Con hùm xám Nguyễn Chí Thanh

8
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang trao đổi tình hình chiến sự ở miền Nam ngày 5/7/1967. Ảnh tư liệu/VietnamNet

Năm 1983, hồi còn ở Việt Nam tôi có dịp nói truyện với một sĩ quan công binh Quân đội nhân dân, cấp bậc trung úy, hôm ấy anh nói về tình báo địch ngụy tại miền Bắc. Trước hết anh nói về vụ đột kích Sơn Tây của biệt kích Mỹ để giải cứu tù binh tháng 11-1970. Lời kể của anh có nhiều điểm lạ: hồi ấy bộ đội ta cũng thường hay tập trận gần trại tù này, cũng có xử dụng máy bay lên thẳng, Mỹ lợi dụng tình trạng đó để đưa các máy bay lên thẳng lớn vào giải cứu tù binh. Địch dùng biệt kích Việt giả làm bộ đội, ăn mặc y như bộ đội nhẩy xuống bắn loạn xạ (1), tay trong của nó (nằm vùng) cắt hết đây điện thoại nên không liên lạc được bên ngoài. Anh nói cuộc tập kích thất bại vì tù binh đã được chuyển đi từ mấy ngày trước, đây chỉ là thuyên chuyển thông thường, biệt kích Mỹ rút ngay sau đó.

Tôi tò mò hỏi: “Ngoài Bắc cũng có tình báo gian điệp của Mỹ à?”

Anh cho biết các khẩu phòng không tại Hà Nội cứ vài ngày lại phải thay đổi vị trí vì đóng lâu một chỗ bọn gián điệp của chúng sẽ báo cho máy bay Mỹ tới ném bom. Ông Nguyễn Chí Thanh, con hùm xám vừa về thăm quê nhà, có đứa báo cho máy bay Mỹ biết tới ném bom khiến ông ấy phải chui xuống hầm ngay và thoát chết.

Hồi xưa sau 1954 khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông Hà Nội tôi chỉ nghe nói đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu Tướng Văn Tiến Dũng, Thiếu Tướng Chu Văn Tấn, Đại Tá Vương Thừa Vũ… trên báo chí, đài phát thanh…. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh ít được nghe nói đến, giữa thập niên 60 tôi có thấy báo đăng hình ông ta đánh võng tại chiến khu.

Sau 1975 và tại Hải ngoại Nguyễn Chí Thanh cũng không thấy được nhắc đến nhưng ông ta có ít nhiều huyền thoại, có vẻ như một Tướng lãnh, một nhân vật lịch sử đáng gườm của CSVN. Nguyễn Chí Thanh chết năm 1967 mà người ta cho là bị trúng bom B-52 của Mỹ, phía CS nói là ông bị chết vì đau tim tại Hà Nội

Sau này tại Hải ngoại tôi có tham khảo các sách báo Mỹ, Pháp, VNCH … để tìm hiểu chiến tranh Đông Dương nhưng nhân vật Nguyễn Chí Thanh ít được đề cập tới kể cả phía Mỹ, VNCH và phía CSVN. Phía CSVN nói về tiểu sử Nguyễn Chí Thanh trong Wikipedia Tiếng Việt như sau:

Tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1-1-1914 tại làng Niệm Phò, Quảng Điền, Thừa Thiên, thuộc gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành (nguyên văn), 14 tuổi cha chết, ông bỏ học đi làm kiếm sống và nuôi gia đình.

Năm 1934 tham gia cách mạng, năm 1937 gia nhập đảng CS Đông Dương lên tơi Bí thư Tỉnh Ủy Thừa Thiên. Bị Pháp bắt giam từ 1938 tới 1943, khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 được ra tù tiếp tục hoạt động, được bầu làm Bí thư khu ủy khu IV được đi dự Quốc dân đaị hội Tân Trào (miền Bắc). Ông được đặt bí danh Nguyễn Chí Thanh và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương đảng, được chỉ định làm Bí thư xứ ủy Trung kỳ, theo dõi và tổ chức cướp chính quyền trong Cách mạng tháng 8.

Từ 1948 tới 1950 được cử làm Bí thư Liên khu ủy IV, cuối 1950 được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân, năm 1951 ông được vào Bộ chính trị

Năm 1959 ông được phong quân hàm Đại tướng

Phần tiểu sử họ nói nguyên văn về tài năng của Nguyễn Chí Thanh như sau:

“Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là “vị tướng phong trào”….

Nghĩa là ông có tài năng ở mọi lãnh vực nên Bác phong cho ông lên hàng Đại tướng 4 sao mặc dù chưa tập ắc ê ngày nào!!!

Xem ra Con hùm xám chả đi lính ngày nào, ông là đảng viên cao cấp nên khi sang quân đội phải có cấp bậc tương đương. Ngoài Bắc hồi đó có hai Đại tướng 4 sao là Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh. Cả hai ông Đại tướng không học qua trường lớp quân sự nào đều được phong quân hàm Đại tướng nhưng Võ Nguyên Giáp những năm 1950, 51.. có được Cố vấn Trung Cộng huấn luyện tại biên giới, còn Nguyễn Chí Thanh có được đi học chả biết hết tiểu học hay chưa, không những không qua trường lớp quân sự mà còn chưa đi lính ngày nào

Nhân kỷ niệm 50 năm Nguyễn Chí Thanh (1967-2017), báo mạng của CSVN có bài “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ngày cuối cùng ở Hà Nội” trang mạng Dân Việt (2017). Họ nói: Ông được cử đi B (vào Nam) từ 1964, cuối tháng 10-1966 ông được Hò Chí Minh triệu tập ra Trung ương báo cáo tình hình miền Nam và nhận chỉ thị mới, hôm 5-7-1967 chuẩn bị mai (6-7) lên đường, ăn cơm chia tay với bác Hồ.

Nửa đêm 6-7 trước giờ lên đường NC Thanh bị tức ngực vào nhà thương chết tại bệnh viện vì đau tim
Theo tin tức phía Mỹ thì NC Thanh chết vì trúng bom B-52.

Trong bài “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bài học về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Quân đội” đăng trên trang Báo Mới (2018) ca ngợi vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Nguyễn Chí Thanh là nhà chính trị viên, một đại diện của Đảng trong quân đội. Không thấy bài nào nói về vai trò quân sự của ông tại chiến trường Nam bộ chỉ thấy người ta ca ngợi ông Tướng của nông dân, được người dân yêu quí nhất.
Tình hình chính trị miền Bắc những năm giữa thập niên 60 xuất hiện một tập đoàn mới, thực sự lãnh đạo miền Bắc. Trước đây người ta cứ tưởng họ Hồ là nhà lãnh đạo CSVN nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu Tây phương mới biết vai trò của ông Hồ từ thập niên 60 trở đi chỉ có tính nghi lễ (2).

Năm 1954-1957 Duẩn được giao lãnh đạo miền Nam, Lê Đức Thọ làm phó cho Duẩn, tới 1957 Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư thay thế Trường Chinh từ chức vì Cải cách ruộng đất. Tháng 9-1960 tại Đại hội đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất. Từ 1960 Lê Duẩn được người phụ tá đắc lực Lê Đức Thọ (Trưởng ban tổ chức đảng) cài đặt dần dần tay chân bộ hạ vào bộ máy quyền lực của phe chủ chiến, đàn áp và bắt giam phe chủ hòa. Từ đó Duẩn trở thành người có quyền lực cao nhất miền Bắc.

Theo các nhà nghiên cứu Tây phương Lê Duẩn tiếm quyền của Hồ Chí Minh trong khi phía CS cho biết ông Hồ vì đau yếu nên đã giao quyền cho Lê Duẩn (họ đưa lên mạng). Giữa thập niên 60, họ Hồ thường sang Tầu chữa bệnh, Lê Duẩn nắm toàn quyền và là người có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc chiến VN. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng nghĩ là Hồ Chí Minh vì tin tưởng Lê Duẩn nên đã đề cử y vào chức Tổng bí thư nhưng không ngờ từ 1963 ộng đã bị Duẩn phản, loại bỏ ông già, để cho ông ngồi chơi xơi nước (Trần Khải Thanh Thủy: Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật chiến tranh VN)

Trên BBC Tiếng Việt (từ ngày 2-5-2006) có đăng một loạt 4 bài tham luận giá trị về Lê Duẩn, trong đó bài 4- Một di sản gây tranh cãi (19-5-2006) có nói về cuộc tranh luận giữa Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Nhà nghiên cứu Douglas Pike ghi nhận cuộc tranh cãi về chiến lược đánh Mỹ giữa hai Đại tướng bốn sao Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Năm 1966 Võ Nguyên Giáp viết một bài nói về cuộc chiến miền Nam có thể kéo dài mất nhiều năm, ông không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù.Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) bèn phản ứng, ông này viết bài đăng ở Tạp chí Học Tập nói ông tin tưởng vào chiến lược tấn công ở miền Nam (đánh chính qui) là đúng, những người chỉ trích (tức Võ Nguyên Giáp) là không logic.

Khi Lê Duẩn ra Bắc năm 1957 và đưa kế hoạch phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam, Bộ chính trị chỉ chấp nhận tạm chủ trương của Lê Duẩn, đa số chủ trương hòa bình, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước đã, trong số này có Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh. Khi Duẩn thâu tóm được nhiều quyền lực từ những năm đầu thập niên 60, cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc hơn. Tại miền Bắc hồi ấy phe ôn hòa gồm có Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và cả Hổ Chí Minh không chủ trương đánh Mỹ vì đất nước sẽ bị tàn phá trước sức mạnh hỏa lực của đối phương nhưng họ không còn quyền hành, phe hiếu chiến gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, bọn này đã năm được bộ máy quyền lực

Wikipedia tiếng Việt (Bách khoa toàn thư) có bài “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng”. Đây là vụ án chính trị do Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng Công an) chỉ đạo đã bắt giam lâu năm nhiều đảng viên quan trọng từ 1967-1973. Vụ án thể hiện tranh chấp quyền lực nội bộ đảng. Bài viết nói một phe là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, phe kia là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. Nhóm chủ hòa cho là phải xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc trước, giai đoạn 1954-59, Hồ và Giáp ủng hộ ý kiến này. Nguyễn Chí Thanh chỉ trích nhóm chủ hòa. Hội nghị Trung ương năm 1963 chính thức công nhận đấu tranh vũ trang là chủ yếu nhưng chỉ viện trợ, không đưa quân chính qui vào,

Lê Duẩn đề cao Nguyễn Chí Thanh, y muốn tạo ra hình ảnh một thần tượng quân sự mới để thay thế Võ Nguyên Giáp

Tác giả Robert Brigham trong bài “Why the South won the American war in Vietnam” cho biết đã từ lâu Võ Nguyên Giáp công khai nghi ngờ chiến lược của Tướng Nguyễn Chí Thanh. Lê Duẩn tạo cơ hội cho Tướng NC Thanh, ông ta thành công khi tạo một thần tượng mới trong Quân đội nhân dân. Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, quan điểm của ông cho rằng cuộc chiến không thể thắng lợi nếu thiếu hỗ trợ của các đơn vị chính quy lớn, quan điểm tiếp tục giữ ảnh hưởng ở Hà Nội. Từ cuối 1965 đến 1975, ngày càng nhiều các sư đoàn bộ binh chính quy được đưa từ miền Bắc vào Nam. Lê Duẩn làm giảm uy tín của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và đưa những người trung thành lên để tạo quyền lực tối cao.

Nguyễn Chí Thanh cùng một chủ trương như Duẩn, đẩy thanh niên vào tử địa để đổ dầu vào phong trào phản chiến Mỹ. Phần tiểu sử họ nói

“Nguyễn Chí Thanh là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân giải phóng với phương chấm “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Trong phim The Vietnam War, Tập ba từ tháng 1-1964 tới tháng 12-1965 cũng có nói về đểm này:

“TT Johnson gửi 50,000 quân cho Tướng Westmoreland, ông này xin thêm 50,000 người cho tới cuối 1965. Những trận đụng độ giữa Mỹ và BV thường ở trong rừng. Trong tập này một sĩ quan Mỹ nói địch đông hơn, nhưng chúng tôi có pháo binh, không quân yểm trợ, địch không có. Chúng tôi tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi một, chúng bị tổn thất nặng

Chúng đổi chiến thuật, bám sát Mỹ để họ không dám pháo yểm trợ, cái đó gọi là chiến thuật của Nguyễn Chí Thanh. Dù đổi chiến thuật, CSBV vẫn chết như rạ.

Thượng nghị sĩ Hollings tới Sài Gòn, Tướng Westmoreland nói chúng tôi giết địch theo tỷ lệ mười đổi một (We were killing people in the rate ot ten to one), khi ấy ông TNS Hollings cảnh báo Tướng Westmoreland hãy coi chừng, người Mỹ không cần biết anh giết được mười tên địch mà họ chỉ quan tâm một người lính (Mỹ) bị giết thôi (Westy, the American people don’t care about the ten, they care about the one). CSBV biết rõ tâm lý của người Mỹ quí sinh mạng con người như vàng nên Lê Duẩn cũng như Nguyễn Chí Thanh không ngần ngại lấy 10 mạng, thậm chí 15 mạng để đổi một lính Mỹ.

Duẩn và Thanh chấp nhận hy sinh và họ đã thành công ở chỗ lấy máu của thanh niên đẩy mạnh phong trào phản chiến, họ tiếp tục đẩy hàng vạn thanh niên vô tội vào chỗ chết, đó là cái huyền thoại Nguyễn Chí Thanh.

Tiến sĩ Pierre Asselin trong bài “Tướng Giáp người phản đối chiến tranh” đăng trên BBC ngày 29-10-2013 cho rằng ông Giáp từ sau Hiệp định Geneve là người phản đối chiến tranh, tin tưởng vào thống nhất trong hòa bình. TS cũng cho biết ông Giáp không có công trạng gì trong cuộc chiến từ thập nhiên 60. Tôi nghĩ ông Giáp chống cuộc chiến tranh với Mỹ cũng như Trường Chinh và Hồ Chí Minh, chính phía CS cũng công nhận như vậy, nhưng nếu nói ông ta không có công trạng gì trong cuộc chiến thật là không đúng.

Năm 1968, Tướng Giáp không liên hệ gì tới trận Mậu Thân nhưng trận tổng tấn công mùa hè đỏ lửa năm 1972 do ông chỉ huy (3), chiến dịch Tổng tiến công mùa xuân 1975 cũng do ông chỉ huy (4) và cả trận chiến tranh tại biên giới Việt Hoa năm 1979 cũng do ông điều binh khiển Tướng.

Mặc dù Lê Duẩn thù ghét Võ Nguyễn Giáp nhưng từ năm 1967 Nguyễn Chí Thanh chết đột ngột, Duẩn vẫn phải dùng Võ Nguyên Giáp như một nhà quân sự lão thành. Duẩn không ưa nhưng không dám triệt hạ Giáp vì ông ta vẫn còn là thần tượng của đám đệ tử trong Quân đội. Trong các trận đánh lớn 1972, 1975, 1979 Duẩn vẫn là người lãnh đạo cuộc chiến, Giáp chỉ là kẻ thừa hành.

Cho dù Nguyễn Chí Thanh còn sống, Lê Duẩn vẫn phải dùng Tướng Giap Giáp vì NC Thanh mặc dù là Tướng được mọi người yêu quí nhưng i tờ về chiến thuật, điều binh khiển tương, đúng như tư duy của Võ Nguyên Giáp: xử dụng những đại đơn vị chỉ có lợi cho Mỹ, TT Nixon nói

“Bắc Việt chọn đánh (qui ước) theo lối chiến tranh mà chúng ta quá rành…”

“… nay Hà Nội đánh theo chiến tranh qui ước với những đại đơn vị. Các sư đoàn bộ binh của chúng cùng hàng đoàn chiến xe, hệ thống tiếp liệu thành mục tiêu tuyệt hảo cho không lực của ta…”

(5)

Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới, chiến dịch thí quân của NC Thanh và Duẩn lại thành công lớn, nó đẩy mạnh phong trào phản chiến để rồi sau 1972 Mỹ phải rút bỏ Đông Dương, địch bất chiến tự nhiên thành
Nếu không nhờ phong trào phản chiến dù Lê Duẩn có đẩy thêm hàng triệu thanh niên vào tử địa cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích

Phản chiến đã cứu sống hàng triệu thanh niên miền Bắc.

Trọng Đạt
——————————

Cước chú
(1) Điểm này anh nói sai, thực ra là biệt kích người Mỹ chứ không phải VN (coi Vụ tập kích Sơn Tây- Wikipedia Tiếng Việt)
(2) Về vấn đề này tôi đã nói kỹ trong hai bài: “Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam”, “Đề cương cách mạng miền nam, sự hình thành của tội ác”, ở đây tôi chỉ nhắc sơ qua
(3) Ông đã kể lại trong bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh VN” của Trần Khải Thanh Thủy
(4) Văn Tiến Dũng kể lại trong Đại Thắng Mùa Xuân

(5) No More Vietnams, trang 144, 145, nguyên văn …
”The North Vietnamese had chosen to fight the kind of war we fought best…”
“…Its infantry divisons, tank columns, and logistics system all made perfect targets for our air power.. .”

8 BÌNH LUẬN

  1. “Tài” điều binh khiển tướng bết bát như Nguyễn Chí Thanh mà CSBV gán cho từ “hùm xám” thì quả là bố láo, nhưng nếu chúng ta hiểu theo nghĩa tương đối thì nó cũng có phần nào xác thật, chứ chưa đến nỗi gọi là đại ngôn.

    Trước mắt một bọn chuột chũi và ếch nhái bát nháo thì quả thật một con mèo tầm thường vẫn rất to tát so với chúng, có quyền sinh sát chúng vì bất kỳ lý do gì nên chúng phải nể sợ. Sợ đến nỗi dù biết nó là con mèo mà vẫn phải tâng bốc, gọi nó là “hùm” thì may ra yên thân. Thân phận của người miền Bắc thuở ấy quả không kém gì loài chuột bọ, côn trùng, có khi cũng chưa bằng con sâu, cái kiến! Cho nên, dù họ có trơ trẽn tôn con mèo Nguyễn Chí Thanh lên thành con “hùm xám” thì cũng vì hoàn cảnh, chúng ta không nên trách họ!

    Nhưng đối với miền Nam, “hùm xám” NCT chỉ là một thứ mèo lười biếng, chuyên xúi chuột bọ, ếch, nhái, sâu, kiến đi trước chết thay để hắn lập công, nghĩa là tài “điều binh khiển tướng” của y cũng chỉ có bây nhiêu, như bao nhiêu “tướng lãnh” khác của cái gọi là QĐNDVN.

    Mèo như NCT chỉ đáng cho dân miền Nam bắt đi ăn c… khi nhà không có chó, chứ “hùm” với ai ?

  2. Người ta đồn câu thơ này của NCT khi ông phụ trách làm thủy lợi nông nghiệp hồi xưa ở miền bắc:
    Nghiêng đồng đổ nước ra sông
    Vắt đất ra nước,thay trời làm mưa !
    Đúng là khẩu khí của một anh bần cố nông (vô sản) muốn đội đá vá trời mà không cần để ý gì đến những quy luật thiên nhiên.
    Nhà thơ Bút Tre (?) có viết câu thơ diễu như sau :
     …anh về phân bắc,phân xanh đầy đồng…”
    “anh” đây là NCT đấy !

  3. Vừa vừa thôi mấy cha nội. Cứ vẽ rồng rắn thêm cái “huyền thoại” như “fake news” vậy đó.
    Hùm xám cái con cọp ông giặc tao nè. Mả cha tụi bây. Mèo mả gà đồng thì có đấy.

  4. Đọc bài nầy ,tôi chả hiểu tại sao Ng chí Thanh được tặng cái biệt
    danh là “hùm xám” , ngoài cái chiến thuật “nắm thắt lưng địch
    mà đánh”.

    Đánh đấm kiểu này, phải xài rất nhiều quân để áp đảo,tràn ngập lực
    lượng của đối thủ . Kiểu đánh hai bên cùng ôm nhau mà chết ,chết
    như rạ là phải .

    Trận Mậu Thân ,cũng đánh trong lòng địch đánh ra .Khi chúng phản
    công, lực lượng áp đảo,không có đường rút ,cũng chết cả nút ,cả chùm .

    Hùm xám cái gì , mèo mướp thì đúng hơn .

    • Tại mình không ưa mấy chả nên nói vậy thôi, chớ thật ra Nguyễn Chí Thanh là một trong những tướng Hùm lừng danh của VC về tài… Xúi. Nên gọi đúng danh họ là các Hùm…Xúi mới đúng. Họ giống các tướng phát xít Nhật, Đức cứ…xúi lính nhào vô lữa đạn chết bao nhiêu chết miễn sao được quan thầy Nga, Tàu khen là được.
      Đặc biệt tướng Giáp dù về hưu rồi vẫn còn nổi tiếng khi làm bộ trưởng kế hoạch…bịt đẻ cho nên dân ta mới làm thơ tặng:
      Ngày xưa đại tướng công đồn
      Bây giờ đại tướng bịt…L tụi em

  5. Tình cờ tôi có đọc một tờ báo trong nước,nhân ngày nhà giáo chính quyền
    Quảng Nam vinh nhà giáo nhân dân Doãn Mậu Hòe,lúc đó ông Hòe gần 90! Bây giờ có lẻ đả chết.Một nhà báo hỏi Ông Hòe kỷ niệm nào mà Ông nhớ nhất trong đời làm thầy giáo.Ông Hòe trả lời ngay ,trong kháng chiến chống Pháp,ở Quân khu 5(gồm Quảng Nam-Quảng Ngải..),ông làm hiệu trưởng trường bổ túc văn hóa (xin nhớ lúc đó Ông Hòe trình độ lơp 7),đích thân ông dạy cho 7 người học trò,mà sau nầy đều làm Tướng cả ! Ông Hòe kể rỏ ràng 7 Tướng “mù chữ” ! Lâu ngày ,tôi còn nhớ trong đó có Chu văn Tấn-Nguyễn chí Thanh.Ông Hòe khen NCT thông minh ! Thầy lớp 7 khen trò thông minh !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên