Từ một đêm hạ chí

19
Đất nước Nauy. Ảnh Google

Từ ngày về hưu, sang sống với mấy cô con gái ở Cali, mỗi năm cứ đến đầu mùa hè, vợ chồng tôi đều trở về Nauy thăm con cháu và mấy người bạn tù cùng vượt biển đến định cư ở xứ Bắc Âu này. Ba năm rồi, vì dịch Covid-19, nên mãi đến hè này, chúng tôi mới về lại được.

Tháng sáu, trời Nauy nắng đẹp. Ban ngày không nóng lắm, về đêm không khí càng se lạnh nhưng gần như không bao giờ tối, nửa đêm vẫn còn le lói ánh mặt trời. Nauy được gọi là “Vùng Đất Mặt Trời Lúc Nửa Đêm” hay xứ Bạch Dạ (Đêm Trắng). Đặc biệt vào tiết Hạ chí, ngày 23 tháng 6, có thể nói đó là một ngày không có ban đêm, mặt trời lặn lúc 12 giờ đêm và mọc lên lại lúc 2 giờ sáng, cũng là ngày dài nhất trong năm. Người Nauy gọi buổi tối đặc biệt này là Sankthans. Và theo tập tục, người ta thường kéo nhau ra ngoài trời đốt lửa, ăn uống múa hát cho đến 3, 4 giờ sáng.

Đốt lửa vào ngày hạ chí

Về lại đây đã hơn mười ngày rồi mà người tôi vẫn còn vật vờ, ngủ gà ngủ gật, vì qua một chuyến bay khá dài, múi giờ lại khác nhau đến chín tiếng đồng hồ, nên cứ nằm dài trên phòng khách xem các trận quần vợt và bóng tròn tranh giải Âu châu.

Bất ngờ tiếng chuông cửa reo. Một ông bạn già láng giềng người bản xứ khá thân đến rủ tôi ra ngoài vui chơi cùng với gia đình anh và một số người bạn láng giềng khác. Anh ta vỗ vai tôi đùa:

– Ông bỏ Nauy đi lâu quá rồi, giờ thì phải ra trình diện bà con. Hôm nay là Sankthans của Nauy đấy. Nhiều người cứ tưởng ông quên luôn cái đất nước nhỏ bé đã từng cưu mang gia đình ông rồi đấy!

Định tìm cách từ chối, nhưng nghe anh ta nói đùa câu này, tôi thấy hơi chột dạ, hơn nữa cũng muốn gặp lại mấy người láng giềng tốt bụng dễ thương đã từng sống gần họ hơn mấy mươi năm, tôi vội khoác chiếc áo gió đi theo anh ta, mang theo một thùng bia Heineken và dúi vào tay anh ta một chai rượu đỏ của cậu con trai vừa mới biếu.

Trên một bãi cỏ khá lớn nằm ngay phía sau khu chung cư, bên một triền đồi, đã có đông người, chia thành nhiều nhóm già, trẻ với những lò nướng và các cây đàn guitar, bên ánh lửa bập bùng

Mấy người láng giềng gặp tôi ai cũng mừng, bắt tay hỏi han đủ chuyện. Từ chuyện ông Donald Trump đến chuyện giá xăng dầu và cả chuyện súng ống giết nhiều đứa học trò bên Mỹ. Có người còn nhắc cả chuyện người gốc Á bị kỳ thị và hỏi tôi có từng bị dọa nạt, đánh lén bao giờ chưa. Điều này đã làm tôi có chút áy náy, bởi ở Nauy không hề có hiện tượng tồi tệ ấy bao giờ.

Uống xong lon bia, người nóng lên, tôi đứng lên đi dạo một vòng sang các nhóm khác. Bất ngờ nghe có tiếng đàn dạo bài Hạ Trắng của Trịnh Công Sơn, điều khá lạ ở một nơi hầu hết là người bản xứ, nên tôi thử tìm đến đó. Một chàng thanh niên Nauy đang ngồi đánh đàn bên cạnh một cô gái Á châu. Tôi đoán ngay cô ta là người Việt. Bước lại gần hơn với chút tò mò, trong ánh lửa tôi nhận ra người quen, nhưng không phải cô gái Việt nam mà là chàng thanh niên Nauy, hơn nữa đó lại là một người đã từng có với tôi nhiều kỷ niệm khá đặc biệt, lý thú. Chờ tiếng đàn kết thúc, tôi vỗ tay đúng lúc anh ta cũng vừa nhận ra tôi. Anh đứng lên vồn vã bắt tay và giới thiệu tôi với cô gái:

– Đây là ông thầy của anh! Thầy dạy lịch sử chiến tranh Việt nam! Anh vừa nói vừa đùa.

Khi cô gái còn đang ngạc nhiên, chưa kịp chào tôi, anh ta cười khoe với tôi:

– Còn đây là bà chủ của tôi!

Sau đó anh đưa tay chỉ hai đứa con nhỏ đang nắm tay nối vòng tròn trong một đám con nít, phía trước, rồi hỏi:

– Tôi có nghe gia đình ông đã dọn sang Mỹ và cứ tưởng là ông ở luôn bên ấy rồi chứ.

Tôi cười:

– Không, làm sao mà chúng tôi có thể quên đất nước Nauy này được, nơi mà chúng tôi đã xem như là quê hương thứ hai của mình.

Anh ta siết tay tôi thật chặt.

Từ khá lâu rồi tôi mới có dịp gặp lại anh ta. Bởi chỉ sau ba năm đến định cư và ở trong khu chung cư này, gia đình tôi đã dọn đi nơi khác khi mua được ngôi nhà lớn hơn, đầy đủ chỗ ở và sinh hoạt cho sáu đứa con. Mãi khi tất cả các cháu đã đi học xa, chúng tôi mới trở lại nơi này, mua một căn chung cư nhỏ gần bên nhà cũ, vì vẫn còn lưu luyến với khá nhiều kỷ niệm của những ngày mới đến, và đặc biệt là một số bạn bè cùng những người láng giềng thân quen từ dạo ấy.

Thời gian còn ở trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân, tôi may mắn được học thêm một số giờ đặc biệt về ngôn ngữ Nauy để giúp làm phụ giảng và thông dịch cho các thầy cô giáo, nhờ vậy mà khi mới đến Nauy tôi đã có được một chút vốn liếng ngôn ngữ đặc biệt lạ lẫm này, tuy chưa thông thạo lắm. Cuối tháng 5/1985, ngày đầu đến định cư tôi được một nhóm phóng viên truyền hình của đài NRK đến tận nhà phỏng vấn. Biết tôi từng là một người lính miền Nam nên họ hỏi khá nhiều về chiến tranh và những năm tháng bị tù đày. Nghe họ ví von mình như là những người anh hùng Nauy chiến đấu giữ nước, nhưng bị Đức Quốc Xã bắt cầm tù trong các trại khổ sai thời Đệ Nhị Thế Chiến mà tôi thấy ngượng ngùng, bởi vì dù gì mình cũng là người lính bại trận, không giữ được lời thề và cả giang sơn để giờ phải lưu lạc đến đây cùng với cả gia đình, và ít nhiều gì, với họ chúng tôi cũng là những cành tầm gởi.

Nhưng không ngờ chính chương trình phỏng vấn này đã đưa tôi đến một cái nghề bất đắc dĩ trong lúc tôi đang tạm làm thông dịch cho Phòng Xã Hội và chờ theo học một ngành chuyên môn để xin việc làm chính thức.

Tôi được bà Trưởng phòng Tỵ Nạn Thị Xã giới thiệu một cặp vợ chồng người Nauy. Ông chồng là thầy giáo một trường trung học tại địa phương và bà vợ là y tá. Ông bà xem chương trình phóng sự, theo dõi cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình, không hiểu từ đâu, nhận ra ở tôi có những tố chất nào đó để có thể giám sát, kiềm hãm và làm thay đổi cái tính khí bất thường như một tâm bệnh của đứa con trai gần 15 tuổi của họ: hiếu động, nóng nảy, thích gây gỗ và bất cần, đôi lúc còn tự cào cấu vào người, gây thương tích cho chính mình.

Nghe họ nói, tôi phì cười. Tôi đâu phải là một nhà tâm lý học. Hơn nữa thuốc để chữa được bệnh tâm lý chính là ngôn ngữ, mà tiếng Nauy của tôi đang ở trong tình trạng ăn đong thì làm nên trò trống gì đây. Tôi mỉm cười, lắc đầu trước khi trình bày với họ những suy nghĩ ấy. Nhưng ông bà và cả bà Trưởng phòng Tỵ Nạn cứ khuyên khích, bảo tôi nên làm thử và hứa hẹn một khoảng thù lao khá hậu hĩnh trong khi mỗi tuần chỉ cần làm việc ba tiếng đồng hồ vào hai ngày cuối tuần. Họ tin là tôi sẽ giúp được, vì cậu con trai của họ cũng tỏ ra thích thú và đang tìm hiểu về tôi sau khi theo dõi cuộc phỏng vấn. Tôi ái ngại nhận lời, nhưng không dám hứa bất cứ điều gì, và cũng sẽ không nhận tiền thù lao. Xem như là dịp để tôi trau dồi thêm ngôn ngữ Nauy.

Trước khi đến nhận việc, tôi hỏi kỹ ông bà hơn về những điều đặc biệt mà cậu con trai thường làm và sở thích của cậu ta. Ông bà cho biết cậu bé từng yêu một cô gái lớn hơn nhiều tuổi, là một sĩ quan trong quân đội hoàng gia Nauy, chị của một thằng bạn học mà cậu ta bất ngờ găp được trong một đêm Hạ Chí (Sankthans). Tất nhiên cậu ta không những bị cô gái từ chối mà còn thương hại, dạy dỗ vài bài học, vì đây chỉ là tình yêu mê muội theo kiểu“Aimez-vous Brahms”. Từ đó cậu ta thất tình bất mãn, rồi đổi hẳn tính nết: xa lánh bạn bè, ngoài giờ học chỉ đóng cửa ở trong phòng, thích làm anh hùng, mê xem phim chiến tranh, thích mặc quân phục, mang kiếm, huy chương và chơi các loại súng giả, bằng nhựa. Các loại đồ chơi này bị cấm tại Nauy, nhưng cậu ta tìm mua khi có dịp đi du lịch ở các nước Âu châu khác.

Ngày đến nhận việc, để làm quen, tôi mang đến biếu cậu ta một bộ quân phục, giây nịt “TAB”và cái bi đông quân đội, tôi mua được trong một tiệm bán đồ cũ. Có lẽ đã được bố mẹ giới thiệu trước, nên khi thấy tôi cậu ta đứng nghiêm đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Điều đầu tiên tôi khá ngạc nhiên vì với tuổi gần 15, nhưng cậu ta trông cao lớn như một thanh niên đã trưởng thành. Tôi thoáng thăm dò trước khi đưa tay lên chào lại và bắt tay cậu ta.

Ngược với ước đoán của tôi, cậu chẳng tỏ ra thích thú gì với mấy món quà tôi tặng. Xem lướt qua xong, cậu vất trên chiếc ghế bành, nhíu mày:

– Mấy thứ này đã lỗi thời, của mấy ông lính già còn sót lại từ thời đệ nhị thế chiến!

Tôi cười:

– Trong quân đội, những người lính già, càng thâm niên càng được kính trọng, chứ nhiều chàng lính sữa thích ra vẻ oai phong nhưng ra chiến trường, nghe tiếng đạn bom thì nhát như thỏ đế!

Nói xong, tôi chờ đợi và đề phòng một phản ứng, nhưng bất ngờ cậu cúi xuống, hỏi:

– Nghe ông ở trong quân đội và đánh nhau tới mười năm, bị thương mấy lần rồi?

– Khoảng ba bốn lần, nhưng chỉ hai lần còn mang thương tích.Tôi vừa trả lời vừa vạch áo và ống quần chỉ cho cậu ta xem vết sẹo còn trên bụng và dưới ống chân.

Cậu ta chăm chú nhìn, đưa tay sờ trên từng vết sẹo, rồi đột ngột hỏi:

– Ngày đó chắc ông đánh giặc chì lắm, là một hero?

Tôi phì cười, lắc đầu, cố gắng tìm những từ ngữ đã học được và nói thật chậm để cậu ta có thể hiểu được:

– Không, tôi chỉ là một sĩ quan bộ binh bình thường. Những đồng đội đánh giặc giỏi của tôi thường là những hạ sĩ quan hoặc khinh binh, và đa phần họ đã tử trận hết rồi. Anh hùng thực sự là những người nằm xuống ở chiến trường. Còn sống như tôi thường không thể là anh hùng, có khi còn hèn nữa, nhất là khi bị địch cầm tù!

– Đơn vị ông chắc luôn chiến thắng và tạo nhiều chiến công?

– Đúng là chúng tôi đã chiến thắng hầu hết trên chiến trường, kể cả những trận chiến ác liệt nhất, nhưng rồi phải thua trận cuối cùng, khi chúng tôi không còn đủ đạn dược và điều kiện để phản công và lực lượng địch lúc ấy gấp chúng tôi từ 5 đến 10 có khi 20 lần. Vì vậy tôi mới có mặt ở đây.

