Vài kỷ niệm

10

Tôi thật đau buồn được tin cụ Đặng Văn Việt từ trần. Người bạn thân ấy, mỗi lần ghé Hà Nội tôi đều đến thăm. Lần chót chúng tôi gặp nhau là ngày 19 tháng hai 2018. Dưới đây, tôi xin trích lại những dòng ghi chép của tôi sau cuộc hội ngộ cuối cùng ấy.

« Vẫn ngổ ngáo và niềm nở như mọi khi. Ông cưỡi cái xe ba bánh che bạt chạy bằng điện quà tặng của bạn bè. Bộ quần áo xám nhạt, hoen ố, gắn huy hiệu Võ Nguyên Giáp, mũ cát két xanh sẫm.

Chúng tôi ôm nhau. « Menras, năm nay tôi trăm tuổi rồi đấy ! ».
Nhà 125 phố Minh Khai, Hà Nội. Cuối ngõ nhỏ, một cái sân bao quanh bởi mấy chung cư xập xệ. Ông đậu cái xe ba bánh ở dưới sân, nhiều khi để luôn cả cái cặp đựng tài liệu trên xe, dẫn tôi leo cầu thang, dọc theo những bức tường cũ ký loang lổ, lên lầu ba, tới tấm cửa sắt của « BT 205 » (BT là… Biệt Thự đấy !). Hai căn phòng nhỏ ở cuối một hành lang hẹp.

Ông pha trà. Rót rươu vào một chén nhỏ.

Năm năm liền, ông viết một cuốn sách về lịch sử quân sự Việt Nam, nhưng việc xuất bản gặp phải những chướng ngại hành chính và chính trị. Viện Lịch sử Quân sự vừa xuất bản bộ Quân sử 15 tập. Một công dân cá thể không thể công bố một bộ sử như vậy được, đó là công việc của một viện, của Đảng… ». Một nữ bác sĩ đã hứa đóng góp tài chính để xuất bản cuốn sách của ông, và nói chỉ cần chỉnh sửa đôi chút là cuốn sách có thể nhận được một giải thưởng quốc tế. Ông cũng tin chắc như vậy. Đến giờ ăn, chúng tôi thận trọng từng bậc bước xuống cầu thang, đợi taxi đến đón chúng tôi tới tiệm ăn mà ông gọi là « bít tết Napoléon ». Tôi mượn cửa hàng bên kia đường một cái ghế nhựa để ông ngồi đợi. Ông ngồi chờ ở góc phố, đợi mãi taxi vẫn chưa tới, ông đứng dậy, leo lên ngồi trên cái xe mô tô đậu gần đó. Quán Napoléon đóng cửa nghỉ tết.

Tới quán Lục Thủy gần hồ Gươm, chúng tôi ngồi bàn ngoài hè. Ông nhận xét « Việt Nam đang phát triển ». Vào bữa, ông làm một đĩa « T bone steak » nhập từ New Zealand và kiên trì chiến đấu tới cùng, chỉ ngừng vài lần để cụng ly rượu vang đỏ Chilê. Chúng tôi kết thúc bữa ăn bằng ly kem và một cốc « Irish Coffee ». Người chiến sĩ mang đầy thương tích trên người ấy có thể đọ sức với mọi tướng lĩnh bụng phệ trên thế gian này. Ông cụ mạnh khỏe, khang kiện về mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần.

«Khác với chúng nó, 70 năm tuổi Đảng tôi chưa hề ăn cắp một xu nào của nhân dân». Thời khóa biểu hàng ngày của ông ? « Sáng dậy, một giờ thể dục. Sau đó đi nhảy và ăn sáng, một giờ rưỡi… Cả ngày viết sách, rồi một giờ học tiếng Anh».

«Cảm ơn chú đã mời tôi tham gia cuốn phim của Đào Thanh Tùng « André Menras : một người Việt ». Thế là hình ảnh tôi được lưu trữ trong kho của Quân đội », ông cả cười. « Đảng này đang cản trở sự phát triển của đất nước. Khuất phục Trung Quốc. Tôi là một người lính bị bỏ quên. Không phải nhân dân, mà là lãnh đạo bỏ quên ».

Giao tranh với quân đội thực dân 120 trận, «con hùm xám đường 4 » đã đánh thắng 116 trận. Nhiều tù binh Pháp bị bắt không bị các đơn vị dưới quyền ông hành hạ. Nhiều người đã tỏ lòng biết ơn, thậm chí khâm phục ông. Ông đã viết 21 cuốn sách. Ông cười vang khi kể cho tôi nghe chuyện quân tàu (Tưởng) giải giới quân Nhật. « Khi viên sĩ quan Nhật hét to, ra lệnh cho quân lính trao nộp vũ khí, thì quân tàu hoảng sợ, toan bỏ chạy ». Ông kể cho tôi nghe chuyện nạn đói 1945 ở Hà Nội, thời ông là sinh viên y khoa… Chuyện ông không được tham gia trận Điện Biên Phủ, nơi trung đoàn của ông bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, còn ông thì bị gửi sang học quân sự ở Trung Quốc. Kể chuyện về hưu phải trồng rau đem bán ngoài chợ. Kể mà cười tửng tưng, coi những chuyện bị đối xử tàn tệ vì lý lịch « xấu » ấy là chuyện của ai khác. Ông nói : « Kể ra chú với tôi, cả hai chúng ta đều hơi khùng. Chú thì cắm cờ và rải truyền đơn trước quốc hội Sài Gòn, tôi thì cắm cờ trước hoàng thành Huế với một khẩu súng Colt không đạn ». Tôi trả lời cờ của tôi còn có màu xanh, cờ của ông thì không. Và chúng tôi cả cười.

Lương hưu của ông mỗi tháng mười triệu đồng (340 EUR, chú thích của Diễn Đàn). « Cũng nhiều đấy, nhưng tôi còn phải giúp năm gia đình nghèo… Riêng tôi chả cần gì nhiều ».

« Chỉ thích nhảy: boston, valse, tango, còn bọn kia – ông chỉ sang bên kia hồ Gươm nơi tượng đài Lý Thái Tổ – chúng bày ra chuyện nhảy để bịt miệng những người yêu nước ».

Chia tay ông, tôi không biết đó là cuộc gặp cuối cùng. Tôi nhớ tới ông với tất cả sự kính mến đối với một người Việt Nam phi thường, chân chính và khiêm cung, một con người mà sử sách chính thức của một đảng phái vô ơn và bội bạc đã muốn quên đi. Vô phương. Tôi còn giữ cặp mắt kính cũ mà ông đã cho tôi khi cặp kính của tôi bị cán vỡ trong một tai nạn giao thông. Tôi thấy rõ, nhờ cặp kính ấy.

André Menras – Hồ Cương Quyết

Nguồn: Diễn Đàn

10 BÌNH LUẬN

  1. Thằng Cọng Phét đâu rồi mày có nghe tin cô gái vị thành niên dân tộc Gia Rai tên H Xuan Siu đi xuất khẩu lao động bị hành hạ đến chết ở Arad Saudi không. Đảng anh hùng của mày đâu mà để dân phải đi làm đầy tớ người ta để bị hành hạ nhu vậy.

    • Tay này thật là phản động và ngu dốt, tàn dư của Mỹ Ngụy để lại. Tình trạng nhân dân lao động bị hành hạ đến chết thì ngay tại Việt Nam còn đếm không xuể thì làm sao ta có thể bước ra thế giới để…lượm thêm xác chết?
      Muốn làm to chuyện thì cũng phải xem mặt đối tượng chớ! Thằng Mỹ, thằng Hàn, thằng Nhật, thằng Úc, con Đức, con Đài Loan…thì có tiền, có luật. Đàng này là Saudi, dân chơi Sa Mạc, con cháu của Mù Hôi Mép chỉ tin vào lưỡi gươm và….bom tự sát. Đi thưa nó thì nó cúp khoản nhận lao động từ Việt Nam là chết cả nước. Thôi thì gia đình cứ an tâm. Nhà nước ta sẽ có chính sách hổ trợ cho gia đình nạn nhân. Chỉ cần chút ít kiên nhẫn, đợi nhà nước ta hoàn tất việc chi tiền cho dân nghèo trong dịch Covid. Một khi mọi người đã nhận đủ tiền từ TV và…báo Nhân Dân thì gia đình bắt đầu làm đơn là vừa.

  2. Ông này biết rõ cộng sản tàn độc và phá hoại đất nước và dân tộc nhưng không dám nói , ngậm miệng vì ích kỷ mặt mũi như Võ nguyên Giáp , xem ra chẳng đáng mặt anh hùng .

    Nếu so sánh ông với những tù nhân lương tâm chống CSVN hiện nay hay các tay đang làm truyền thông phản biện tại VN , thì sự can đảm và công trạng của ông chẳng đáng sá gì cả .

    Người tài nhưng không lúc cần lại im lặng xem ra cũng chẳng đáng ca ngợi chi cho tốn chữ nghĩa bút mực .

    • Đúng vậy…Tôi đồng ý với bạn…Vì giờ nầy mà còn đeo huy hiệu Võ nguyên Gíáp thì biết ông ta đã lạc đường vào lịch sữ rồi. Giờ nầy ai cũng biết con hùm xám đường số 4 chỉ là hư danh.

  3. Đặng văn Việt ,một “bình Vôi” trăm tuổi. Ai muốn biết,bình vôi lâu năm như thế nào xin ghé vào “Trăm hoa đua nở” để đọc truyên ngắn bình-vôi của nhà văn Phan-khôi. Ở quê,nhất là ở Miền Bắc dưới gốc cây đa,hoăc dưới chân những miếu thờ dọc đường,rất nhiều bình vôi lâu năm nằm lăn lóc,vô dụng vì càng lâu miệng càng nhỏ ,vôi lấp hết,không thể lấy vôi mổi khi ăn cau trầu! DVV củng vậy thôi,vất xó rác,còn xài gì được nửa ??

  4. Hồ Quen Quét?…Tôi khinh thường những “thèng” (Tây) lấy họ Hồ chỉ để chứng tỏ mình.. ….cuồng Hồ.

    Eh! Ăng đờ Rê ! “moa” nói cho “toa” biết, Muốn được công nhận là “yêu nước CHXHCNVN”, thì ngoài yếu tố “cuồng Hồ”, “toa” phải chứng tỏ mình cũng là người “cuồng Mao” mới được, bởi vì:

    Bác Mao nảo ở đâu xa? (Oncle Mao n’est pas si loin)
    Bác Hồ ta đó chính là bác….Mao! (Notre oncle Ho est aussi oncle …Mao)

    Phiên âm Annamite:

    Ông (cờ-lờ) Mao nét pá si loanh..
    Nốt (trờ) ông (cờ lờ) Hố é ốt-sì (ông-cờ-lờ) Mao!

    “Toa” cuồng Hồ mà không “em mê …bú cu” bác Mao thì “toa” không thể là người “pa tri ốt”” theo đúng tiêu chuẩn được. (he he he …kiểu tiếng Tây …bồi của bác Hồ ngày bác mới xuống tàu vượt biển tìm đường cứu ..đói)

  5. ông này không bị bỏ tù như Hoàng Thế Dũng hay bị đầu độc như Hoàng Van Thái, Le Trọng Tấn là may rồi. Còn than van gì nữa. Theo cọng sản thì có ngày cũng bị thanh trừng thôi. Ngụy Văn Phét đậu rồi. Nên coi chừng nghe mày.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên