng rũng-rĩnh.
“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm,
như con mèo ngái ngủ trên tay anh…”
Mả bố chúng nó, thơ với thẫn kinh-tỡm như thế, mà bọn nó rối-rít xưng-tụng lên tận mây xanh.
“…Người em tóc vàng sợi nhỏ,
chờ mong chín đỏ trái sầu…”
Hai câu này hay hơn “…con chó ốm…” hàng chục lần.
“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm,
như con mèo ngái ngủ trên tay anh…”
Tôi cho rằng có thể hai câu thơ tự nó không hay nhưng lại rất hay vì nói về tình sử của đám cưới đơn giản nghèo khó của nhà thơ Nguyên Sa và vợ tên Nga, bền vững từ ngày ở Paris cho tới ngày chết. Đầy tính nhân bản.
Thân mến.
Giáng Điên và những “cục phân”!
Bọn “cục phân” XHCN đạp phải cứt bọn “cục phân” VNCH.
Đơn-giãn chỉ là Gíáng bị điên.
Lê Nin nói:
“Trí-thức là cục phân”.
Mao Trạch Đông nói:
“Trí-thức không bằng cục phân”.
Hai con quái-vật này quả là ‘Thiên-tài nhận-định’.
Nếu Hồ Chí Minh mà bị điên như Bùi Giáng, thì bọn “cục phân” XHCN sẻ ‘ca’ như thế nào nhỉ?
Có ai nhìn thấy Bùi Giáng lang thang ở ngoài đường phố ,thì không
thể bảo là Bùi Giáng giả vờ điên cả . Giả vờ được như vậy ,thì đúng là
một kép hát thiên tài . Nếu không cho là Bùi Giáng điên nặng ,thì cũng
là người “bất bình thường”.
Thơ ca của Bùi Giáng ,nhiều người thấy hay ,nhiều người không đọc
được . Thơ ca sau này kén chọn người thưởng thức chăng ?
Những bài thơ kia ,ông làm vào giai đoạn nào ? Khi vừa chớm điên,hay
khi vào giai đoạn quá nặng ? Tất cả cứ trộn lẫn vào nhau bởi những
“giai thoại” truyền miệng .
Nghề “nổ “và nghề “phét”, trí thức XHCN là tổ sư . Không lạ gì khi
mấy anh giảng sư ,phó tiến sĩ ,tiến sĩ chạy đầy đường của Vẹm bốc
thơm Bùi Giáng bằng những thứ ngôn ngữ nổ “tận đỉnh điểm” là
Điên …sang trọng ,thì cũng chả có gì khó hiểu .
Cái thói đời ,dốt hay nói chữ .
Một ông cử Văn Khoa Saigon nghe nhiều người ca Bùi Giáng bảo:
Người ta khen thơ Bùi Giáng hay ầm ĩ, MÀ TÔI CHẲNG BIẾT NÓ HAY Ở CHỖ NÀO!
Có lẽ mình nghĩ chưa tới, cái hay của nó siêu đẳng quá, người trần mắt thịt như mình không biết, thôi cứ để cho bà con ca ngợi
Anh nói đúng đấy. Tôi nghe hàng giờ những bản concerto, symphony của các tác giả thế kỷ 18, 19 nhưng nghe tới các giọng soprano là tôi tắt máy. Không biết nó hay chỗ nào.
Tranh lập thể cũng vậy, tranh Pablo Picasso cho không cũng không lấy nếu kèm điều kiện cấm bán!
Happy New Year
Tui thích câu: “tranh Pablo Picasso cho không cũng không lấy nếu kèm điều kiện cấm bán!”
Vì tôi đã từng coi bản chính, trong một cuộc triển lãm, vài chục bức tranh của Picasso, chả thấy nó ý nghĩa gì. Hỏi người bạn đi cùng nó cũng ất ư, lắc lắc cái đầu. Và tôi cũng đã từng nghĩ có cho cũng chả thèm nếu cấm bán.
Không biết sao chứ tôi lại thích một số bài thơ của Bùi Giáng. Còn Phạm Công Thiện? Tôi nghĩ chính ông ta cũng chả hiểu ông ta viết cái gì. Chữ nổ lốp đốp, nhưng không có nghĩa.
Cũng có người nói Bùi Giáng cố tình làm như vậy( điên ) để mình khác biệt với các nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà văn khác để trội nổi hẳn lên. Thật vậy nếu BG không kỳ kỳ cục cục như vậy thì BG chìm lẫn trong biết bao nhà thơ, nhà văn , nhà dịch thuật bởi chất lượng văn học của BG nói chung chỉ ở mức trung bình .Cũng không có trường hợp lúc tỉnh lúc điên và khi tỉnh thì BG làm thơ , viết văn dịch thuật bởi nếu là tâm thần thì càng dùng cái đầu để làm việc ( lúc tỉnh ) thì càng đau đầu không thể nào hoàn thành hàng chục tác phẩm ( chất lượng trung bình)như BG làm trong cuộc đời! Cũng có người so ví cung cách BG giống như ông Vũ CEO của cà phê Trung Nguyên :cũng có khá nhiều người giàu có, lập đồn điền trồng cà phê , bán cà phê , xuất khẩu cà phê ngon, nông sản nhưng ông Vũ được đặc biệt chú ý bởi ông có cung cách sống, nói chuyện, cảm nghĩ trông điên điên khùng khùng ! Mà thôi thế mới là đời , đa dạng !