Khẩu hiệu trên hầu như mọi người đều hầu như thuộc lòng đến không còn tra vấn gì nữa. Cộng thêm sự tuyên truyền của cộng sản hùa vào.
Trước 1975, có một bài hát của Trịnh Công Sơn (TCS), Gia tài của mẹ, do Khánh Ly hát thấm đẫm tình tự dân tộc, nói lên tâm trạng tủi nhục của người dân trong một nước nhược tiểu.
Bài hát với nội dung như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặcTầu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngăy
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ một nước Việt buồn…”
Tuy nhiên, bên cạnh tiếng nói thốt lên từ bom đạn của một người nghệ sĩ, còn có tiếng nói của lịch sử, và lịch sử có tiếng nói riêng của nó, và đó là trọng tâm của bài viết này.
Bởi vậy, cũng cần nhắc lại ở đây, về phía người cộng sản, sau 1975, họ cũng nhắc lại quá khứ lịch sử Việt Nam, cũng 1000 năm chống Tầu, cũng 100 năm chống Tây.
Dĩ nhiên, tiếng hát của TCS và quan điểm trình bày của người cộng sản không cùng tần số: một bên tình tự dân tộc, một bên là tham vọng chính trị.
Vậy thì đâu là sự thật lịch sử? Sự thật lịch sử có thể không nằm ở cả hai phía! Một bên coi là nô lệ, bên kia coi là chiến đấu!
Người ta còn nhớ Tổng Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười, một trong những nhân vật Việt Nam quan trọng hàng đầu của cộng sản, ngay cả khi ông ta đã về hưu, đã có dịp ghé Singapore vào tháng 10-1993. Ông đã than thở với ông Lý Quang Diệu như sau:
“He spoke with sorrow about Vietnam’s unhappy past – 1.000 years spent fighting China, another 100 years fighting French colonialism and imperialism, then fighting for independence after world war II. They have had to fight the Japanese, the French, the Americans, and later the Pol Pot clique. He did not mention China’s attack in 1979. For 140 years, the Vietnamese had successfully waged wars to liberate their country. Their war wounds were deep, their industries weak, their technology backward, their infrastructure deplorable.”(1)
(Ông ta [Đỗ Mười] buồn rầu phàn nàn với tôi về số phận không may của Việt Nam trong quá khứ. 1.000 năm phải lo chống Tầu, còn lại 100 năm nữa lo chống thực dân và đế quốc Pháp, rồi tranh đấu dành độc lập sau thế chiến thứ hai. Họ phải lo chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ và sau này chống tập đoàn Pol Pot. Ông ta đã không đả động gì đến cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979. Trong suốt 140 năm, người Việt Nam đã thành công tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng xứ sở của họ. Vết thương chiến tranh còn lâu mới lành được, kỹ nghệ của họ còn yếu kém, kỹ thuật còn lạc hậu, cơ cấu hạ tầng thật đáng tội.0
Đây là một luận điệu quá quen thuộc của người cộng sản.
Một mặt đổ vấy cho chiến tranh mọi hậu quả tai hại của nó, một mặt tránh né mọi trách nhiệm mà họ là kẻ chủ chốt gây ra. Mặt khác, họ lại tự hào đến lố bịch về khả năng chiến thắng mọi thế lực thù địch trên thế giới, ngay cả Trung Hoa nếu Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam.
Ông Lý Quang Diệu, trong lần gặp gỡ lần đầu tiên với thủ tướng Phạm văn Đồng đã đưa ra một vài nhận xét vắn gọn, cho thấy sự kiêu căng đến vô lý cũng như lý luận cứng nhắc cù nhầy của người cộng sản như sau:
“He came on 16 October 1978. I found him arrogant and objectionable. […] Now, Pham Van Dong, an old man of 72, showed that he was tough as nails. (…) Singapore had benefited from the Vietnam war, selling the Americans war material, hence it ours duty to help them. I was dumbfounded by their arrogant and belligerent attitude.”(2)
(Ông ấy đến thăm Tân Gia Ba vào ngày 16-10-1978. Tôi nhận thấy ở ông một thái độ trịch thượng đến chướng mắt. […] Phạm Văn Đồng lúc ấy là một ông già đã 72 tuổi mà vẫn còn tỏ ra cứng như đinh. (…) Ông cho rằng Tân Gia Ba đã được thừa hưởng những lợi nhuận từ chiến tranh Việt Nam, như bán các vật liệu chiến tranh cho Mỹ, nay thì đến lượt Tân Gia Ba có bổn phận phải giúp đỡ họ. Tôi thật điếng người đi trước thái độ trịch thượng và hiếu thắng của họ.)
Bài này viết nhằm nhìn lại, bạch hóa những ngộ nhận nhằm xóa trắng lịch sử, che đậy những ý đồ đen tối về lịch sử dân tộc Việt.
Về 1000 năm nô lệ giặc Tầu
Nước ta và nước Tầu trong 2000 năm lịch sử, ta ở phương Nam, Tầu ở phương Bắc. Thật sự cái biên giới nó không phân định đơn giản và cố định như thế. Không có cái kiểu phân định rõ rệt: Nam Quốc sơn hà Nam đế cư. Nói như thế là ta nói lấy được mà thôi!
Ngược lại, lịch sử cho thấy các vùng địa lý hai bên Bắc-Nam thay đổi từng thời kỳ, và thay đổi liên tục.
Nếu may ra có được một cái gọi là biên giới thì đó là một thứ biên giới không phân định (amorphous boundary) giữa Nam Bắc.
Nhưng nói chung hai bên đã có những liên hệ sống còn-vital region- liên ngành không tránh được về mặt địa lý, về xã hội, về văn hóa và nhất là về chủng tộc.
Người Tầu có cách phân định dòng giống Tầu -Hán tộc – (Sinitic chính gốc) và vùng biên địa – thuộc dòng man di, mọi rợ (non-Sinitic).
Nước ta thuộc vùng biên địa được kể là giống dân còn man di, mọi rợ!
Hãy khoan bàn đến đúng sai về nhận định của người Tầu!
Mới đây, tôi được đọc một tài liệu nhan đề Imperial China and Its Southern Neighbours(3) Cuốn sách có sự cộng tác của nhiều nhà sử học trên thế giới. Nhờ cuốn sách này đã giúp người đọc như tôi có những điểm nhìn trung thực hơn về sử học và về mối quan hệ Việt-Trung.
Và cũng hy vọng những người viết sử Việt Nam có cái nhìn khiêm tốn và khách quan hơn về sử Việt – tránh lối viết khống, khoác lác, không tài liệu dẫn chứng – viết cái gì ta cũng nhất, ta “đứng vững ngàn năm” như kiểu tác giả Ngô Nhân Dụng.
Trong lời đề tựa của cuốn sách, người chủ biên tập sách – ông Victor H. Mair, giáo sư đại học Pennsylvania đưa ra một vài nhận xét chủ chốt giúp người đọc hiểu được mối liên hệ Bắc-Nam như sau:
Thứ nhất, có một sự lấn lướt tiệm tiến của phía Bắc dần xuóng phía Nam vì có sự tranh chấp nội bộ mà có xu hướng chuyển dịch xuông phía Nam tìm một sự ổn định hơn. Dựa trên tài liệu của Harold J. Wiens trong cuốn: China’s March toward the Tropics – xuất bản 1954 và một tài liệu khác: C.P. Fitzgerald với cuốn The Southern Expansion of the Chinese People (1972).
Tác giả Victor H. Mair giải thích lý do tại sao có sự bành trướng của người Tầu xuống phía Nam?
Đó là lý do vì có sự thay đổi quyền lực từ sự sụp đổ của nhà Tây Tấn (265-316, Western Jin, 西晉) sang nhà Đông Tấn (317-420, Eastern Jin, 東晉). Sự khủng hoảng quyền lực ở trung nguyên, đưa đến việc điều chỉnh địa-chính trị khiến một một thiểu số dân phương Bắc cũng nhân dịp đó xuôi Nam trong mưu cầu bành trướng và đồng hóa..
Thứ hai, nhìn lại nhu cầu bành trướng xuống phia Nam về mọi mặt, từ địa lý chính trị đến văn chương, nghệ thuật, thương mại đến văn hóa vật thể (material culture) cho thấy nó không nhất thiết tác động một chiều – từ Bắc xuống Nam – mà có tác động nhiều mặt khác nhau – từ Nam tác động đến Nam – xuyên qua các vùng Đông Á và Đông Nam Á và xa hơn nữa.
Tác giả dưa ra hai bằng chứng là đạo Lão và thuật uống trà tưởng rằng đó là sản phẩm từ phía Bắc – nhưng thật sự là sản phẩm của người phương Nam – thường bị người Tầu coi là dân mọi rợ – nhập vào phía Bắc.
Công việc của các nhà nghiên cứu sử là đi tìm hiểu tại sao người phương Nam đã nhìn nhận văn hóa phương Bắc và đồng hóa nó, đồng thời nhìn nhận có một dòng chảy của văn hóa phương Nam đã sát nhập vào dòng chảy chính từ phía Bắc.
Nói tóm lại, sự bành trướng xuống phía Nam của nước Tầu là điều hiển nhiên được nhiều tác giả xác nhận.
Charles Patrick Fitzgerald trong cuốn The Southern Expansion of the Chinese People trong lời mở đầu viết, “Chinese influence, Chinese Culture and Chinese power have alwways moved southwward since the first age of which we have reliable historical evidence.”(4)4
(Ảnh hưởng của Trung Hoa, Văn hóa của Trung Hoa và quyền lực của Trung Hoa luôn luôn đi về phía Nam ngay từ thời kỳ đầu của niên đại khi mà chúng ta có được các bằng cớ lịch sử hiển nhiên đáng tin cậy.)
Ở một chỗ khác, ông viết:
“Vietnam is the country most open to Chinese expansion and occupation by land. The frontier, although passing along a mountains chain, afford more than one accessible pass, and the sea coast is but an extension the sea coast of the southern Chinese province of Kuangtung. The red river delta, the heart of northern Vietnam, is also the best and largest fertile plain south of the Yangtze estuary. Every circumstance seem to dictate that this adjacent country would become, and remain, a part of the Chinese world, and an integral part of the Chinese state.”(5)
(Việt Nam là nước mở rộng nhất cho sự bành trướng và xâm chiếm của Trung Quốc trên đất liền. Biên giới mặc dầu phải vượt qua dọc theo những rặng núi vẫn có nhiều đường đèo khó có thể qua được, và đường biển chỉ là đường nối dài của bờ biển phía Nam nước Tầu của tỉnh Quảng Đông. Đồng bằng sông Hồng – trái tim của miền Bắc Việt Nam – cũng là đồng bằng phì nhiêu và lớn nhất ở phía nam Trường Giang (sông Dương Tử). Cứ mỗi trường hợp được nêu ra thì hình như lại chỉ ra rằng cái xứ sở sát nách với nước Tầu sẽ trở thành một phần và sẽ mãi của Thế giới Trung Hoa, và một một thành tố không thể cách ly ra khỏi nước Tầu..).
Tuy nhiên, khi tìm đọc lại sử Việt, chúng ta gặp một khó khăn khó có thể vượt qua là tính tổng quát hóa sự kiện mà thiếu bằng chứng sử liệu. Hầu như người ta khó có thể tìm ra bất cứ sự thật nào trong các tài liệu sử Việt.
Việc truy tìm ra sự thật không phải dễ dàng gì.
Theo sử gia K.W. Taylor viết trong cuốn A History of the Vietnamese, ông cũng nhìn nhận như vậy:
“The Vietnamese past is full of personalities and events both obscure and famous, and often the obscure have had greater effect upon the direction of culture, society, and politics than have the famous. I have tried to move beyond the propaganda of memory and memorializing to display a thicker layer of information that has accumulated about people and events. My purpose in doing so is to evoke a sense of the past as alive in its old time.”
(Quá khứ của người Việt Nam thì đầy những nhân vật và những sự kiện rất lu mờ và nổi danh, và thường thì những sự kiện còn chưa rõ ràng thì lại có ảnh hưởng lớn đến lãnh vực văn hóa, xã hội và chính trị hơn là thứ nổi danh. Tôi đã phải cố gắng vượt lên trên các loại tuyên truyền ấy và trình bày bằng những dữ kiện có bề dày khả tín đã được thu tập về người và các dữ kiện. Mục đích của tôi khi làm như vậy là để khơi dậy một ý thức về quá khứ một cách sống động như thể nó đã là như thế ở trong quá khứ.)
Sau đây là những bằng chứng về việc chống lại sự xâm lược của Tầu trong suốt nhiều thế kỷ. Nó vừa chứng tỏ sức đề kháng kiên trì, sụ vận dụng được quần chúng tin tưởng và noi theo. Nhưng nó cũng cho thấy ngay sau đó lại có sự tranh chấp, các cuộc nổi dậy tranh dành quyền lực xảy ra liên tục giữa các triều đại.
Thật vậy, ba triều đại nhà Ngô (939-965), rồi nhà Đinh (968-980) rồi nhà Tiền Lê (980-009) được coi là độc lập sau cả ngàn năm Bắc thuộc mà cộng lại chỉ được hơn 70 năm.
Trong 70 năm ấy xảy ra nhiều loạn lạc nhiễu nhương mà theo tôi vì nước ta chưa thành hình một nhà nước có kỷ cương – một état đúng nghĩa có luật pháp, có uy quyền.
Ngô Quyền chức danh chỉ là một Tiết Độ Sứ do nhà Đường bên Tầu ban cho. Ông không bằng lòng rồi tụ xưng vương. Xưng vương rồi chưa kịp chỉnh trang, triển khai luật lệ của triều đại mới thì lại bị Đinh Tiên Hoàng xưng Đế vương.
12 năm sau, quyền bính lại rơi vào tay nhà Tiền Lê!
Tiếng là đã độc lập, đã tự chủ. Nước Tầu hầu như không can thiệp gì vào những biến động chính trị của Việt Nam. Nhưng liệu trong thời gian 70 năm với sự thay đổi ba triều đại, liệu người dân có được yên ổn làm ăn không?
Một điều nhận xét nữa là không chỉ nước ta mới có loạn, mà chính ngay tại nước Tàu cũng có nhiều xáo trộn tranh bá đồ vương. Và khi chính nước Tàu có loạn thì họ còn tâm trạng và ý đồ nào mà xâm chiếm nước ta? Có nghĩa là khi bên Tàu có loạn thì nước ta yên!!
Hết nạn Tam Quốc thì lại đến Ngũ Đại Thập Quốc (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu và Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Mân, Bắc Hán, Tiền Thục, Hậu Thục, Kinh Nam, Sở, Nam Hán) nên cho dù họ có muốn can thiệp vào nước ta cũng không được.
Điều nay cắt nghĩa rõ ràng tại sao ta được yên?
Tiền đề thứ nhất: Nước ta được yên vì bên Tầu có loạn
Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ là Khúc Thừa Dụ của Giao Chỉ
Sự kiện vắn vỏi của ba triều đại trên đã giúp chúng ta nhìn lại Sử Việt một cách khác hơn.
Căn cứ vào cuốn sách của giáo sư Nguyễn Phương – giáo sư sử của đại học Huế – cuốn Việt Nam thời khai sinh giúp triển khai chi tiết hơn.
Nói chung, hướng đi của lịch sử Việt Nam giống như nhiều nước khác: Một mặt chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi trước mọi cuộc xâm nhập. Mặt kia tìm cách bành trướng mở rộng biên cương xuống phía Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam xem ra bận tâm hơn với việc chống xâm lăng hơn là bành trướng xuống phía Nam.
Cuộc xâm lăng của đời nhà Tống sang Việt Nam là năm 981
Kể từ khi nhà Ngô dấy nghiệp, thời gian cũng đã trên nửa thế kỷ.
Đây là lần đầu nhà Tống sang quấy nhiễu nước ta vào năm 981. Họ mang theo hai đại quân, đường bộ vào Lạng Sơn, đường thủy vào Bạch Đằng. Và cả hai đạo quân đã bị quân ta đánh tan.
Lần thứ Hai, dưới thời nhà Nguyên. Năm 1285-1288
Khoảng cách giữa cuộc xâm lăng giữa đời nhà Tống sang đời Nhà Nguyên là gần ba thế kỷ – một khoảng thời gian khá dài so với đời người. Sở dĩ có một thời gian dài như vậy vì vua nhà Tống có biệt lệ không muốn kéo quân sang Việt Nam. Họ chỉ phủ dụ và khuyên răn vua quan Việt Nam mà thôi.
Tiếp đến nhà Lý lên ngôi – do Lý Công Uẩn cướp ngôi của vua ngọa triều. Triều Lý sau đó kéo dài được 9 đời từ 1010 đên 1224. Đây cũng đánh dấu thời đại thịnh trị của vua quan nhà Lý với sự phát triển mạnh của đạo Phật.
Tiền Đề thứ hai: Cái lý do chính yếu để cho người Tầu kéo quân sang chinh phạt Việt Nam, bởi vì phía Việt Nam có nội loạn, xâu xé lẫn nhau, tranh quyền đoạt vị.
Trừ trường hợp nhà Nguyên ra, tất cả các lần họ kéo quân sang đều do hoàn cảnh chính trị Việt Nam đã mở đường cho nạn Bắc phạt.
Cái tấm gương thượng bất chính gây nên sự chia rẽ, hận thù giữa dòng tộc hay ngoài dòng tộc là cái cớ sự cho người Tầu dòm ngó vào Việt Nam. Đó là trường hộp Lê Hoàn thoán đoạt ngôi vị của nhà Đinh, thời Lê Quý Ly tiêu diệt nhà Trần, thời Tây Sơn hoành hành mỗi lần ra Bắc.
Nếu ta không cử người qua cầu viện, năn nỉ thì không có vấn đề quân Tầu sang nước ta.
Cái điều ấy xảy ra nhiều lần cho một tiểu quốc và trở thành như số phận nhược tiểu rồi sau đó lại than vãn oán trách. Cộng sản Việt Nam huênh hoang 1000 năm chống Tầu mà họ quên rằng chính Hồ Chí Minh đã một mình lặn lội sang Moscou, rồi sang Tầu để năn nỉ họ giúp chống Pháp. Chống Pháp hay chống Mỹ sau này cũng là nhờ Tầu. Bài học lịch sử rõ ràng và rành rành ra đấy thế mà họ quên được sao?
Và lịch sử đã chứng minh là trong những tinh huống hỗn độn như thế thì người Tầu bất kể là nhà Tống hay nhà Minh hay nhà Thanh hay Mao Trạch Đông đều lợi dụng tình thế cất quân sang đánh.
Gánh nặng lịch sử trước sự đe dọa của Tầu Cộng bây giờ là bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam chứ không phải nhân dân Việt Nam.
Hồ Quý Ly đã lừa đảo Trần Nghệ Tông, đã giết Trần Thuận Tông, đã cướp ngôi Trần Thiếu Đế. Tất cả những việc làm vô đạo – lừa đảo ấy đều ứng vào Hồ Chí Minh cả.
Lịch sử đất nước ta có hai họ Hồ thì đều là loại xây đắp quyền lực bằng sự lừa đảo chứ không phải thực tài.
Làm sao có thể có một Lê Lợi thứ hai trong hoàn cảnh đất nước sôi sục này? Dân chúng đã mất niềm tin vào lãnh đạo. Trong khi đó, Tầu cộng chỉ cần không mở vòi nước đập thượng nguồn đủ biến đồng bằng sông Cửu Long khô cạn.
Và nay, nếu ta ngồi làm một con tính cộng sẽ cho thấy thời gian dành để chống Tầu và thời gian để chống nhau, thời gian chống nhau gần như chiếm phần lớn.
Thật không mấy khó khăn để làm con tinh cộng xem Trịnh-Nguyễn phân tranh là bao nhiêu năm? Tây Sơn-Nguyễn Ánh đối đầu với nhau là bao nhiêu năm, giữa bọn cộng sản với người Quốc Gia là bao nhiêu năm?
Cho nên cái chuyện 1.000 năm hay 100 năm vẫn là chuyện nhỏ.
Chuyện chính không phải giữa Địch với Ta mà là Ta với Ta. Giữa Người Việt với người Việt.
Về lịch sử 100 năm chống thực dân Pháp
Để có một khái niệm tương đối chính xác về sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam, thử làm một bảng tổng kết 100 năm triều đình nhà Nguyễn và 100 năm người Pháp sang cai trị nước ta như thế nào?
Khi viết những dòng này, tôi có được đọc cuốn sách của cụ Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp tại Việt Nam, xuất bản năm 2002, Paris và mới đây nhất của tác giả Nguyễn Quốc Trị nhằm biện hộ cho Nguyễn Văn Tường, cuốn sách nhan đề, Nguyễn Văn Tường (1824-1886) – Cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn. Tôi chỉ mới có cơ hội đọc bản giới thiệu của Thụy Khê.
Xem ra các tác giả vẫn muốn biện hộ cho một tinh thần yêu nước của giới quan lại trong triều đình, đồng thời gián tiếp nói tới một cái gì chưa tiện nói ra.
Như một cớ sự, họ nói xa gần đến một âm mưu muốn đồng hóa các giáo sĩ với các thế lực của thực dân nhờ thế hóa giải được trách nhiệm cũng như sự bất lực và yếu kêm của vua quan triều Nguyễn. Đồng thời muốn phủ nhận những đóng góp của Bá Đa Lộc đối với Nguyễn Ánh.
Tại sao phải làm như vậy thì tôi không được rõ.
Nhưng triều đình nhà Nguyễn, thay vì trực diện với người Pháp thì lại đi tìm một giải pháp dễ dãi là giết hại giáo dân và giáo sĩ.
Tôi có thể nói thẳng là giáo dân lúc bấy giờ phần đông đều là dân vạn chài, dốt nát, nghèo mạt rệp.
Họ không đủ tư cách để bán nước. Cho dù họ có muốn bán cũng không được.
Theo tác giả Nguyễn Duy Chính thì “Quan điểm này còn nhiều điểm cân đánh giá lại.”(6)
Một quan điểm dựa trên một hai vị giáo sĩ mượn tay người Pháp để có cơ hội truyền bá đạo mà những người đi trước như Cao Huy Thuần cũng đã từng nêu ra trong cuốn luận án của ông.
Đã có hằng trăm giáo sĩ đủ quốc tịch đã đến Việt Nam giảng đạo từ thế kỷ 15 trước khi người Pháp có mặt. Nào chỉ có thừa sai người Pháp? Và chế độ thuộc địa đã có mặt trên cả trăm nước trên thé giới! Vậy thì ở những nước ấy, thực dân chẳng lẽ cũng mượn tay các thừa sai để có cớ chính đáng đi chinh phục các nước đó chăng? Xin nghĩ xa thêm một chút!
Bài viết của tôi không có mục đích tranh luận về sử học, về chính sách của người Pháp tại Việt Nam. Mà chỉ nhằm đưa ra một sô sự kiện mà tự nó nói lên giúp người đọc tự mình chọn lựa một thái độ thích hợp.
Đối với tôi, thế là đủ.
Chúng ta đều biết rằng Gia Long lên ngôi năm 1802 đã có một số liên lạc tốt đẹp với người Pháp – nhất là với giáo sĩ Bá Đa Lộc. Sau đó mối liên hệ càng ngày càng trở nên xấu đi. Nhưng ít nhất, cho đến năm 1862 (hòa ước Nhâm Tuất) và Hòa ước Giáp Tuất (1874) người Pháp mới thật sự có mặt.
Triều đình nhà Nguyễn – trong hơn nửa thế kỷ – từ 1802-1862 đã xây dựng được gì cho xứ Bắc Kỳ, Nam Kỳ và cả Trung Kỳ?
Đó là điều chúng ta phải cố mà tìm hiểu.
Người Pháp chỉ thực sự chủ động từ 1862.
Và từ thời gian này cho đến khoảng 1905 nghĩa là 43 năm.
Họ đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho ít nhất xứ Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Tôi đã có dịp đọc cuốn La colonisation agricole au Viet Nam của Steve Déry (7). Trong đó tác giả trình bày bao quát về việc phá rừng, xử dụng nhân công người thiểu số sát nhập vào dân bản địa, hoặc đưa một số di dân từ Bắc vào Nam làm đân cạo mủ cao su.
Đây là một chương trình kinh tế đồng thời để xóa đói, giảm nghèo. Gián tiếp mà nói thì chế độ thực dân Pháp đã giúp Việt Nam từng bước phát triển như hệ thống cầu đường, hệ thống giao thông đường sắt, hệ thống sông ngòi.
Nếu ai đã có dịp sống ở nông thôn miền Bắc mới hiểu được sự nghèo đói nó như thế nào. Cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc. Người nông đân đôi khi chỉ có cái khố. Làm lụng vất vả, thay trâu cầy bừa. Chết không có đất chôn. Khổ sở trăm chiều!
Xin đừng có tự ái dân tộc. Xin nhìn vào hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ. Xin đừng ra rả chửi thực dân Pháp theo thói người cộng sản.
Dưới mắt tôi thì đây chỉ là một chinh sách kinh tế, giải quyết nạn nghèo đói. Chỉ có vậy.
Vua quan nhà Nguyễn có kế hoạch, có một chủ trương xóa đói giảm nghèo như thế không? Đầu óc vua quan nhà Nguyễn còn tối tăm, ngu đần – một chữ cũng Tầu – làm sao có những kế hoạch kinh tế như vậy?
Tôi đã có kinh nghiệm sống ở đồn điền cao su. Tôi nói ra một sự thật, nói có bằng chứng. Cảnh đánh đập công nhân trước đó có thể có, sau này tôi không thấy nữa. Thỉnh thoảng có các đoàn hát cải lương lưu động ở Saigon lên, ai có tiền thì đi coi hát. Nhà thờ cũng có. Thỉnh thoảng cũng có cha cố về.
Cuộc sống về vật chất và mọi mặt không phải lo. Cộng sản chẳng thể nào xâm nhập dụ đỗ được ai cả.
Mỗi công nhân cạo mủ được cấp một căn nhà gạch gồm hai gian, để ngủ, để ăn và tiếp khách. Đằng sau có bếp, có cầu tiêu. Bếp đun dầu hôi sạch sẽ gọn ghẽ. Gạo và các nhu yếu phẩm như nước mắm, cá khô, v.v. được sở đòn điền cung cấp với giá rẻ. Trẻ con có trường học, y tế miễn phí, lương phát mỗi kỳ dư ăn. Thịt cá, rau hoa quả có chợ, ai có tiền thì mua không thiếu. Chiều chiều, dân cạo mủ, các thày cô chú đi dạo trên những con đường quanh làng. Trẻ con, người lớn có sân đá banh và thường tổ chức thi đấu với các đội bạn. Có nghĩa địa dành cho người chết.
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng.
Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
Xem tiếp phần 2
———————-
Nguồn: Bài và chú thích của tác giả.
(1) Lee Kuan Yew, “From Third World to First”, trang 316
(2) Lee Kuan Yew, Ibid., trang 310-311
(3) Victor H. Mair và Liam C. Kelley, Ed., “Imperial China and Its Southern Neibourghs”, với sự cộng tác của nhiều sử gia khác, do Institute of Southeast Asian Studies, Singapore xuất bản 2015
(4) C.P. Fitzgerald, “The Southern Expansion of the Chinese People”, trang mở đầu.
(5) C.P. Fitzgerald, Ibid., trang 19.
(6) Nguyễn Duy Chinh, “Sự đóng góp của giám mục Pigneau de Beshaine vào công cuộc cải cách ở Gia Định”, trang 2
(7) Steve Déry, “La colonistion agricole au Việt Nam”, NXB Presses de l’Université du Qué
* Nhà văn Dương Thu Hương: ” Lãnh đạo Việt nam đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều ðình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả những người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác” .
* Nguyễn Minh Cần- Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội:
“Hiệp ước về biên giới ngày 30.12.1999 và Hiệp ước về lãnh hải Bắc Bộ ngày 25.12.2000 mà những kẻ cầm quyền XHCNVN đã tự tiện ký kết với Trung Quốc mà không công khai thảo luận dân chủ tại quốc hội, cũng như không dám công khai bàn bạc với quốc dân ðồng bào, do ðó ðã làm cho Tổ Quốc ta mất đi hàng mấy trăm cây số vuông lãnh thổ, trong đó có vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v… và hơn chục ngàn cây số vuông lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ!
* Bác sĩ Trần Đại Sĩ : Hai hiệp định này đều ký trong thời gian 1999-2000. Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:
– Ông Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,
– Ông TrầnÐức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước,
– Ông NôngÐức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội,
– Ông Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.
– Ông NguyễN Mạnh Cầm làm Bộ trương Ngoại-giaọ .
Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn. Nhượng vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, Nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.
Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000. Việt-Nam đã nhường cho Trung-quốc tới 9% lãnh hải vùng vịnh Bắc-Việt. Cái đau đớn là vùng nhượng là vùng: – Có nhiều hải sản về cá thu, cá song, cá hồng, mực, là những loại hải sản quý – Dưới đáy biển có mỏ hơi đốt, và dầu lửa. – Một số đảo trong vùng nhượng, thuộc Trung-quốc.
v…v…
Ông Dương Danh Dy là nhà ngoại giao có nhiều thập niên làm việc cho sứ quán CSVN tại Trung Quốc. Có thể nói được rằng Dương Danh Dy là người đứng hàng đầu trong số những người hiểu biết thấu đáo về quan hệ ngoại giao giữa CSVN và Trung Quốc trong hơn nửa thế kỷ qua.
Ngày 02 tháng 07 năm 2009 , nhân một cuộc phỏng vấn của ông Mạc Lâm, phóng viên đài Á Châu Tự Do, ông Dương Danh Dy cho biết:
“Trong chiến tranh chống Pháp, Trung quốc giúp CSVN bằng cách chuyển tải vũ khí từ nội địa Trung Quốc xâm nhập Việt Bắc. Muốn vậy, Trung Quốc phải xây dựng những tuyến đường chạy quanh co vượt núi băng đồi trên lãnh thổ Việt Nam. Sau này khi xảy ra những tranh chấp về biên giới Việt Hoa, đại diện của Bắc Kinh nói chắc như đinh đóng cột rằng: “Đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy.”
Ông Dương Danh Dy nhận xét: “Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy đúng là sự ngây ngô khờ dại.” Ông Dương Danh Dy kết luận: “Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân.Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi!”.
Câu chuyện của ông Dương Danh Dy gồm hai trọng điểm: Một là Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam dựa vào lý luận công trình xây dựng của Trung Quốc tới đâu, lãnh thổ của Trung Quốc mở rộng tới đó. Hai là ông Dương Danh Dy chỉ đề cập tới một hồ sơ mất đất. Trên thực tế, có rất nhiều hồ sơ mất đất. Trên thực tế, dọc theo biên giới Việt Hoa, CSVN đã để rơi vào tay Trung Quốc vô số đất đai của Tổ Tiên.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một vị tướng lão thành từng là đại sứ của CSVN ở Trung quốc nhiều năm, đã hiểu thế nào là ý đồ gian manh của chúng nên cụ đã có nhiều trăn trở:
“Trung quốc luôn nhắc“ 16 chữ” và“ 4 tốt” giả dối, nói trăm lời“ hữu hảo”, nhưng không ngừng lấn át, đe dọa và triển khai nhiều hoạt động thâm hiểm đối với ta. Chiếm đảo của ta, bao chiếm hải phận trong Biển Đông của ta với cái “ lưỡi bò” phi pháp; dùng tàu lớn (tàu“ lạ”) đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, tịch thu tàu, thuyền, ngư cụ của họ đòi chuộc và bắt phải nộp phạt…Gần đây họ tập trận gần Trường Sa nhằm uy hiếp ta.
“Trong đất liền, Trung quốc đã đứng chân được trên vị trí chiến lược Tây Nguyên xung yếu của ta, đã thuê dài hạn (50 năm) được hàng ngàn hécta rừng ven biên giới và đầu nguồn của nước ta, thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng nói là làm“ khu vui chơi giả trí”, xây bao kín, người Việt Nam không được đến, họ làm gì trong đó ai biết. Họ dùng thủ đoạn bỏ thầu“ thấp”, trúng thầu nhiều công trình trong Nam, trúng thầu xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện;họ dễ dàng đưa ồ ạt lao động của họ vào mà chúng ta không kiểm soát được. Đã có hàng vạn người Trung quốc rải khắp nước ta từ núi rừng đến đồng bằng, ven biển cũng không ai kiểm soát. Hàng hóa Trung quốc còn tràn ngập, chiếm lĩnh thị trường chúng ta…
“Tất cả tình hình trên đây cho thấy nước đang đứng trước nguy cơ trở thành chư hầu hoặc thuộc địa kiểu mới của Trung quốc, không chóng thì chầy. Độc lập tự do phải đổi bằng xương máu của hàng triệu người Việt nam ta, của nhiều thế hệ con em tinh hoa của dân tộc trong bao nhiêu năm trời rồi sẽ ra sao đây?”
(Bauxite Việt nam online ngày 23-4-2011)
*Nhà thơ Trần Trung Đạo: Ngày xưa “Ra khơi, thấy lòng phơi phới, thấy tình thế giới, thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới”, ngày nay mỗi chuyến ra khơi của ngư dân Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa là mỗi lần phó thác số phận không chỉ cho sóng to gió lớn mà còn trong những viên đạn không một chút xót thương của hải quân Trung Quốc. người bị giết, tàu bè bị đâm thủng, Ba mươi tám năm, nói như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa Tổ quốc tôi như miếng da lừa, một lần ước mất đi một góc, ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá, ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên. Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung Quốc .
*Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 2002 – 2013 đã có đến khoảng 2000 ngư dân Việt là nạn nhân của sự bạo hành của bọn đế quốc Trung cộng ở ngoài khơi quần đảo Hoàng sa, theo tác giả André Menras của phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát “. Ông đã lập một danh sách đầy đủ tất cả nhũng thuyền đánh cá của dân miền Trung bị tầu Trung Quốc phá hoại. Nhiều người đã bị chết, những người khác đã bị mất hết tài sản, mất cả tương lai, sức khỏe và mất cả con cái .
*Văn hóa ” quỳ mọp” của bè lũ Cộng sản VN trước Hán triều Bắc kinh khiến Biển Đông lọt vào tay bọn đế quốc Trung cộng, hậu quả là ngư dân Việt đành mò sang các nước láng giềng đánh trộm tôm cá để rồi bị bắt hàng loạt. Vô cùng nhục nhã !
Vài thí dụ điển hình như dưới đây :
* VOA- 23/9/2022 : Malaysia thả 37 ngư dân Việt Nam sau hơn 3 tháng giam giữ và phạt nhiều tỉ đồng
Trước đó vào ngày 11/6, tàu cá QNa 95005 TS của ông Trần Văn Mạnh và 42 ngư dân Việt Nam đã bị chính quyền Malaysia bắt giữ tại khu vực Tanjung Simpang Mengayau Kudat với cáo buộc đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của nước này.
*Thái Lan bắt ngư dân Việt ‘đánh bắt trái phép’
14 tháng 5 2015
Thái Lan đã bắt giữ 43 ngư dân Việt Nam trên năm tàu cá bị cho là đang đánh bắt trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền Thái Lan trên Vịnh Thái Lan, truyền thông nước này cho biết.
Hồi cuối năm ngoái, Thái Lan đã từng bắt giữ 54 ngư dân Việt Nam trên bảy tàu đánh cá cũng bị cáo buộc là đánh bắt trái phép tại Vịnh Thái Lan.
Những ngư dân này sau đó đã bị truy tố về tội thâm nhập lãnh hải Thái Lan.
Chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có hàng trăm ngư dân Việt Nam bị phía Thái Lan bắt giữ khi đang đánh bắt trên Vịnh Thái Lan, theo thống kê của chính quyền Thái.
Theo con số của Hải quân Thái cung cấp cho BBC thì tính từ ngày 14/10 năm ngoái cho đến vụ bắt giữ mới nhất này vào hôm qua thì đã có 75 tàu cá Việt Nam cùng 474 ngư dân Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ.
* Nam Dương thả nhiều ngư dân Việt Nam
24/5/2017
Indonesia đã bàn giao cho Việt Nam khoảng 100 ngư dân trong đợt thứ 5 trong năm 2017, không lâu sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa lực lượng tuần duyên hai nước. Tin từ phía Việt Nam cho biết 40 ngư dân Việt Nam đã lên máy bay về nước hôm thứ Ba, và số còn lại sẽ trở về Việt Nam trong những ngày còn lại trong tuần này.
Tính đến nay, hơn 300 ngư dân Việt Nam đã được thả trong khi hàng trăm người khác vẫn còn bị giam giữ vì bị cáo buộc đánh bắt cá trái luật pháp.
Luật sư Nguyễn Văn Đài từng tiếp xúc với các ngư dân Thanh Hóa nói với đài RFA:“ Họ nói họ chỉ ra ngoài biển độ 15 đến 17 hải lý thì đã bị lực lượng các tàu cá Trung cộng xua đuổi. Trong khi đó với khoảng cách 17 hải lý trở lại thì lực lượng Biên phòng hay các lực lượng Cảnh sát biển của Việt nam có thể ra đó để bảo vệ ngư dân nhưng ngư dân cho biết hoàn toàn vắng bóng các lực lượng thực thi pháp luật của Việt nam trong khu vực đánh cá của ngư dân như vậy”.
RFA- 15 tháng Tư năm 2018 : Ông Trần Triều Điển, ngư dân Đà Nẵng, tỏ ra bức xúc bởi các tàu hải cảnh Việt Nam cũng chẳng khác gì mấy so với cảnh sát giao thông trên bộ. Họ chủ yếu cho tàu nằm vào một vị trí nào đó để nghỉ ngơi, ăn chơi, thỉnh thoảng lại cặp tàu vào các tàu đánh bắt của Việt Nam để xin đểu một ít tiền, một ít hải sản mà ăn nhậu. Cuối cùng, ngư dân Việt Nam chẳng khác nào những nô lệ một cổ hai tròng trên biển. Nếu không may mắn thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm, đánh đập, ám toán, cướp giật… May mắn hơn một chút thì bị tàu cảnh sát biển Việt Nam ghé xin đểu một chút tiền, một chút hải sản. Nhìn chung là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.
Ông Trần Văn Hiền, ngư dân Thăng Bình, Quảng Nam chia xẻ rằng cảnh sát biển Việt Nam đều không có khả năng hoặc không muốn ứng cứu khi ngư dân Việt Nam gặp nạn.
v.v…
Aug 2023- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- Đại sứ tại Trung Quốc trong 14 năm , với 80 tuổi Đảng , 59 năm thâm niên cấp tướng , Ủy viên Trung ương Đảng :
“Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác lên làm Tổng bí thư. Hiện nay , ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn ngả về phía Trung Quốc, không có cái gì đứng giữa hai nước Mỹ-Trung đâu. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối.
“Sau khi từ Thành Đô trở về tháng 9/1990, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam kể từ đó đã lệ thuộc gần như toàn diện vào Trung quốc ! Ngoài việc để đường lối đối nội, đối ngoại và nền kinh tế VN lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung quốc, lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN đã không hề lên tiếng phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị kẻ thù xâm phạm, đặc biệt là sự kiện tháng 5/2014, khi Trung quốc coi thường luật pháp quốc tế, ngang ngược hạ đặt dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam! Trong các năm qua VN đã hai lần nhẫn nhục, chấp nhận đòi hỏi ngang ngược của TQ là VN phải dừng các dự án khoan thăm dò khí đốt, trong đó có Dự án tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam “.
Cựu đại tá cộng sản Bùi Tín : “ Hà nội đã bất lực để cho đế quốc Tàu cộng tung hoành biển Đông, chiếm đảo, chiếm biển của Việt nam, bắt bớ, tàn sát ngư dân Việt “.
Đại tá CS, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Dương (Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự – Bộ Quốc phòng): Tình trạng Đảng cứ để mất dần biển đảo vào tay Trung Quốc. Quân đội và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng bất lực để cho các tầu Trung Quốc, ngụy trang Hải giám, tự do tấn công, cướp tài sản của thuyền cá Việt Nam đánh bắt ở vùng Hoàng Sa, đôi khi cả ở Trường Sa, mà Đảng thì cứ cúi đầu vâng theo lời nguyền “vừa là đồng chí vừa là anh em” !!!
Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi : “Về quan hệ quốc tế thì Việt nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại, cả kinh tế lẫn chính trị: Biển đảo, đất đai biên giới của Việt nam bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lănh đạo Việt nam cam tâm im lặng”.
Nhà văn Dương Thu Hương- Từng phục vụ trong đoàn văn công Cộng sản Bắc Việt-: ” Lãnh đạo Việt nam đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều ðình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả những người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác” .
Giáo sư Mạc Văn Trang (Việt nam) : “ Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!? “.
Nhà báo Song Chi: Nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam từng phải thốt lên rằng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, ngay cả trong giai đoạn bị Trung Quốc đô hộ đi nữa, tương lai của đất nước này, dân tộc này lại u ám đến thế. Bởi lần này âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Cộng có sự tiếp tay của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí Bắc Kinh có thể khống chế, chiếm đoạt dần dần Việt Nam mà không cần phải nổ ra chiến tranh, theo đúng ý đồ “bất chiến tự nhiên thành”.
Trần Việt Phương- Trợ lý của thủ tướng Phạm Văn Đồng- “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước, chưa có thời nào ngây thơ (quốc tế vô sản) và mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ chí Minh”.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu : “Sự khiếp nhược trường kỳ gây đau thương vĩnh viễn cho dân tộc.
“…ai biểu tình giữ nước thì đuổi học, cho công an bắt bớ, nhốt vào nhà tù . Quân đội không bảo vệ được ngư dân nghèo đánh cá trên lãnh hải của mình, lại bảo quân đội không can thiệp vào chuyện dân sự, quân đội ở đâu khi tàu nước ngoài ngang nhiên xâm nhập hải phận nước mình để đánh phá, cướp bóc? Tất cả sự khiếp nhược ấy được núp dưới chiêu bài“ chiến thuật mềm”, kiên trì đàm phán song phương, ngoại giao hòa bình, giữ tình hữu nghị làm vốn quý(!)…
“Còn hèn và nhục nào hơn khi báo chí“ lề phải” không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự “tụ tập” chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung quốc (như vô tình hoặc vì sợ sệt), và khi được giải thích thì đã tự giải tán? Người đưa tin như thế thật không xứng đáng là một công dân nước Việt chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo? Còn hèn và nhục nào hơn mang danh hiệu trưởng một trường mà cấm và đuổi học sinh viên đi biểu thị lòng yêu nước?…”.
Thượng tướng Bùi Văn Huấn – Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị – trong một bài phỏng vấn đăng trên mạng lưới của Trung tâm Phát Triển Văn học Nghệ Thuật ngày 18/3/2012 khi trả lời về mưu toan chiếm đoạt Biển Đông của Trung Hoa , y đăm chiêu một lúc rồi nói với giọng thật buồn “Trung Quốc lấy cái gì của ta thì ta phải chịu thôi.”
Đại tá Nguyễn Đăng Thanh – phó tiến sĩ, nhà giáo nhân dân, giáo sư học viện Chính trị của Tổng cục Chính Trị – ngày 19 tháng 12 năm 2012, trước mặt những khoa trưởng, giáo sư đại học, trưởng phòng công tác chính trị, quản lý sinh viên, các bí thư đoàn , đã dạy mọi người phải đời đời nhớ ơn Trung Hoa, phải bỏ qua những va chạm hay bất đồng đáng tiếc , và đe dọa rằng những cấp lãnh đạo của trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sinh viên biểu tình chống Trung Hoa. Cuối cùng là lời khuyên “Phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa và có thế mới bảo vệ được sổ hưu khi về già!” .
v.v…
Người Pháp có công khai-hóa người Việt Nam.
Những trí-thức người Việt có tư-tưỡng tiến-bộ đầu tiên, là do Pháp đào-tạo.
Công lớn nhất của người Pháp là buộc người Việt Nam bõ chử Hán mà học chử Quốc Ngử.
Nó được thễ-hiện bằng một sắc-lệnh.
Nếu không có người Pháp thì cho đến giờ này học-sinh Giao Chỉ vẫn ê-a trong lớp học:
thiên trời, địa đất, cữ cất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước, tiền trước, hậu sau, ngưu trâu, mả ngựa, cự cưa, nha răng…
Đẹp mặt nhỉ!
Cái mõm của các nhà khoa-học đúng hay sai thì mặc mẹ họ.
Dân Việt Nam phầnn đông ít học, họ chẵng hiễu những sách-vở của các nhà khoa-học nói cái đếch gì, nói đúng hay nói sai.
Họ chống Tàu vi bản-thân họ, vì gia-đình họ, vì làng-xóm của họ.
4.000 năm dựng nước và giữ nước của người Việt Nam được đặt trên nền-tảng truyền-thống và truyền-truyền-thuyết, đến giờ vẫn vậy.
Các nhà khoa-học đếch có ãnh-hưỡng gì tới 4 ngàn năm xương-máu của họ.
Loại bài viết này có hại cho tinh-thần chống Tàu giữ nước, người đăng loại tài-liệu đễu này là có ý-đồ xấu.
Nó ẩn-ý nói rằng việc chống Tàu giữ nước là sai, là không có khoa-học, không đúng với sách-vở nghiên-cứu lịch-sử của bọn khốn-nạn xưng là nhà khoa-học.
Tóm lại, bọn mày biến về cái salon máy lạnh tăm-tối của bọn mày đi.
Cái hơi thở hôi-hám của bọn mày có hại cho tinh-thần chống Tàu giữ nước của người Việt Nam.
Cút đi.
Các cuộc khởi nghĩa nổi bật chống Trung Hoa:
– Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43)
– Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
– Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)
– Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548 – 571)
– Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)
– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
¬- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 – 791)
– Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ – Khúc Hạo (905 – 917)
¬- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 – 938)- (có sách chép là Dương Diên Nghệ)
– Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938)
– Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn (981)
– Cuộc kháng chiến chống nhà Tống thời nhà Lý (1077)- Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến
– Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên – Mông (1257)vào thời nhà Trần
– Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên – Mông (1285) vào thời nhà Trần
– Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên – Mông (1287) vào thời nhà Trần
– Cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ Quý Ly(1400 – 1407)
– Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418- 1428
– Phong trào Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân Xiêm La (Thái Lan), quân Mãn Thanh thắng lợi (1771 – 1784)
Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo . Với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm La .
Mùa Xuân 1789, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ ( tức vua Quang Trung) đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh .
Nước ta có bị Tàu đô hộ liên tục trong 1000 năm hay không ?
Theo sử gia Trần Trọng Kim trong bộ Việt Nam Sử Lược, thì nước ta hình thành từ năm 2879 trước tây lịch. Trong những ngàn năm đó, Trung Hoa cai trị chúng ta 4 lần, cộng chung 1,000 năm:
Lần thứ nhất, từ năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau tây lịch = 150 năm.
Lần thứ hai, từ năm 43 đến năm 544 = 501 năm.
Lần thứ ba, từ năm 603 đến năm 939 = 336 năm.
Lần thứ tư, từ năm 1.414 đến năm 1.427 = 13 năm.
Hồi trước, tôi có đọc được ở đâu đó rằng Trung Hoa cũng mấy phen bị các nhóm người “man di”( danh từ Trung Hoa dùng để nói về các giống dân sống gần nước Tàu) thống trị tổng cộng hơn 500 năm:
Kim 108 năm (1126-1234 dl)
Mông 134 năm (1234-1368 dl)
Mãn 267 năm (1644-1911 dl),
trong đó có 72 năm chung với các nước Âu châu (1839-1911 dl)
Theo tác giả Nguyễn Thanh Đức của hai quyển sách “Lược sử 7,000 năm tộc Việt” và “Nguồn gốc Việt Nam của bốn học thuyết Á Đông” thì :
Trung Hoa cũng mấy phen bị các nhóm người “man di”( danh từ Trung Hoa dùng để nói về các giống dân sống gần nước Tàu) thống trị tổng cộng hơn 500 năm:
Kim 108 năm (1126-1234 dl)
Mông 134 năm (1234-1368 dl)
Mãn 267 năm (1644-1911 dl)
Trích nhà báo Lưu Trọng Văn coong zai nhà haha thơ Nưu Trọng Niêu
“Hồ Chí Minh và Võ Văn Kiệt chính là hai nhà cách mạng thực tiễn vĩ đại và có sức hội tụ tinh hoa nhất của Dân tộc thời nay”
“ Chuyện chính không phải giữa Địch với Ta mà là Ta với Ta. Giữa Người Việt với người Việt.” . Tôi rất đồng ý với ý kiến này của tác giả .
Miền nam VNCH mất cho CSVN 1975 không phải vì người MN ủng hộ Việt Cộng . Cũng không do một lý do duy nhất , Mỹ bán đứng VNCH cho Tàu .
Chính vì VNCH không có được một lãnh đạo tài giỏi và sẵn sàng hy sinh vì tự do , dân chủ như Zelensky hiện nay .
Bởi thế ĐCSVN cũng dần hồi thất bại trước âm mưu xâm lược của Trung cộng , đưa dân tộc VN vào con đường nô lệ mất nước .
Chính mình hại mình . Chính những nhà lãnh đạo VN cùng những tổ chức của họ , vì danh lợi của bản thân và phe nhóm đã dồn dân VN vào chiến tranh hay nô lệ với ngoại bang .
Chia rẽ phá hủy chính nghĩa của bất cứ mọi tổ chức tử nhỏ cho tới lớn khi người lãnh đạo ích kỷ và thiếu tài năng . Đây cũng là “ chuyện chính là chúng Ta đối với Ta như thế nào “ của tác giả trong bài viết này .
CS thì muôn đời là bọn phản dân hại nước.
“tiếng hát của TCS và quan điểm trình bày của người cộng sản không cùng tần số”
Close enuff
Phải nói chuyện gì cũng có mặt phải mặt trái của nó , không như cộng sản chỉ bắt dân nhìn mặt nào có lợi cho chúng .Thí dụ dù bị mang tiếng thực dân đô hộ, nhưng chính người Pháp đã mang lại hay du nhập cuộc sống văn minh hiện đại như xây dựng đường xá, cầu cống , bệnh viện , thuốc men, nền giáo dục , trường học, luật pháp,tòa án, luật sư,..trong khi trước đó , trước khi Pháp vào dân VN chỉ biết xây đường đất, đi cầu ọm ẹp, chữa bệnh bằng lá cây bốc thuốc ( lang băm thịnh hành) , châm cứu, học trường mái lá ,..và nhất là dùng chữ Nôm hoặc chữ Hán rất bất tiện trong học hành ghi chép .Có lẻ chính vì thế mà Trần Độ, một trong những tướng cộng sản cầm quân trực tiếp đánh Điện Biên Phủ ( Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy nhưng ngồi ở hậu cứ an toàn xa tầm pháo địch !) lúc cuối đời đã nói rằng ” coi vậy mà thực dân Pháp có những cái tiến bộ hơn cộng sản ! ” .Chính vì nhận định này , ông Trần Độ đã bị truất hết quyền lợi chức vụ trong đảng cho đến nổi khi ông mất không ai được mang vòng hoa đến viếng !