– Nhưng đọc trên báo chí, thấy hầu hết những tướng lãnh của ông đã bỏ chạy sang Mỹ trước ngày mất Sài gòn?

– Đúng, có một số đã làm như vây trong hoàn cảnh tuyệt vọng, nhưng cũng có nhiều tướng lãnh đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng để rồi 5 vị tuẫn tiết cùng với nhiều sĩ quan và binh sĩ khác, và hơn 30 tướng lãnh khác đã bị CS cầm tù cùng với chúng tôi, hơn 15, 18 năm. Cậu có biết điều này?

Có lẽ từng xem một vài phim chiến tranh Việt nam do Mỹ hay các nước Âu châu thân Cộng thực hiện, hoặc nghe ông thầy dạy sử nào đó lếu láo trong lớp, cậu ta tỏ ra hiểu biết:

– Tại các ông theo Mỹ, mà người dân Mỹ đâu có ủng hộ cuộc chiến tranh ở đó, vì đó là một cuộc xâm lăng, phi nghĩa. Các ông thua là phải.

Tôi cười:

– Cậu cũng chịu khó theo dõi chiến tranh trên quê hương tôi đấy chứ. Thôi thì cứ tạm cho là như vậy đi. Chuyện này phức tạp lắm, hơn nữa tôi cũng chưa đủ ngôn ngữ để giải thích cho cậu bây giờ. Từ từ rồi chúng ta bàn luận tiếp. Tôi chỉ tạm xác nhận trước một điều, trong suốt cuộc chiến ấy, chúng tôi vẫn xem Mỹ là một đồng minh chiến đấu cho Tự Do, giúp chúng tôi bảo vệ miền Nam, mặc dù không ưa cái cách đồng minh kẻ cả của họ. Riêng quân đội miền Nam chúng tôi chưa bao giờ đánh ra miền Bắc, chưa hề gây thương tích hay chết chóc cho bất cứ một người dân miền Bắc nào, ngược lại chúng tôi chỉ chống đỡ các lực lượng của CS Bắc Việt xâm nhập, tấn công miền Nam dưới sự hỗ trợ đắc lực của Nga, Tàu và khối CS, giết hại hàng vạn người dân và phá hủy biết bao nhiêu công trình xây dựng, kinh tế của chúng tôi. Như vậy, kẻ xâm lăng chắc chắn không phải chúng tôi!

Cậu ta gật gù, im lặng.

Đúng là cậu bé mê chuyện chiến tranh và thích làm người hùng, nhưng may mắn là không tôn thờ, sùng bái Hitler như một số thiếu niên Bắc Âu thời ấy. Những ngày làm việc của tôi sau đó cũng chỉ kể lại các trận đánh và những năm tháng tù ngục. Tôi đưa cho cậu ta xem hình ảnh dã man trong Cải Cách Ruộng Đất, Tết Mậu Thân tại Huế, với các hố chôn người và đặc biệt là hai vợ chồng bác sĩ người Đức bị CS giết chết, Tôi cũng cho anh ta xem hình ảnh Đại Lộ Kinh Hoàng và chiến trường An Lộc, Quảng Trị để cậu ta thấy cái khủng khiếp của chiến tranh và tội ác của những người cộng sản. Tôi cũng kể chuyện của chính tôi đã từng đối xử nhân đạo với những tù binh cộng sản bị đơn vị tôi bắt ở An Khê, Kontum như thế nào, khi cậu ta hỏi tôi về nhà tù Côn Đảo mà cậu đã đọc trên các báo thân cộng tại Thụy Điển tuyên truyền.

Có lần cậu ta thắc mắc, tại sao cộng sản miền Bắc Việt Nam gây chiến tranh và chết chóc như thế mà lại được ông Thủ tướng Olaf Palme của Thụy Điển hết lòng ủng hộ, ông từng tuyên bố, nếu bất cứ người lính Mỹ nào phản đối chiến tranh Việt Nam, đào ngũ khỏi quân đội, ông sẵn sàng nhận và trợ cấp cho sang sống ở Thụy Điển. Tôi cười, bảo là cộng sản rất giỏi tuyên truyền, nên đâu chỉ có ông Palme, mà còn nhiều người Âu châu khác, trong đó có Nauy, tin và ủng hộ. Thậm chí, ngay cả một số trí thức và thầy tu, linh mục ở miền Nam chúng tôi, cũng bị lừa gạt, say mê đi theo họ, để rồi sau này hầu hết đã hối hận, nhiều người quay lại chống chính quyền CS hoặc bỏ trốn ra khỏi nước.

Tôi cố giải thích:

– Cậu thấy có nước cộng sản nào mà người dân thực sự có tự do hạnh phúc không, có người dân Tây Đức nào trốn sang Đông Đức mà ngược lại đã có hàng triệu người Đông Đức đã tìm đủ cách để vượt thoát sang Tây Đức bất chấp cả cái chết và sự tra tấn tù đầy nếu chẳng may bị bắt?

Để câu ta trầm ngâm vài giây, tôi nói tiếp:

– Tôi đoan chắc với cậu, là chỉ trong một thời gian không lâu nữa là bức tường Bá Linh bị chính người dân Đông Đức giật sập đề chỉ có duy nhất một nước Đức không Cộng Sản.

Cậu ta vẫn không ngước lên, hỏi:

– Thế thì còn Liên Xô?

– Liên Bang Xô Viết, cái thành trì của chủ nghĩa Cộng sản này cũng đang có những dấu hiệu sụp đổ, chắc theo dõi tin tức cậu cũng biết.

Cậu ta nhếch môi cười rồi hỏi tôi có muốn dùng một ly cà phê. Tôi gật đầu cám ơn. Khi mang ly cà phê và một đĩa bánh táo đến để trước mặt tôi, cậu vừa mời vừa hỏi bất chợt:

-Hơn mười năm tác chiến, chắc ông đã giết rất nhiều địch quân?

Đắn đo một vài giây, tôi ôn tồn:

-Chính tay tôi thì không, nhưng đơn vị do tôi chỉ huy thì tất nhiên là có, còn nhiều bao nhiêu thì không ai biết được. Nhưng điều này không hề làm cho tôi hãnh diện hay sung sướng gì đâu, mà trái lại, nhiều lúc còn là nỗi ám ảnh và đau xót, bởi vì họ cũng là những con người, hơn nữa lại là người cùng dòng giống với chúng tôi. Cái chết của họ cũng đau đớn như những cái chết của đồng đội dưới quyền tôi. Nhưng cậu cũng hiểu rằng, điều đau lòng đó là do chiến tranh mà chúng tôi chỉ là những người muốn tự vệ, miền Nam chúng tôi chưa hề gây chiến.

Thấy cậu ta tỏ vẻ ngạc nhiên với một chút xúc động, tôi xuống giọng:

-Vì vậy, là một người từng trải qua chiến tranh, một cuộc chiến khốc liệt và đau xót nhất, tôi thành thật khuyên cậu đừng bao giờ mơ tưởng trở thành một người lính chỉ để đi chém giết nhau. Cậu rất may mắn được lớn lên trong một đất nước thanh bình như Nauy để những thế hệ thanh niên như cậu không phải bị vướng vào nỗi ám ảnh như tôi. Theo tôi, cái chiến thắng vĩ đại đáng hãnh diện nhất của một quốc gia chính là không cần phải chiến thắng, không cần phải chém giết ai cả. Mấy vết thương mà cậu đã nhìn thấy trên người tôi đã thành sẹo tự lâu rồi nên không còn đau đớn gì, nhưng riêng nỗi ám ảnh xót xa ấy vẫn cứ còn âm ỉ mãi trong lòng tôi, và buồn thay đó là điều duy nhất còn lại sau hơn mười năm tôi đi làm lính chiến.

Cậu ta trầm ngâm giây lát rồi đứng lên im lặng nắm tay tôi.

Không biết cậu ta có thay đổi được điều gì không, nhưng sau đó cậu trở thành bạn của mấy đứa con tôi, từ khi ba cháu lớn vào học chung trường với cậu và ông bố lại là thầy dạy môn quốc văn Nauy và tiếng Tây Ban Nha. Về sau này, khi chúng tôi dọn về nhà mới gần bờ sông Nitelva, có vài lần cậu ta xuống thăm, mang theo chiếc thuyền bằng cao su (loại bơm hơi), rủ mấy đứa con tôi cùng đi dạo, câu cá dọc trên sông.

Lần cuối cùng đến gặp tôi, khi nghe tôi nói ba cô con gái lớn đã sang Mỹ và Anh học, cậu ta khá bất ngờ, đứng thẫn thờ một lúc rồi chào tôi, cáo từ. Sau này, nghe các con nói lại, dường như cậu ta “phải lòng” cô con gái kế của tôi, nhưng cháu không để ý.

Từ đó, tôi không còn gặp cậu ta. Cho đến một ngày cuối tháng 8 năm 1991, cậu bất ngờ đến tìm tôi, mang biếu chúng tôi một thùng dâu tây, bảo là cách nay mấy hôm, khi theo dõi việc Liên Bang Xô Viết tan rã, cậu ta bỗng nhớ tới tôi, nên hôm nay đến gặp để nhắc là lời ước đoán ngày xưa của tôi đã đúng. Anh ta gật gù:

– Ông đúng là một người lính già và nhiều kinh nghiệm.

Tôi cười:

– Nhưng lại là một người lính bại trận. Còn chuyện Liên Xô tan rã thì cả thế giới này ai cũng đoán trước được, chứ đâu phải riêng tôi!

Cậu ta lắc đầu cười, bảo sẽ nghiên cứu thêm về cuộc chiến Việt nam, và nhất định sẽ sang Việt Nam tìm hiểu về đất nước này cùng với hậu quả cuộc chiến mà tôi từng kể cho cậu ta nghe.

Cậu cũng cho biết là hiện đang theo học về ngành dầu hỏa tại đại học Stavanger, một tỉnh cực nam Nauy. Cha mẹ thì đã ly dị, ông cha trở về quê cũ ở cố đô Bergen và đã có người tình mới, bà mẹ cùng cô em gái vẫn còn ở chỗ cũ, thỉnh thoảng anh có về thăm.

Đêm nay, hơn 30 năm sau, bất ngờ gặp lại cậu, cũng trong một đêm Hạ chí Sankthans, khi cậu ta đã là một trung niên, còn tôi thì mái đầu bạc trắng. Gặp lại cậu, tôi cũng vui và xúc động. Đặc biệt thấy có chút gần gũi hơn khi biết cậu có vợ Việt Nam và dạo đàn thành thạo bài Hạ Trắng, cho dù từ khá lâu rồi tôi không còn thiện cảm với người sáng tác bài ca hay đó nữa.

Uống cạn thêm hai lon bia để mừng cho cuộc trùng phùng và cho cả mối lương duyên khá đặc biệt của vợ chồng cậu, tôi bắt tay từ giã sau khi nhận lời mời gặp lại hai ngày sau đó tại nhà mẹ cậu, trước khi vợ chồng trở về lại nhà ở thành phố Stavanger.

Bà mẹ vẫn còn nhớ tôi và đón tiếp khá niềm nở, hỏi thăm về đời sống của gia đình tôi và các con. Cậu kể cho tôi nghe thời gian hơn ba năm theo Statoil (công ty dầu hỏa Nauy) sang làm việc ở Việt Nam, cậu có nhiều dịp đi đó đây để tìm hiều về cuộc chiến Việt nam. Cậu may mắn làm quen với một cụ già, vốn là giáo sư đại học miền Nam, giờ phải giúp đứa cháu nội trong một sạp bán sách cũ và các loại quà lưu niệm, ở vỉa hè. Ông thông thạo cả Anh, Pháp ngữ, hiểu biết khá nhiều về tình hình trên thế giới và đặc biệt về cuộc chiến Việt nam. Ông bảo cậu, nếu thấy bất cứ người tàn tật nào lây lất bên đường, thì đó có thể là một thương binh của miền Nam lúc trước, bị chế độ này kỳ thị, đuổi xô, ruồng rẫy. Và cũng nhờ ông mà cậu ta biết chút ít tiếng Việt.

Nghe theo lời ông, nên mỗi khi trông thấy một người tàn phế nào lê lết đi bán vé số hoặc ôm đàn ca hát để xin giúp đỡ từ lòng yêu thương của khách qua đường, cậu ta đều tìm đến hỏi thăm, biếu cho chút tiền, thực phẩm hay đồ dùng cần thiết. Một hôm, cậu gặp một người đàn ông già, chỉ còn một cánh tay và một chân, chống nạng phụ giúp cô con gái trong một quán cà phê nhỏ ở một vùng ngoại ô. Tuy già nhưng tướng tá còn phương phi, nói tiếng Anh khá thạo. Cậu ta làm quen và biết ông cũng là một sĩ quan miền Nam lúc trước, từng theo học một vài khóa tham mưu tại Hoa Kỳ, tính tình thẳng thắn nhưng rất lịch sự. Sau này cậu ta trở thành con rể của ông. Cô vợ mà tôi gặp trong buổi tối Hạ chí Sankthans hôm ấy, là con gái duy nhất của ông, khả ái, thông minh và hiếu học. Được chồng bảo lãnh sang Nauy một thời gian, cô đã lấy bằng Bioingeniør (xét nghiệm máu) và hiện làm việc trong một bệnh viện.

Qua nói chuyện, tôi biết thân phụ cô nguyên là một vị thiếu tá thuộc Sư Đoàn 5 BB, bị thương trong trận An Lộc. Mẹ đã mất khi cô vừa tròn hai tuổi. Sau khi sang định cư tại Nauy, cô đã làm hồ sơ bảo lãnh nhưng ông từ chối, chỉ muốn sống hết phần đời còn lại ở quê nhà. Ông cũng đã mất hơn ba năm trước.

Khi chia tay, cậu ta bắt tay rồi ôm lấy tôi:

– Tôi có được cô vợ Việt Nam và hạnh phúc như hôm nay là nhờ ông, nhờ tôi bất ngờ thấy ông trong cuộc phỏng vấn của đài NRK trong ngày ông và gia đình vừa mới đến định cư. Và may mắn, cũng nhờ có đêm Sankthans hôm rồi mà gặp lại nhau.

Tôi cười, đùa:

– Và cũng tại một đêm Sankthans nào đó ngày xưa, cô sĩ quan Hoàng Gia trong bộ quân phục oai phong đã làm cậu say mê rồi thất tình, muốn đi lính để làm người hùng, lại là nguyên do đưa đẩy chúng ta quen biết đến hôm nay.

Bắc Âu, đêm Hạ chí Sankthans 23.6.2022

Phạm Tín An Ninh

19 BÌNH LUẬN

  1. Phải viết là NHẢM NHÍ Hồ bê tông à thay vì NHÃM NHÍ. Có 5 chữ thôi mà viết cũng sai chính tả ! Thời buổi kỳ lạ quá, thằng khôn đi học, thằng ngu cứ đòi làm thầy !!!!

  2. Anh Phét chứng minh từ báo Newyork Tímes tuòng thuật vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 về việc bỏ Pleiku và Banmethuot là NgUY SAI GON khong phải hét súng đạn mà chỉ vi HÈN NHÁT quăng súng bỏ chạy.

    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    “Nam Viet Nam đả bỏ mất vủ khi và đạn duoc trị giá hơn 1 tỉ dollars chỉ trong vòng 2 tuần. Mot số nguồn tin đáng tin cạy từ Name Viet Nam ”

    nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    Đố tên Tàn Du nào cải lại bọn NEWYORK TIMES xem nào , kekeekekekekeke.

    2/ Trích :

    “– Nhưng đọc trên báo chí, thấy hầu hết những tướng lãnh của ông đã bỏ chạy sang Mỹ trước ngày mất Sài gòn?

    – Đúng, có một số đã làm như vây trong hoàn cảnh tuyệt vọng, nhưng cũng có nhiều tướng lãnh đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng để rồi 5 vị tuẫn tiết cùng với nhiều sĩ quan và binh sĩ khác, và hơn 30 tướng lãnh khác đã bị CS cầm tù cùng với chúng tôi, hơn 15, 18 năm. Cậu có biết điều này? ”

    Phản biện:

    Lão Tàn Du NGụy này co biet là NGUY SAI GON có tỏng công bao nhieu tuóng không vậy?

    Theo nguồn của bu MẼO, Nguy SAI GON có 173 tên tuóng
    01 Thống tướng
    05 Đại tướng
    49 Trung tướng
    46 Thiếu tướng
    72 Chuẩn tướng

    Ba Muoi(30) tuóng khác bị Viet Công chúng anh bằt trong tổng số 173 tuóng tức là hơn 140 tuóng NGỤY bao gồm NGUYEN VAN THẸO cao bay xa chạy truoc’.

    con số này là ĐA SÔ’ chú khong phải là MỘT SỐ bỏ chạy truóc khi VC chúng anh vào nghen . 80% tuóng của NGỤY SAI GÒN vọt chạy truóc khi VC vào nghe chưa. Đừng có bốc phét bảo rằng ” Đúng, có một số đã làm như vây trong hoàn cảnh tuyệt vọng,”. Cái này gọi là LÁO TOÉT đó nghen.

    Tản Dư NGUY COCK còn khong biét là NGUY SAI GON có tỏng cọng bao nhieu tuóng cho nên bốc PHÉT mot cách hố hàng, hahhahahahhaahha.

    • He he he …

      Chiến thắng “chó ngáp phải ruồi” của Việt cộng mà phải trả cái giá hàng triệu thanh niên miền Bắc phải đi “chầu CáC Mác Lê Nin” thì …hãnh diện quá…

      Ngày nay đi đâu cũng thấy “nghĩa trang liệt sĩ” với hàng ngàn “mả…giả” …mà ở dưới đó chôn toàn là xương chó, xương lợn….

      Chỉ ở dưới chế độ Cộng phét – iu vẹt – thì chó và lợn mới được chôn cất trong các nghĩa trang liệt sĩ thôi, Phét nhỉ? (he he …hàng năm, chó và lợn còn được lãnh đạo đảng đến cung kính thắp nhang nữa cơ)

      Tội nghiệp, cha mẹ – thậm chí – ông bà ông vải nhà Phét …còn thua xa cả các…liệt sĩ…chó và lợn ….

      Tội nghiệp Phét hèn cay cú!

      • hehhehheh ,Ngụy Hũi lại bỏ ấp Cherry Khô nhảy vào kiếm ăn nứa, kekkekekeke.

        Anh chứng minh rành rọt rỏ ràng bằng những chứng cứ của chính bu MẼO quan thầy của NGỤY thì đô’ thằng Tàn dư nào dám cải thằng bu MẼO của chúng cho nên tảng lờ nhảy sang chuyện khác, ekekekekkeekekek.

        Ngụy hủi bảo Viet Cộng chúng anh là chó ngáp phải ruòi , hahhahahaha. Cho ngáp phải ruồi mà chien thằng lien tù tì như rứa thì thằng nào chẳng uoc mơ đuọc cho ngáp phải ruòi nhu thế.

        1/ Chó ngáp phải ruồi lần 1 đó là Viet Cộng chúng anh đánh tan thằng mất dạy THUC DÂN PÁP và bằt sống hơn 10108 tên giac PÁP công vói Ma Rốc Tây Đên. Bắt sống thằng tuóg DE CARTRIE và 11,721 thằng TÂY LÔNG và TÂY ĐEN công thêm là 3091 thằng NGỤY đánh thue cho PAP bao gồm có tên PHAM VAN PHÚ(sau này làm tuóng cho NGUY SAI GON).

        2/ Cho Ngáp phải ruồi lần 2 đó là Viet Cộng chúng anh đánh tan thằng DU CÔN MẼO và thằng TAY SAI NGỤY công thêm 6 thằng chư hầu theo bu MẼO

        2,5 triệu luọt(ROTATE) lính MẼO tham chiến tại Viet Nam
        325 ngàn thằng ĐẠi Hàn(Hàn Quóc )
        60,000 Australians(ÚC)
        40,000 volunteer soldiers to South Vietnam
        Some 10,450 Philippine Armed Forces troops were dispatched to South Viet Nam
        3000 New Zealand military and civilian personnel served in Vietnam.

        3/ Chó Ngáp Phải ruòi lân 3 đó là đánh Tan thằng POL POT đàn em của TÀU . Chi trong 3 tuần là VIET CONG chúng anh tién vào CAMPUCHIA và lập nền chinh phủ HUSEIN thân VIET NAM liền. Hhaahaha

        4/ Cho ngap phai ruòi làn 4 đó là đánh tan 600,000 quân TÀU tràn sang bien giói phia bắc và khien TÀu phải rút về trong vòng 3 tuàn lể sau dó. Cuoc chien kéo dai tói 1989 tại VI XUYÊN tỉnh HA GIANG.

        SAo NGUY SAI GON khong có cái nào Chó NGáp Phải Ruồi nhĩ? hahhahahha.

        Chuyên thú 2 mà anh Phét muôn CHỌT dám tàn du NGUY COCK đó là :

        tên Phạm tính An ninh bốc phét là chỉ có mot số TUÓNG bỏ chạy thôi vì trong tuyet vọng , so’ còn lại ỏ lại là 30 tuóng bị VC bắt., kakkakkakkak

        Hắn phét mà không có căn cứ. Hắn củng khong biet là NGUY SAI GON có tỏng cọng bao nhieu tuóng nửa cho nên bị HỐ HÀNG khi anh Phét chọt lại., kakkakakakak

        Lão Tàn Du NGụy này co biet là NGUY SAI GON có tỏng công bao nhieu tuóng không vậy?

        Theo nguồn của bu MẼO, Nguy SAI GON có 173 tên tuóng
        01 Thống tướng
        05 Đại tướng
        49 Trung tướng
        46 Thiếu tướng
        72 Chuẩn tướng

        Ba Muoi(30) tuóng khác bị Viet Công chúng anh bằt trong tổng số 173 tuóng tức là hơn 140 tuóng NGỤY bao gồm NGUYEN VAN THẸO cao bay xa chạy truoc’.

        con số này là ĐA SÔ’ chú khong phải là MỘT SỐ bỏ chạy truóc khi VC chúng anh vào nghen . 80% tuóng của NGỤY SAI GÒN vọt chạy truóc khi VC vào nghe chưa. Đừng có bốc phét bảo rằng ” Đúng, có một số đã làm như vây trong hoàn cảnh tuyệt vọng,”. Cái này gọi là LÁO TOÉT đó nghen.

        Tản Dư NGUY COCK còn khong biét là NGUY SAI GON có tỏng cọng bao nhieu tuóng cho nên bốc PHÉT mot cách hố hàng, hahhahahahhaahha.

        Phái nhin nhân dám tàn dư NGUY COCK rat dốt vè sử của chúng nó mạc dù tên nào củng là U80 hét cả rồi nhưng dốt vẩn lai hoàn dốt , maybe DỐT có NÒI tuc là DỐT GIA TRUYỀN., ekekekeke

    • Một con chó sủa trăng! Mày chui vào cái hang Pắc Pó của mày đi. Mày lãnh của đảng Bắc Cụ bao nhiêu tiền mà làm DLV tồi quá dzậy?

      • Ừ há , anh Phét chỉ nói thật lịch sữ thôi mà sao tên Ngụy cock này nổi nóng là thé nào hả hả.

        Thi dụ anh Phét nói là trong 173 tên tuóng của NGUY SAI GÓN thì bỏ chạy khỏi SAI GON truoc khi Viet Cọng chúng anh vào. Số còn lại khong chạy kịp là 38 tên tuóng. Sau này bọn này đuọc cho đi học tập cải tạo cho biét thé nào là………..YEU NUÓC.

        Đây là số tuóng của NGUY SAI GON đuoc ghi lại bỏi bu MẼO nè :

        01 Thống tướng
        05 Đại tướng
        49 Trung tướng
        46 Thiếu tướng
        72 Chuẩn tướng

        2/3 trong sô này đuọc thăng cấp tuóng sau khi LẬT ĐỔ và GIÉT CHÊT đuộc hai anh em DIỆM NHU.

        anh Phét đâu có nói láo gi đau nào.

        Vê việc NGUY SAI GON cỏi áo tuot quần tháo chạy và quăng súng liệng đạn là chuyen có thật 100%. Duoi đây là báo NEWYORK TIMES của MẼO tuòng thuật tại SAI GÒN ngày 29 tháng 3 năM 1975

        SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

        “Nam Viet Nam đả bỏ mất vủ khi và đạn duoc trị giá hơn 1 tỉ dollars chỉ trong vòng 2 tuần. Mot số nguồn tin đáng tin cạy từ Name Viet Nam ”

        nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

        Anh Phét trich dẩn tù nguồn đáng tin cậy à nghen. Khôngbiet’ cảm on anh PHéT lại còn hung hản là thé nào hả NGUY COCK

  3. Không biết có phải đây là chuyện thật hay hư cấu, nhưng phải nể phục nhà văn PTAN có lối bố cục chi tiết câu chuyện rất khít, và hơn nữa tác giả đã dẫn dắt người đọc từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác một cách hết sức thú vị!
    Cám ơn ông PTAN cho độc giả một bài quá hay!

  4. Chao ôi, lão Tàn Du ni cực kỳ là láo phét.

    Láo phet thư 1:

    Trích:

    “Đơn vị ông chắc luôn chiến thắng và tạo nhiều chiến công?

    – Đúng là chúng tôi đã chiến thắng hầu hết trên chiến trường, kể cả những trận chiến ác liệt nhất, nhưng rồi phải thua trận cuối cùng, khi chúng tôi không còn đủ đạn dược và điều kiện để phản công và lực lượng địch lúc ấy gấp chúng tôi từ 5 đến 10 có khi 20 lần. Vì vậy tôi mới có mặt ở đây.”

    Phản biện:

    Ông nói phét qu’a là đó nghe chưa. Ngụy Sai Gòn thằng hâu hết tren chien truong bao giò hả. Gần 10 năm MẼO đưa quân vào thì NGUY SAI GÒN chỉ làm tà lọt. Chỉ có 2 năm cuòi cùng sau khi MẼO rút đó là từ 1973-1975 các ong đuong đầu vói VIET CỘNG thì các ônng quăng súng liệng đạn bỏ chạy.

    Có đúng là các ông hết súng đạn để đánh nhau vói Viet Cộng hay là các ông bỏ chạy , quăNg súng liệng đạn , cỏi áo tuot quần.

    Chứng minh từ báo Newyork Tímes tuòng thuật vào ngày 29 tháng 3 năm 1975 về việc bỏ Pleiku và Banmethuot.

    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    “Nam Viet Nam đả bỏ mất vủ khi và đạn duoc trị giá hơn 1 tỉ dollars chỉ trong vòng 2 tuần. Mot số nguồn tin đáng tin cạy từ Name Viet Nam ”

    nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armoSAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army unitsred personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army units

    One source said that dozens of planes and helicopters, including A‐37 ground‐support fighter‐bombers, were left behind at Pleiku when troops began to withdraw. In the retreat from the highlands, said one Vietnamese source, there was “panic everywhere” and soldiers left behind virtually, all their heavy weapons

    Chién thăng nào mà hâu hết kháp chien truòng hả. PHÈT.

    Trích :

    “– Nhưng đọc trên báo chí, thấy hầu hết những tướng lãnh của ông đã bỏ chạy sang Mỹ trước ngày mất Sài gòn?

    – Đúng, có một số đã làm như vây trong hoàn cảnh tuyệt vọng, nhưng cũng có nhiều tướng lãnh đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng để rồi 5 vị tuẫn tiết cùng với nhiều sĩ quan và binh sĩ khác, và hơn 30 tướng lãnh khác đã bị CS cầm tù cùng với chúng tôi, hơn 15, 18 năm. Cậu có biết điều này? ”

    Phản biện:

    Lão Tàn Du NGụy này co biet là NGUY SAI GON có tỏng công bao nhieu tuóng không vậy?

    Theo nguồn của bu MẼO, Nguy SAI GON có 173 tên tuóng
    01 Thống tướng
    05 Đại tướng
    49 Trung tướng
    46 Thiếu tướng
    72 Chuẩn tướng

    Ba Muoi(30) tuóng khác bị Viet Công chúng anh bằt trong tổng số 173 tuóng tức là hơn 140 tuóng NGỤY bao gồm NGUYEN VAN THẸO cao bay xa chạy truoc’.

    con số này là ĐA SÔ’ chú khong phải là MỘT SỐ bỏ chạy truóc khi VC chúng anh vào nghen . 80% tuóng của NGỤY SAI GÒN vọt chạy truóc khi VC vào nghe chưa. Đừng có bốc phét bảo rằng ” Đúng, có một số đã làm như vây trong hoàn cảnh tuyệt vọng,”. Cái này gọi là LÁO TOÉT đó nghen.

    Phét thứ 3 :

    Trích “Tôi cũng kể chuyện của chính tôi đã từng đối xử nhân đạo với những tù binh cộng sản bị đơn vị tôi bắt ở An Khê, Kontum như thế nào, khi cậu ta hỏi tôi về nhà tù Côn Đảo mà cậu đã đọc trên các báo thân cộng tại Thụy Điển tuyên truyền.”

    Phản biện:

    Nhà tù CÔN ĐẢO, PHÚ LƠI, PHÚ QUỐC không phải là tuyên truyền mà đó là một thực tế. Môt thuc té bao gồm trên duói 120 ngàn tù nhân từ thòi DIỆM cho tói thoi THẸO đả ỏ trong đó và chịu tat cả các cực hình man rọ nhất còn hon thòi TRUNG CỔ. ”

    Bay nhieu thôi , anh Phét bận lắm. Vì thế để châm điêm bài viét này thì Anh Phét cho 2 điểm/10 và phạt Tàn Dư NGUY Phạm Tinh An ninh 10 roi và bắt quỷ gối trên vỏ sầu riêng về tôi BỐC PHÉT thiếu căn cơ.

    Anh Phét noi rôi đó nghen , Anh Phét là HUNG THẦN của Tàn Dư Ngụy Cock Sai Gon đó nghe. Nói phét là anh Phét phạt đó nghe.

      • Hahahhaha , đánh đấm thì như………….Kặc chó mà giò này còn bốc phét.hehhehehe.lol , chạy như chuột cống , cỏi áo tuọt quấn chạy long nhong giửa Saigon trua 30 tháng 4 1975 cả th’e giói đều tháy. NHỤC hay khong hả

        • No Star Where. Cộng Sản các bác sẽ theo sau tút suỵt . Tàu Bu Mẽo sắp đem cá sặc vào cho Hồ Chí Minh mút sờ ku

    • ”Môt thuc té bao gồm trên duói 120 ngàn tù nhân”

      “Ngụy” đánh trận vừa “dở” vừa “ác” nên chỉ mới bắt được 120 ngàn tù binh cộng sản, giam ở trại tù Phú quốc, ngoài trại tù thì có đến 200 ngàn cán bình cộng sản hồi Chánh

      ” cực hình man rọ nhất còn hon thòi TRUNG CỔ.”

      thời Trung cổ không có hội Hồng thập tự Quốc tế, mãi đến thế kỷ 20 mới có hội Hồng thập tự quốc tế, nhờ đó VNCH mới có “lực lượng Hồng thập tự quốc tế”, cho nhân viên Hồng thập tự quốc tế hàng tháng, hàng tuần vào “hành hạ” 120 ngàn tù binh vốn là lính Trần ích tắc hồ chí minh thuộc đạo quân viễn chinh cộng sản nhà nước tổ quốc xã hội chủ nghĩa tội ác, aka “VNDCCH” , con đẻ của trung cộng, sinh ra từ bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục, đánh thuê cho thực dân đỏ, phục vụ thực dân đỏ cắm cờ búa liềm lên đầu trí thức Bắc kỳ 75 hồ danh Phét Lác, đặt cái cờ đỏ sao vàng xuống dưới đít cờ búa liềm đưa Bắc kỳ vào cuộc nhập trung

    • Đưa đạo quân viễn chinh 1 triệu 400 ngàn tay súng AK đi xâm lăng VNCH, thì 120 ngàn bị bắt làm tù binh, 200 ngàn ra hàng, 1100000 bị triệt hạ, chết mất xác, phải lấy xương chó mèo thay thế để thờ cúng, việt công đánh giặc “giỏi” như vậy đấy!

      Cộng sản bắc kỳ, lính trần ích tắc hồ chí minh, đạo quân viễn chinh cộng sản VNDCCH chiếm đóng được VNCH là nhờ ăn may, cũng như lính trung cộng, quan thầy của trần ích tắc hồ chí minh & võ nguyên giáp & phạm đồng & trường chinh, diệt gọn mấy người lính hải quân ở Gạc ma, chiếm được gạc ma, là nhờ hành động bội tình của lê đức anh, đảng cộng sản Việt nam & nhà cầm quyền cộng sản CHXHCNVN & hải quân cộng sản VN.

      Cộng sản bắc kỳ, lính trần ích tắc hồ chí minh chiếm đóng được VNCH là nhờ có Trung cộng hối lộ Mỹ, xin Mỹ ngừng cung cấp vũ khí & đạn dược cho VNCH, trong khi Trung cộng thì vẫn giữ đúng hợp đồng Hoàng sa 1958, liên tục cung cấp dồi dào đủ thứ vũ khí đạn dược cho lính trần ích tắc hồ chí minh

      Trung cộng đem thị trường hơn 1 tỷ con người đang đói việc làm, đói tín dụng, đói hàng hóa gia dụng, thừa thời giờ, thừa lao động, thèm khát hàng hóa Tây phương, hối lộ cho Mỹ để được Mỹ che chở, ngăn ngừa Liên xô xâm lăng, để được Mỹ cho mở rộng ảnh hưởng xuống toàn bộ Đông Dương sau khi Trung cộng có Cừ Lộc Hồ chí minh & đảng cộng sản mao ít lao động bội tiunhf Việt nam, tiếp tay trung cộng, đã kiểm soát được bắc kỳ, đưa bắc kỳ nhập trung từ 1955.

      Với sự hối lộ của trung cộng, Mỹ đã ngừng cung cấp vũ khí & nhiên liệu & đạn dược cho VNCH (chỉ cần một lượng vũ khí tương đương 300 triệu đô la, quá nhỏ so với cường độ khốc liệt của cuộc chiến, là VNCH đã đẩy lui toàn bộ đạo quân viễn chinh cộng sản đánh thuê cho Trung cộng, khiến chúng phải ôm đầu máu chạy về phía bắc vỹ tuyến 17 như hồi năm Mậu thân 1968 việt cộng đã chạy) trong khi đó thì Trung cộng vẫn được Mỹ cho giữ đúng cam kết & hợp đồng Hoàng sa 1958 (do ủy viên cộng sản VN, chuyên gia ký văn tự bán nứoc Phạm Văn Đồng ký với trung cộng dưới sự chứng giám của trần ích tắc hồ chí minh) liên tục cung cấp, dồi dào, đủ loại vũ khí đạn dược tối tân của khối cộng sản, cùng gạo than mắm muối, từng cục đường cục muối (trí thức hà nội sĩ phu bắc hà xã hội chủ nghĩa vẫn không ngừng xưng tịung công ơn ấy trung cộng) nhờ vậy, nhờ được hưởng xái của Trung cộng, lính trần ích tăc hồ chí minh mới chiếm đóng được VNCH, chứ lính trần ích tắc hồ chí minh mà đánh đấm cái con tự do gì!

      Đưa 1400000 tay súng viễn chinh đi xâm lăng VNCH thì 120 ngàn bị bắt làm tù binh ngay tại trận tiền, 200000 ra đầu hàng, 1100000 bị bắn hạ, chết mất xác, đảng cộng sản VN, nhà cầm quyền cộng sản CHXHCNVN phải lấy xương chó mèo thay thế để thờ cúng!

      Nên biết, chỉ cần một lượng vũ khí tương đương 300 triệu đô la, quá nhỏ so với cường độ khốc liệt của cuộc chiến, là VNCH đã đẩy lui toàn bộ đạo quân viễn chinh cộng sản đánh thuê cho Trung cộng, khiến chúng phải ôm đầu máu chạy về phía bắc vỹ tuyến 17 như hồi năm Mậu thân 1968 chúng đã ôm đầu máu chạy về bắc.

      Chính là trí thức bắc kỳ 75 hổ danh Phét Lác cũng đã hơn một lần tuyên ngôn độc lập 2-9, rằng thì là mà, vì bị bỏ rơi, vì nghèo mà không biết bán nước cho tàu để mua vũ khí (như trần ích tắc hồ chí minh, như“nước VNDCCH” có cái cờ búa liềm ngồi trên đầu cái cờ đỏ sao vàng, có cái cờ tổ quốc nằm dưới đít cái cờ búa liềm, đã bán nước cho Tàu để được Tàu cung cấp vũ khí đi khủng bố bắn giết người Nam), nên VNCH đã không có nổi 300 triệu đô la để mua vũ khí & đạn dược & nhiên liệu, nên VNCH mới bị cộng sản chiếm đóng!

    • “Cái này gọi là LÁO TOÉT đó nghen”
      Láo toét hay không, hoảng loạn hay không, thì cũng chỉ là thua trận bỏ chạy, và bỏ chạy thì cũng chỉ là bỏ chạy để nhường cho người Việt Nam khác chiếm đóng, (nếu bọn cộng sản trần ích tắc hồ chí minh còn nhận là người Việt, không phải là con cháu mao trạch đông như trần ích tắc hồ chí minh và mao trạch đông đã tính với Mao Trạch Đông từ 1950), vẫn còn hơn, hơn hẳn bọn cộng cộng sản Việt Nam, trong cơn hoảng loạn vì bố Liên xô sụp đổ năm 1990.
      Trong cơn hoảng loạn trước viễn cảnh sẽ bị nhân dân VN lật đổ ngay nếu cộng sản VN, đảng cộng sản trần ích Tắc hồ chí minh không có một nước cộng sản lớn nào chống lưng đỡ đầu, thì cả lò nhà cộng sản VN, họ hàng hang hóc cộng sản VN, từ Đồng mù ở Hà nội đỏ đến Linh, Mười, đến tên nam kỳ phản bội Võ văn Kiệt …, đã nối đuối nhau lê lết sang Tàu quỳ gối xin tái nô thực dân đỏ Trung cộng hòng mong được Trung cộng tiếp tay chống lại nhân dân VN, bảo kê cho cộng sản VN & đảng cộng sản trần ích tắc hồ chí minh được giữ vững cái ghế đầu nậu VN tay sai Trung cộng

  5. Cám ơn tác giả đã cho đọc một câu chuyện sâu sắc, tuyệt vời. Rất đúng phong cách của một sĩ quan miền Nam (VNCH): hiểu biết, đạo đức, nhân bản.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên