Bốn điều cần biết về biểu tình

0
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Chúng ta có thể đúc kết ra có bốn điều quan trọng cần biết khi tổ chức hay tham dự biểu tình như sau:

Điều 1Mục đích của biểu tình cần phải duy nhất rõ ràng và là mẫu số chung về quyền lợi cho nhiều tầng lớp của xã hội:

Khi các bạn biểu tình, các bạn muốn gởi đến thông điệp và yêu sách gì cho chính quyền và xã hội?

Bạn muốn phản đối chế độ ban hành luật kinh tế đặc khu,  luật An ninh mạng, hay bạn muốn biểu tình lật đổ chế độ cộng sản?

Thông điệp của biểu tình cần phải rõ ràng trước khi tham dự hay tổ chức biểu tình.

Bạn không nên tham gia vào đoàn biểu tình nếu mục đích biểu tình không rõ ràng.

Nếu bạn chỉ muốn lật đổ chế độ cộng sản nhưng bạn lại tham dự vào đoàn người biểu tình chỉ muốn chế độ bãi bỏ luật kinh tế đặc khu mà thôi, bạn sẽ bị chính những người biểu tình phản đối vì bạn đã làm sai ý định biểu tình ban đầu của họ. Họ sẽ sợ hãi  ý định biểu tình  lật đổ chế độ sẽ khiến họ bị tù vạ lây trong khi về mặt tâm lý, họ chưa sẵn sàng hy sinh vì mục đích này.

Khi có hai hay nhiều nhóm tham dự biểu tình cùng một lúc nhưng lại có nhiều mục đích khác nhau khi biểu tình, nhìn bề ngoài có vẻ đồng hành nhưng bản chất của mục đích biểu tình hoàn toàn trái ngược, đoàn biểu tình sẽ tự nhiên hổn loạn, phân rã và kình chống lẫn nhau trước khi có  sự can thiệp đàn áp của chế độ.

Hai mục tiêu phản đối luật kinh tế đặc khu và muốn lật đổ chế độ cộng sản không thể hòa chung trong một cuộc biểu tình.

Đám đông chỉ có thể đi theo một mục tiêu duy nhất khi biểu tình hay tổng đình công.

Giả dụ như có hai triệu người muốn biểu tình chống luật đặc khu kinh tế.

Giả dụ như có ba triệu người muốn lật đổ chế độ cộng sản.

Để có luôn cả năm triệu người trong đoàn biểu tình để có số đông tuyệt đối áp đảo, những người tổ chức biểu tình phải nêu lên mục tiêu biểu tình có mẫu số chung cho đoàn biểu tình, trong thí dụ nêu trên, đó là biểu tình đòi truất phế Quốc Hội vì đây là Quốc Hội bù nhin chỉ vì đảng, do đảng mà không hề vì dân do dân.

Những người biểu tình muốn lật đổ chế độ cộng sản sẽ coi đây là điều đầu tiên cho chế độ sụp đổ, vì đảng độc quyền sẽ mất quyền lập pháp, cho nên ba triệu người muốn lật đổ chế độ sẽ tham dự biểu tình tổng đình công.

Những người biểu tình muốn bãi bỏ đạo luật kinh tế đặc khu sẽ coi đây là điều kiện khiến đạo luật này không thể ban hành vì Quốc Hội bù nhìn bị truất phế, cho nên hai triệu người sẽ tham dự.

Thế là đoàn biểu tình sẽ có năm triệu người như ý muốn.

Cũng vì vậy, những cuộc biểu tình kêu gọi “ruộng đất cho người cày” thì chỉ thấy có nông dân tham gia, còn người dân ở thành thị chẳng có ai biểu tình. Và ngược lại, những cuộc biểu tình đòi tăng lương chỉ thấy có công nhân tham dự mà nông dân chẳng thấy ai.

Các cuộc biểu tình như vậy đã không tìm kiếm được mẫu số chung để mọi tầng lớp xã hội tham gia. Ngược lại, những cuộc biểu tình kêu gọi “cơm áo và việc làm cho người nghèo” lại được giới lao động ở thành thị và nông dân ở nông thôn tham gia mãnh liệt đông đảo. Đơn giản, hai tầng lớp nghèo khổ này có cùng một mẫu số chung cho khát vọng sống, đó là thoát ra khỏi đói nghèo túng thiếu và thất nghiệp.

Nêu lên như thế để thấy, mục tiêu mẫu số chung cho cuộc biểu tình hay bất cứ mục tiêu nào trong cuộc biểu tình cần phải gắn chặt đến quyền lợi của tầng lớp hay giai cấp tham dự biểu tình.

Mẫu số chung về quyền lợi trong khi kêu gọi biểu tình do đó, cần rất ngắn gọn, bao quát và cụ thể, nhằm có thể tập hợp càng đông người càng tốt, càng có nhiều thành phần xã hội tham gia càng tốt, chẳng hạn như biểu tình buộc chính phủ phải lo “cơm áo cho người nghèo”, dẫn đến chế độ ở Tunisia sụp đổ.

Điều 2. Thời gian biểu tình là bạn đồng hành đầy quyển năng đem đến thành công cho mọi cuộc biểu tình:

Khi tổ chức biểu tình, kinh nghiệm đã cho thấy sự thành công của đoàn biểu tình phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tổ chức hậu thuẫn đoàn biểu tình. Bạn muốn chế độ thay đổi bản chất chính trị hay thay đổi một quyết định nào đó thì không thể nào biểu tình sáng đi chiều về, vì như vậy, thông điệp chính trị và áp lực chính trị của đoàn người biểu tình sẽ nhanh chóng “chấm hết” qua đêm.

Đoàn biểu tình có thể bị giới hạn về số đông nhưng vẫn thành công vì bám trụ nơi biểu tình dai dẳng ngày này qua ngày nọ để rồi chế độ hay chính quyền mất hết kiên nhẫn buộc phải nhượng bộ. Chế độ không thể nào để giới truyền thông cứ tiếp tục thông tin về đoàn biểu tình mỗi ngày kéo dài mãi được.

Bạn muốn Hoa Thịnh Đốn có thái độ cứng rắn hơn với Cộng sản Việt Nam về vấn để nhân quyền mà chỉ biểu tình trước Quốc Hội hay trước tòa Bạch Ốc vài tiếng đồng hồ buổi sáng, cuộc biểu tình như vậy  không thể làm cho chính quyền nao núng để lắng nghe nguyện vọng của bạn, ngược lại, nếu đoàn biểu tình tiếp tục ngồi lại tại nơi biểu tình ngày này qua ngày nọ, dù chỉ là một số nhỏ, truyền thông buộc phải lên tiếng và chính quyền buộc phải tìm cách đối thoại với đoàn người biểu tình để tìm ra một giải pháp thích hợp.

Thời gian đoàn biểu tình tụ tập càng dài lâu bao nhiêu thì sự thành công  lại càng gần kề bấy nhiêu.

Người ta nhìn thấy được một sự thành công nhất định rất hiếm hoi tại Việt Nam khi những người dân oan bị mất đất ngồi tại trụ sở chính quyền ngày này qua ngày nọ vừa khiếu kiện vừa biểu tình. Cao trào Dân Oan đòi đất đòi tiền bồi thường công bằng tại Việt Nam đã bùng phát mạnh và rồi loan ra khắp các hãng truyền thông.  Những người dân oan mất đất đi biểu tình không lôi kéo cả trăm ngàn người trong xã hội tham gia, nhưng sự bám trụ nơi biểu tình  dai dẳng của họ đã khiến chế độ Cộng Sản Việt Nam vô cùng nhức nhối, đã phải hết sức chật vật để hóa giải áp lực từ những người dân oan mất đất khiếu kiện đi biểu tình , thậm chí buộc phải đóng cửa sớm triển lãm về sự thành công ngụy  tạo của Hồ Chí Minh trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, đã làm hơn cả trăm ngày người bị thiệt mang, để né tránh sự tụ tập “trường kỳ” của những người dân oan mất đất trước cổng nơi triển lãm.

Các cuộc cách mạng bùng nổ ở Ai cập, Tunisia, vân vân, không thể thành công nếu đoàn người biểu tình rời khỏi nơi biểu tình sau vài tiếng tụ tập để về nhà. Thực tế, những người biểu tình ở Ai cập, Tunisia đã bám trụ tại nơi biểu tình ngày này qua ngày nọ, và một khi chế độ không còn cách hóa giải, áp lực chính trị từ đoàn biểu tình đã khiến quân đội và lực lượng an ninh hết cách mà buộc phải quay ngược lại bắt bỏ tù những kẻ cầm đầu chế độ theo ý nguyện của đoàn người biểu tình để vãn hội trật tự cho quốc gia.

Hãy tổ chức chu đáo về hậu cần để các cuộc biểu tình có thể kéo dài từ ngày này qua ngày nọ, thành phố suốt đêm không ngũ, đường phố suốt đêm không ngũ, thì áp lực chính trị của đoàn người biểu tình, dù là ít người vẫn mạnh hơn vạn lần một lực lượng cả trăm ngàn người người tham gia biểu tình nhưng đến chiều thì ai về nhà nấy.

Thật là một điều thú vị nữa là bất cứ một cuộc biểu tình nào muốn thành công, nhóm tổ chức không những tìm cách vận động để có số đông tham gia mà còn vận động để xin xã hội giúp đỡ hậu thuẫn cho biểu tình được tiếp tục dài lâu.

Có một điều lạ là sẽ có rất nhiều người trong xã hội không muốn tham gia biểu tình nhưng lại sẵn sàng  giúp đỡ nước, đồ ăn, nơi vệ sinh cho những người biểu tình. thậm chí cả cứu thương cho những ai bị thương tích khi biểu tình.
Những người này có thể họ không màng đến đấu tranh nhưng họ giúp những người biểu tình chống lại chính phủ vì lòng nhân đạo từ tâm bình thường trong tâm lý ở mỗi con người.  Có rất nhiều dân oan mất đất tại Việt Nam đi biểu tình lẻ loi ngoài trụ sở công quyền được người qua lại cho nước, cho đồ ăn và cho tiền. Những người giúp đỡ này có thể tham gia cùng biểu tình nhưng họ không thích, không muốn hoặc mục đích biểu tình chẳng liên quan gì đến họ nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ những người biểu tình.

Cho nên sự khôn khéo của ban tổ chức biểu tình không phải chỉ là ở chỗ cố lôi kéo kêu gọi càng đông người tham dự biểu tình càng tốt mà còn khôn khéo ở chổ kêu gọi cả xã hội rộng lòng thương giúp đỡ để cuộc biều tình được kéo dài “trường kỳ” khiến chế độ hay chính quyền phải thay đổi hoặc sụp đổ. Nhiều cuộc biểu tình, do lời kêu gọi giúp đỡ quá xúc động, đã khiến cả những người ở vùng xa hay ở quốc gia khác tham gia vào giúp đỡ như ai cũng thấy trong cuộc biểu tình có tên là “Cách Mạng Dù” ở Hồng-Kông. Nhiều người khắp nơi trên thế giới gởi tiền ủng hộ hoặc bay sang Hồng-Kông phụ giúp người biểu tình.

Điều 3:  Hãy vận dụng sự đàn áp biểu tình của chế độ để tạo ra nổi giận của cả xã hội lên chính quyền

Những người Ai Cập đi biểu tình ở quãng trường Tahrir chống chế độ độc tài  của Tổng thống Hosni Mubarak không hề bạo động, nhưng sự đàn áp của quân đội và lực lượng an ninh đối với những người biểu tình này dẫn đến thiệt mạng làm cả xã hội Ai Cập nổi giận và tràn ra đường bạo động khắp nơi, đồng thời đã khiến cả triệu người  bực tức tiếp tục đổ về quãng trường Tahrir để hậu thuẫn cho những người biểu tình đang bị cô thế trước lực lượng an ninh của chế độ Mubarak. Kết quả là giới quân nhân phải miễn cưỡng bắt Mubarak để làm dịu đi sự tức giận của cả xã hội. Chế độ độc tài kéo dài 30 năm của  Tổng thống Mubarak chấm dứt vào năm 2011.  Tuy nhiên, cuộc biểu tình lật đổ Mubarak vẫn được coi  là một cuộc biểu tình bất bạo động, tay không đối phó với an ninh quân đội của chế độ mặc dù sự thành công, trên thực tế, là do bạo động lan tràn không thể cứu vãn từ cả xã hội Ai Cập  khiến quân đội không còn lựa chọn nào khác là phải quay ngược lại bắt Tổng thống Mubarak để vãn hồi an ninh quốc gia.

Hàng triệu người ngồi tọa kháng cùng Thánh Ghandi chống Thực Dân Anh hoàn toàn không hề bạo động, nhưng nhóm tổ chức đứng cạnh Thánh Ghandi, trong đó có Nehru, đã khôn khéo dùng sự đàn áp này lôi kéo cả xã hội Ấn Hồi tức giận khiến bạo động lan tràn leo thang khắp nơi, làm Thực dân Anh vô phương vãn hồi, buộc phải nhờ chính Thánh Ghandi kêu gọi tái lập trật tự dùm, dẫn đến cơ hội hòa đàm thương thảo  độc lập  cho Ấn Hồi về sau này. Cho đến ngày hôm nay, phương thức đấu tranh của Ghandi vẫn được coi là phương thức đấu tranh bất bạo động mặc dù trên thực tế, thắng lợi độc lập sau cùng của Ấn Hồi là do quân đội Thực dân Anh không thể nào kiểm soát được tình hình Ấn Hồi nữa do bạo động lan tràn trên mọi tỉnh thành làng xã.

Cách mạng ở Đông Đức, Tunisia, Rumania, ở vùng Bắc Mỹ đều khởi đầu bằng sự phản kháng bất bạo động, nhưng lại đủ sức kích động sự tức giận của toàn xã hội khiến chế độ phải bị sụp đổ.

Riêng về sự thành lập đất nước Hoa Kỳ, khởi đầu, giới trí thức ở thuộc địa Bắc Mỹ chỉ đòi hỏi trong ôn hòa trước Thực dân Anh là cho cư dân Bắc Mỹ có quyền được cử người đại diện trong chính phủ vì người dân thuộc địa quả là có đóng thuế cho triều đình Anh quốc. Thực dân Anh không những từ chối mà còn tiến hành thẳng tay đàn áp bắn chết năm người biểu tình ôn hòa tại Boston vào ngày 5 tháng Ba năm 1770, làm cư dân không những chỉ ở Boston mà cả vùng Bắc Mỹ tức giận, tạo điều kiện cho triết gia Samuel Adams và kỹ nghệ gia Paul Revere hùng biện kêu gọi mọi người vùng lên đáp trả. Sự tức giận và đáp trả của người dân Bắc Mỹ sau đó lan tràn ra khắp mọi nơi mở màn cho cuộc cách mạng dẫn đến thành lập quốc gia mang tên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như ta thấy ngày nay.

Điều này để thấy rõ một cuộc biểu tình thành công là một cuộc biểu tình mà trong đó, những người biểu tình biết cách dùng sự đàn áp của chính quyền dù khốc liệt đến đâu gây thành sự nổi giận của cả xã hội lên chính quyền. Chính quyền càng đàn áp khốc liệt cuộc biểu tình ôn hòa bao nhiêu, thì càng là lợi thế cho những người biểu tình giành lấy thắng lợi sau cùng.

Như vậy, những nhóm tổ chức biểu tình ôn hòa không nên bận tâm nhiều về cách làm sao để đối phó với sự đàn áp khốc liệt của chế độ mà ngược lại, phải chú trọng làm sao dùng sự đàn áp của chế độ để kích động sự tức giận của toàn xã hội lên chế độ. Càng lo đối phó với đàn áp thì biểu tình càng thêm thất bại. Càng chú trọng vận dụng sự đàn áp của chế độ để gia tăng sự tức giận của xã hội dẫn đến bạo động lan tràn khiến chế độ không còn khả năng kiểm soát mới là chiến lược tối quan trọng cho những người tổ chức và tham dự biểu tình.

Bạn có thể thấy vụ biểu tình ở Bình Thuận vào tháng Sáu vừa qua được tổ chức theo dự định biểu tình ôn hòa, nhưng thái độ đàn áp của các nhân viên an ninh đã làm giới trẻ thanh niên ở Bình Thuận nổi giận. Sự nổi giận này dẫn đến trụ sở chính quyền địa phương bị những người biểu tình chiếm giữ hơn 4 tiếng đồng hồ.

Do Bình Thuận thiếu mục tiêu chính trị đấu tranh và thiếu lãnh tụ, họ đã không thể thiết lập được chính quyền địa phương không Cộng Sản. Tuy nhiên, sự nổi giận của người dân Bình Thuận là bằng chứng cho thấy, đối phó với đàn áp biểu tình từ chế độ là điều cần thiết nhưng không quan trọng bằng dùng sự đàn áp này để kích động cả xã hội nổi giận để thông điệp chính trị từ đoàn người biểu tình có thêm áp lực, buộc chế độ phải nhượng bộ hoặc sụp đổ.

Điều 4Đừng bao giờ chờ đợi chính quyền lắng nghe nguyện vọng của người dân

Những người biểu tình ở Thiên An Môn đã thất bại vì chờ đợi đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ lắng nghe nguyện vọng của họ, Tổng Bí Thư đảng lúc bấy giờ là Triệu Tử Dương lại ra ngoài quảng trường Thiên An Môn ủng hộ đoàn sinh viên biểu tình  càng làm cho ban tổ chức biểu tình tràn ngập hy vọng hão  huyền là đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ lắng nghe nguyện vọng của hàng triệu  sinh viên biểu tình. Cho đến khi đảng Cộng Sản Trung Quốc ra lệnh xe tăng tiến vào thủ đô Bắc Kinh, ban tổ chức và hàng triệu sinh viên biểu tình vẫn hoàn toàn không tin và không nghĩ là họ sẽ bị bắn thẳng tay  trong vài ngày tới, cho dù những người cộng sự của Triệu Tử Dương đã cố gắng âm thầm loan báo cho đoàn biểu tình. Hàng triệu người biểu tình vẫn không tin điều đó sẽ xãy ra, vẫn trụ bám ở quãng trường chờ đợi, hy vọng lời hứa có cuộc đối thoại của đảng để lắng nghe nguyện vọng của những người biểu tình, tạo điều kiện cho Đặng Tiểu Bình có đủ thời giờ trấn an nội bộ và tổ chức cuộc bắn giết đàn áp thẳng tay thêm chu đáo!

Do bàng hoàng vì bất ngờ khi sự việc đàn áp dã man xảy ra, ban tổ chức và hàng triệu sinh viên biểu tình đã không thể kịp thời biến sức mạnh của họ thành cuộc chính biến cần thiết cho tương lai Trung Quốc, cũng như không kịp thời có kế sách biến sự đàn áp dã man tại Thiên An Môn thành sự nổi giận cho toàn xã hội.

Thực tế, một nguyên tắc căn bản của chính trị là mọi chính quyền từ dân chủ đến độc tài không bao giờ biết lắng nghe. Chính quyền không có khả năng lắng nghe như nhiều người lầm tưởng. Chính quyền chỉ biết hành động theo áp lực chính trị. Áp lực chính trị nào mạnh và thắng thì chính quyền phục tùng ý nguyện của áp lực chính trị đó.

Các nước dân chủ vẫn đàn áp các cuộc biểu tình thẳng tay cho đến khi nào những người biểu tình biết cách gia tăng áp lực của mình lên chính quyền. Tổng thống Pháp Mitterrand vẫn sẵn sàng đàn áp thẳng tay biểu tình của các nghiệp đoàn đòi tăng lương dù ông thuộc nhóm chính trị phe tả ủng hộ nghiệp các nghiệp đoàn lao động.  Ông đã phải nhượng bộ nhiều lần trước sự đình công của các nghiệp đoàn vì ban tổ chức biểu tình đã lôi kéo được nghiệp đoàn xe điện ngầm tại Pháp tham dự, khiến giao thông tắc nghẽn nhiều ngày làm cả xã hội bị tắt nghẽn và khiến bực tức đối với đảng Xã Hội của ông gia tăng. Vì vậy, Tổng thống Mittereand đã phải đi đến hết nhượng bộ này sang nhượng bộ khác đối với các nghiệp đoàn để tránh cả xã hội Pháp bị tê liệt bất lợi cho đảng cầm quyền.

Ở Hoa Kỳ cũng tương tự, phong trào biểu tình đòi bình đẳng màu da đã bị đàn áp thẳng tay cho đến khi áp lực của phong trào bình đẳng này lan rộng quá lớn ở mọi tầng lớp xã hội, kể cả được người da trắng ủng hộ, buộc chính phủ Dân Chủ của Kennedy và sau này là của Johnson đi đến ban hành nhiều đạo luật nhằm đảm bảo bình đẳng màu da như ta thấy ngày nay.

Nếu thật sự bạn đi biểu tình và biết là mọi chính quyền không hề có khả năng lắng nghe,  vậy thì bạn phải cố gắng làm sao để áp lực biểu tình của bạn tăng mạnh để buộc chế độ phải thay đổi hoặc sụp đổ.

Bạn càng tìm đủ cách để chính quyền lắng nghe nguyện vọng của bạn là bạn đang đào hố cho sự thất bại của mình như hàng triệu sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn đang chờ chết vậy.

Kết:

Bạn muốn biểu tình có số lượng người tham gia đông đảo thì mục tiêu biểu tình phải là mẫu số chung về quyền lợi cho nhiều tầng lớp xã hội. Sẽ không có cuộc biểu tình nào thành công nếu sáng đi chiều về. Thời gian biểu tình càng kéo dài ngày này qua ngày nọ sẽ khiến áp lực chính trị từ đoàn biểu tình càng lớn mạnh, dễ dẫn đến thành công.
Đối phó với đàn áp là điều cần thiết nhưng tìm cách vận dụng sự đàn áp của chế độ để cả xã hội nổi giận lại là điều cần thiết hơn;
Nếu bạn muốn kết quả thắng lợi từ cuộc biểu tình thì đừng bao giờ trông chờ vào hứa hẹn “lắng nghe” của chế độ mà ngược lại, phải tìm cách buộc chế độ phải thay đổi thay đổi theo ý nguyện của bạn nếu chế độ không muốn nhìn thấy sự sụp đổ.

Nguyễn Trọng Dân

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên